Bà Rịa - Vũng Tàu cần tạo ra 'thỏi nam châm' để thu hút nhà đầu tư

Nhàđầutư
Giai đoạn 2021 - 2025, Ban quản lý các khu công nghiệp Bà Rịa Vũng Tàu phải cấp mới 188 dự án với tổng vốn đăng ký đầu tư 3,43 tỷ USD. Để đạt được mục tiêu này, Phó chủ tịch UBND tỉnh Lê Tán Quốc cho biết Bà Rịa Vũng Tàu sẽ phải tạo ra thỏi “nam châm” để hút nhà đầu tư.
GIA HUY
25, Tháng 06, 2020 | 14:21

Nhàđầutư
Giai đoạn 2021 - 2025, Ban quản lý các khu công nghiệp Bà Rịa Vũng Tàu phải cấp mới 188 dự án với tổng vốn đăng ký đầu tư 3,43 tỷ USD. Để đạt được mục tiêu này, Phó chủ tịch UBND tỉnh Lê Tán Quốc cho biết Bà Rịa Vũng Tàu sẽ phải tạo ra thỏi “nam châm” để hút nhà đầu tư.

To ra thỏi “nam châm” để hút nhà đầu tư

Để có thể đạt được mục tiêu này, sáng 25/6, Tỉnh ủy tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tổ chức Hội thảo mang tên: Các giải pháp nâng cao sức cạnh tranh, sức hút của các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh, xây dựng một số khu công nghiệp kiểu mẫu.

Hội nghị với sự góp mặt của bà Nguyễn Thị Yến - Phó Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, ông Lê Tấn Quốc - Phó chủ tịch UBND tỉnh, ông Kim Kwan Mook - Tổng giám đốc Kotra Hồ Chí Minh, GS. TSKH Nguyễn Mãi - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài... cùng các nhà đầu tư, doanh nghiệp trong và ngoài nước đang hoạt động tại các khu công nghiệp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Phát biểu khai mạc Hội nghị, ông Lê Tấn Quốc cho biết, từ năm 2015 - 2020, các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh thu hút được 6,713 tỷ USD vốn đầu tư, tổng diện tích đất sử dụng là 1.257ha.

20200625_093352

GS.TSKH Nguyễn Mại - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài phát biểu tại hội thảo.

Trong đó, có 228 dự án mới, với tổng vốn đầu tư đăng ký quy đổi tương đương là 1,745 tỷ USD, gốm 84 dự án FDI với vốn đầu tư đăng ký quy đổi tương đương là 4,968 tỷ USD, gồm 126 dự án FDI với vốn đầu tư đăng ký đạt 2,888 tỷ USD; 102 dự án có vốn đầu tư trong nước với vốn đăng ký đạt 47.959 tỷ đồng.

130 dự án điều chỉnh tăng vốn, có 29 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào các khu công nghiệp của tỉnh giai đoạn 2016 - 2020, trong đó nhà đầu tư lớn nhất đến từ Đài Loan, tiếp theo là Nhật Bản, Pháp, Hà Lan…

“Lợi thế lớn nhất trong thu hút đầu tư của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu là tỉnh có nhiều ưu đãi, có nhiều tiềm năng về phát triển công nghiệp và các loại hình dịch vụ cảng biển, dịch vụ đóng tầu, dịch vụ du lịch… Đặc biệt là hệ thống cảng nước sâu  Thị Vải - Cái Mép đã giúp hàng hóa tại các khu công nghiệp lưu thông tốt”, ông Quốc nói.

Cũng tại Hội thảo, ông Nguyễn Anh Triết - Trưởng ban Ban quản lý Các khu công nghiệp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (BIZA) đánh giá rằng thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp còn rất nhiều dư địa phát triển, còn rất nhiều cơ hội cho nhà đầu tư. Bởi lẽ, Bà Rịa - Vũng tàu có vị trí chiến lược trong không gian kinh tế khu vực trọng điểm Đông Nam bộ. Hệ thống cơ sở hạ tầng trọng điểm đang hình thành làm tăng cường khả năng cạnh tranh thu hút đầu tư như các cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, Bến Lức - Long Thành, cầu Phước An, sân bay quốc tế mới Long Thành.

Đặc biệt, tỉnh có các tuyến hàng hải kết nối thẳng đến châu Âu và Hoa Kỳ thông qua hệ thống cảng quốc tế Cái Mép - Thị Vải nên có nhiều tiềm năng về phát triển công nghiệp, các loại hình dịch vụ cảng biển, dịch vụ đóng tàu. Hơn nữa, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có nguồn tài nguyên và thiên nhiên phong phú, có các nhà máy nhiệt điện khí lớn, có ưu thế về đường ống dẫn khí gas thiên nhiên cung cấp đến tận các nhà máy tại các khu công nghiệp giúp cho các dự án giảm được chi phí, nâng hiệu quả.

Ông Lê Tấn Quốc cho biết, giai đoạn tiếp theo tỉnh sẽ phát triển theo hướng phát triển khu công nghiệp bền vững, sẽ tìm kiếm, chọn lọc những dự án tốt, đầu tư vào các lĩnh vực công nghiệp cao, vào các ngành và lĩnh vực Bà Rịa - Vũng Tàu có thế mạnh thu hút như dịch vụ logistics, cơ khí chế tạo, điện - điện tử, nhựa hóa chất, dầu khí… Trên cơ sở tuân thủ Chi thị số 43-CT/TU của Tỉnh ủy và Quyết định số 2214/QĐ-UBND ngỳ 16/8/2016 của UBND tỉnh ban hành về tiêu chí lựa chọn nhà đầu tư, thu hút đầu tư có điều kiện và tạm dừng thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh, đơn giản hóa các thủ tuchj và hướng dẫn cụ thể để nhà đầu tư nhanh chóng triển khai dự án như kế hoạch.

Triển khai Chương trình xúc tiến đầu tư, xây dựng cơ chế kết hợp xúc tiến đầu tư với xúc tiến thương mại và du lịch với các nước có tiềm năng như Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc, EU, Bắc Mỹ, Nga và Asian.

Thỏi “nam châm” chỉ thành công khi có đòn bẩy chính sách

Tại hội thảo, nhiều chuyên gia về kinh tế cũng như doanh nghiệp các khu công nghiệp cho rằng tỉnh cần nhiều thay đổi chính sách hơn để có thể hút được nhà đầu tư. Tại hội thảo, GS.TSKH Nguyễn Mại đưa ra gợi ý thay đổi với tỉnh. Cụ thể, thay đổi mô hình tăng trưởng, trong đó Bà Rịa - Vũng Tàu có lợi thế nổi trội so với nhiều địa phương khác, ngoài khơi là tài nguyên thiên nhiên như dầu khí, hải sản, nuôi trồng thủy sản, cảng biển nước sâu, vận tải biển, du lịch nghỉ dưỡng và hội họp, dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, ăn uống, vui chơi giải trí…

Những năm vừa qua, tỉnh đã phát triển khá nhanh và ổn định, trở thành địa phương có thu nhập cao sánh với TP.HCM và TP. Hà Nội, thu nhập/người năm 2019 trên 6.000 USD.

Tuy vậy, cơ cấu công nghiệp của tỉnh hiện nay chủ yếu là dầu khi, điện lực, sắt thép, hóa chất, vật liệu xây dựng; chưa phát triển thành trung tâm du lịch quốc tế có hạng trong khu vực ASEAN, dịch vụ ngân hàng, tài chính chưa tương xứng với lợi thế của địa phương.

“Trong bối cảnh mới của thế giới và của đất nước, tỉnh cần hướng trọng tâm vào đổi mới mô hình tăng trưởng lấy khoa học, công nghệ, nhân lực chất lượng cao làm cơ bản”, GS.TSKH Nguyễn Mại đề xuất.

20200625_093325

GS.TSKH Nguyễn Mại cho rằng tỉnh cần hướng trọng tâm vào đổi mới mô hình tăng trưởng lấy khoa học, công nghệ, nhân lực chất lượng cao làm cơ bản.

Về công nghiệp, nên khai thác tối đa lợi thế về dầu khí đề xây dựng hoàn chỉnh ngành công nghiệp dầu khí từ thăm dò và khai thác, lọc dầu, hóa dầu và công nghiệp sử dụng sản phẩm hóa dầu, nhiệt điện khí; giảm dần các ngành công nghiệp không phải là thế mạnh của tỉnh, chiếm dụng nhiều đất, gây ô nhiễm môi trường, phát thải khí nhà kính như gang thép, điện than; xây dựng một số ngành công nghiệp hiện đại như công nghệ thông tin, công nghệ số, công nghệ tương lai thích ứng với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và nhanh chóng chuyển đối sang kinh tế số.

Về du lịch, cần tận dụng thời gian trong giai đoạn giảm thiểu khách du lịch do dịch COVID-19, chuẩn bị điều kiện để xây dựng hệ thống du lịch quốc tế chất lượng cao, đặt ra mục tiêu và thời gian đạt đến đẳng cấp khu vực và quốc tế với phương án đồng bộ từ hoàn chỉnh cơ sở vật chất, thiết kế tour, tăng thêm sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao, sử dụng công nghệ thông tin hướng dẫn tham quan danh lam, thắng cảnh, nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ, nhân viên để đổi mới hoạt động du lịch của tỉnh, mang lại giá trị gia tăng cao hơn.

Về nông nghiệp, cần chuyển đổi cơ cấu cây trồng và vật nuôi sang nông nghiệp hữu cơ, kinh tế tuần hoàn, nông nghiệp xanh với một số sản phẩm quy mô lớn, trở thành nông nghiệp hàng hóa có giá trị sản phẩm/ha đạt được mức của các thành phố lớn.

Từ đó phát triển dịch vụ tài chính, tiền tệ, thương mại, logistich đáp ứng sự phát triển kinh tế- xã hội, xây dựng một vài đô thị thông minh.

Theo BIZA, trong 5 năm tới, các khu công nghiệp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đề ra mục tiêu thu hút 3,43 tỷ USD vốn đầu tư đăng ký mới và 2,07 tỷ USD vốn đăng ký tăng thêm với tổng diện tích đất thuê 970 ha. Điều này dẫn tới việc tỉnh sẽ đứng trước thách thức cần có các giải pháp nâng cao sức cạnh tranh, sức thu hút cho các khu công nghiệp, chuyển đổi mô hình khu công nghiệp kiểu mẫu mới theo hướng chuyên biệt, sinh thái và thông minh hơn.

Ông Kim Kwan Mook - Tổng Giám đốc KOTRA TP.HCM cho rằng để tăng sức cạnh tranh trong thu hút đầu tư nước ngoài các khu công nghiệp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cần tham khảo mô hình Khu kinh tế tự do Hàn Quốc (KFEZ). Các KFEZ là trung tâm kinh doanh quốc tế nơi tập trung nguồn vốn và thông tin toàn cầu, cung cấp môi trường quản lý lý tưởng cho các công ty đa quốc gia. KFEZ được chỉ định đặc biệt để cải thiện môi trường kinh doanh và môi trường sống cho các doanh nghiệp FDI.

“Trong các KFEZ, nhà đầu tư được miễn hoặc giảm thuế, thuế mua lại và thuế tài sản, nhận được hỗ trợ tài chính, cơ sở hạ tầng và tiền thuê. Mỗi KFEZ chỉ định các nhà quản lý dự án riêng lẻ hỗ trợ tất cả các thủ tục đầu tư. Các nhà quản lý dự án không chỉ cung cấp tư vấn kinh doanh cho các cơ hội đầu tư mới, hỗ trợ hành chính cho các vấn đề pháp lý, kế toán, quản lý thuế... Điều này sẽ giúp các nhà đầu tư đưa ra quyết định kinh doanh nhanh chóng”, vị đại diện KOTRA TP.HCM nói. 

Dưới góc nhìn nhà đầu tư hạ tầng khu công nghiệp, bà Nguyễn Thị Thảo Nhi - Tổng Giám đốc CTCP Thanh Bình Phú Mỹ, chủ đầu tư khu công nghiệp chuyên sâu Phú Mỹ 3 cho biết, việc thu hút FDI là cuộc cạnh tranh giữa các quốc gia có nguồn lực giới hạn. Ở đâu có môi trường đầu tư tốt, thể chế thuận lợi, thông thoáng, ổn định, mang lại lợi ích thì các doanh nghiệp sẽ tập trung đầu tư. Do vậy, việc tạo mọi điều kiện thuận lợi với nhiều cơ chế hỗ trợ sẽ tạo sức hút với các nhà đầu tư.

Từ thực tế thu hút đầu tư KCN chuyên sâu Phú Mỹ 3 (Khu công nghiệp được JICA lựa chọn là kiểu mẫu theo chương trình “Sáng kiến phát triển kinh tế dựa trên tiềm năng và lợi thế của tỉnh BRVT – PBEG”) dù có dịch vụ một cửa để hỗ trợ các nhà đầu tư về các thủ tục hành chính nhưng vẫn còn một số tồn tại nhất định.

Theo bà Nguyễn Thị Thảo Nhi, các tồn tại cần được khắc phục để các KCN nâng cao sức cạnh tranh, sức thu hút bao gồm: Thứ nhất, rút ngắn thời gian thực hiện các thủ tục liên quan tới đầu tư, môi trường, giấy phép xây dựng; thứ hai, các quy định về vận hành thử nghiệm công trình bảo vệ môi trường tại Nghị định số 40/2019/NĐ-CP có phần khắt khe và bất cập, gây khó khăn và kéo dài thời gian (từ 3- 6 tháng) triển khai dự án của các nhà đầu tư.

Ngoài ra, lãnh đạo KCN chuyên sâu Phú Mỹ 3 cũng cho rằng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cần tháo gỡ vướng mắc, cho phép chuyển cảng Hyosung từ cảng chuyên dụng phục vụ cho nhà máy, thêm công năng cảng khai thác thương mai để phục vụ cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy sản xuất.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp trong KCN đang cần bến cảng hàng lỏng để nhập nguyên liệu đầu vào cho nhu cầu sản xuất, trong khi các kho cảng hàng lỏng của Petro Việt Nam, Hải Linh đã hết tần suất khai thác. Do vậy, tỉnh cần bổ sung quy hoạch kho cảng hàng lỏng (Naptha, LNG, LPG…) tại khu vực Cái Mép – Thị Vải với công suất từ 100,000 tấn để đáp ứng nhu cầu.

Bà Nguyễn Thị Thảo Nhi cũng cho rằng hệ thống hạ tầng giao thông đường bộ cần được đẩy nhanh xây dựng như tuyến đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, cao tốc Bến Lức - Long Thành, cầu Phước An. Thêm nữa, chính sách lãi suất vay đầu tư phát triển công nghiệp cần được ưu đãi, chính sách tuyển dụng các chuyên gia, lao động có tay nghề cao và các thiết chế xã hội như các bệnh viện, trường học đạt chuẩn quốc tế nhằm tạo một môi trường sống tiện nghi an toàn cho các chuyên gia và đội ngũ lao động có tay nghề cao yên tâm công tác.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25157.00 25457.00
EUR 26777.00 26885.00 28090.00
GBP 31177.00 31365.00 32350.00
HKD 3185.00 3198.00 3304.00
CHF 27495.00 27605.00 28476.00
JPY 161.96 162.61 170.17
AUD 16468.00 16534.00 17043.00
SGD 18463.00 18537.00 19095.00
THB 674.00 677.00 705.00
CAD 18207.00 18280.00 18826.00
NZD 0000000 15007.00 15516.00
KRW 0000000 17.91 19.60
       
       
       

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ