[Ảnh] Mặt bằng trung tâm thương mại tại TP.HCM 'ảm đạm' hậu COVID

Nhàđầutư
Sau hơn nửa tháng TP.HCM cho phép người dân được hoạt động trở lại, các mặt bằng nhà phố cho thuê cũng đang dần được lấp đầy, trong khi đó, trái ngược lại mặt bằng cho thuê tại các trung tâm thương mại vẫn trong tình trạng “ảm đạm” vắng khách thuê, đặc biệt là mặt bằng cửa hàng thuộc ngành F&B.
LÝ TUẤN
23, Tháng 10, 2021 | 16:03

Nhàđầutư
Sau hơn nửa tháng TP.HCM cho phép người dân được hoạt động trở lại, các mặt bằng nhà phố cho thuê cũng đang dần được lấp đầy, trong khi đó, trái ngược lại mặt bằng cho thuê tại các trung tâm thương mại vẫn trong tình trạng “ảm đạm” vắng khách thuê, đặc biệt là mặt bằng cửa hàng thuộc ngành F&B.

Câu chuyện mặt bằng cho thuê để trống, hoàn trả,... thời gian qua không còn xa lạ, kể từ khi dịch COVID-19 xuất hiện đến nay, đặc biệt là tại TP.HCM đợt dịch thứ 4 bùng phát đã gây ảnh hưởng nặng nề đến thị trường mặt bằng bán lẻ. Dù vậy, sau thời gian nỗ lực phòng chống dịch, TP.HCM và một số tỉnh thành tại phía Nam đã bắt đầu mở cửa trở lại, đi cùng với đó là các cửa hàng, cửa tiệm, các dịch vụ ăn uống cũng đã được phép hoạt động (bán mang đi), người dân cũng đã được di chuyển không còn phải cách ly ở nhà.

Tuy nhiên, điều đáng nói, sau hơn nửa tháng TP.HCM cho phép người dân hoạt động trở lại, trái ngược với việc các mặt bằng mặt tiền đường, nhà phố cho thuê,... đang dần được lấp đầy sau thời gian đóng cửa, thì mặt bằng cho thuê tại các trung tâm thương mại lại đang trong tình trạng “ảm đạm”, vắng khách thuê.

Ghi nhận của phóng viên Nhadautu.vn tại một số trung tâm thương mại lớn trên địa bàn TP.HCM như:  AEON Mall (quận Bình Tân), Siêu thị GO,… cho thấy, nhiều gian hàng vẫn còn để trống, đặc biệt là mặt bằng thuộc ngành F&B (nhà hàng và quầy uống) đang phải đóng cửa, trùng mền, thậm chí là trả mặt bằng dù đã được phép hoạt động trở lại.

z2869661101752_96ee87c7f1

Toạ lạc tại quận 1, được biết đến là một trong những khu vực mua sắm sầm uất nhất TP.HCM, tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, dù TP.HCM đã cho phép hoạt động trở lại hơn 1 tháng qua, nhưng nhiều cửa hàng F&B trong trung tâm thương mại này vẫn đang trùm mền.

z2869661091468_6e6089b984

Đặc biệt, nhiều gian hàng thậm chí còn gỡ biển hiệu, dọn sạch hàng hoá và trả lại mặt bằng. 

z2869661091754_03bd2ed14b

Một nhân viên tại trung tâm thương mại cho biết, từ giữa tháng 6 đến nay, đã có một số nhãn hàng “dứt áo ra đi" vì thời gian giãn cách kéo dài khiến họ không thể cầm cự.

z2869661094654_35cb525af7

Tương tự, AEON Mall Bình Tân cũng là một trong những địa điểm mua sắm ăn uống được nhiều người lui tới, dù vậy, khu ẩm thực tại trung tâm thương mại này vẫn đang trong tình trạng rào chắn chưa thể hoạt động trở lại.

z2869661086248_6efb8a4ac1

Thang máy lối đi lên khu ẩm thực AEON Mall Bình Tân tạm thời ngừng hoạt động vì nhiều cửa hàng F&B vẫn đang trong tình trạng đóng cửa.

z2869661063863_88144e497b

Tại khu vực bán hàng hóa, thực phẩm, chỉ lác đác một vài shipper (giao hàng). Theo một nhân viên làm việc tại AEON Mall Bình Tân, việc các chuổi cửa hàng F&B tại trung tâm vẫn chưa hoạt động trở lại là do hiện TP.HCM vẫn chưa cho ngồi tại chỗ mà chỉ được bán mang đi, mặt khác, để đảm bảo an toàn phòng chống dịch bệnh, việc ra - vào trung tâm thương mại buộc phải kiểm tra, khai báo,... nên đây cũng là một bất cập đối với các shipper và người dân có nhu cầu ăn uống tại AEONMall Bình Tân.

z2869661052700_1d9047f075
z2869661056250_3fc7b1b2ac

Tình trạng mặt bằng cho thuê bỏ trống "nhan nhản" tại một số siêu thị cũng diễn ra, đa phần khách thuê đều trả lại mặt bằng vì không đủ khả năng chi trả tiền thuê.

z2869661069211_78649f438d

Một nhà hàng ẩm thực trong siêu thị GO vẫn đang đóng cửa dù dịch vụ ăn uống đã được phép hoạt động cách đây hơn 1 tháng.

z2869661101750_15bc10a25e

Tại các trung tâm thương mại, lượng khách đến mua sắm vẫn khá thưa thớt.

z2869661066652_6d50b7f689d28a8edec27e89c1a5e4a4

Theo báo cáo thị trường bất động sản TP.HCM quý III/2021 của CBRE Việt Nam, thị trường bán lẻ không có nguồn cung mới và tổng nguồn cung bán lẻ tại TP.HCM giữ nguyên mức 1.068.128 m2. Giá chào thuê khu trung tâm giữ nguyên mức 137 USD/m2/tháng và giá chào thuê khu ngoài trung tâm giảm 3,8% so với quý trước, đạt 32,6 USD/m2/tháng, do các chủ đầu tư chủ động đưa ra mức giá ưu đãi cho những mặt bằng còn trống, tuy vậy diện tích thuê mới không đáng kể.

z2869661101749_5902b5e458

Bà Phạm Ngọc Thiên Thanh, Phó Giám Đốc, Bộ phận Nghiên cứu và Tư vấn, CBRE Việt Nam cho biết, thị trường sẽ tiếp tục trầm lắng trong giai đoạn cuối năm do tình hình kiểm soát dịch bệnh vẫn trong giai đoạn nước rút. Trong thời gian tới, các dự án trung tâm thương mại đặc biệt là trung tâm thương mại quy mô lớn cần điều chỉnh phù hợp chính sách cho thuê, hỗ trợ cũng như thay đổi cơ cấu ngành hàng để phù hợp với nhu cầu thuê hiện tại của các nhãn hàng. Xét đến yếu tố vĩ mô, chỉ khi nền kinh tế hồi phục đi kèm với thu nhập người dân tăng trở lại, thị trường bán lẻ mới có thể bước vào chu kỳ phát triển mới.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25157.00 25457.00
EUR 26777.00 26885.00 28090.00
GBP 31177.00 31365.00 32350.00
HKD 3185.00 3198.00 3304.00
CHF 27495.00 27605.00 28476.00
JPY 161.96 162.61 170.17
AUD 16468.00 16534.00 17043.00
SGD 18463.00 18537.00 19095.00
THB 674.00 677.00 705.00
CAD 18207.00 18280.00 18826.00
NZD 0000000 15007.00 15516.00
KRW 0000000 17.91 19.60
       
       
       

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ