46 công ty thuốc nước ngoài nằm trong 'danh sách đen': Nhiều công ty từng bị Bộ Y tế rút giấy phép

MINH THUÝ
07:02 29/12/2020

Trong danh sách 46 công ty nước ngoài sản xuất thuốc không đảm bảo chất lượng mà Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa công bố, có công ty đã vi phạm tới 12 lần.

vt-nha-thuoc-750

Cần ngăn chặn thuốc vi phạm chất lượng lọt vào các nhà thuốc (ảnh: Thanh Hằng)

Sau quá trình kiểm tra, giám sát các loại thuốc được nhập khẩu do công ty nước ngoài sản xuất, cùng với kết quả giám sát chất lượng thuốc lưu hành, Cục Quản lý Dược đã công bố danh sách các công ty nước ngoài có thuốc vi phạm chất lượng. Đây là đợt công bố thứ 33 của Bộ Y tế trong việc rà soát các cơ sở có thuốc vi phạm, các cơ sở sản xuất thuốc nước ngoài đủ điều kiện rút tên ra khỏi danh sách phải lấy mẫu kiểm tra chất lượng 100% lô thuốc nhập khẩu.

Theo Cục Quản lý Dược, có tới 46 công ty nước ngoài có thuốc vi phạm chất lượng, phải lấy mẫu kiểm tra chất lượng 100% lô thuốc nhập khẩu.

Trong số 46 công ty nước ngoài sản xuất thuốc không đảm bảo chất lượng công bố đợt này, có tới 31 công ty của Ấn Độ; 5 công ty Hàn Quốc; 2 công ty của Trung Quốc; 2 công ty Pakistan; 2 công ty của Mỹ; 1 công ty của Bangladesh; 1 công ty của Italy; 1 công ty của Nga và 1 công ty Thái Lan.

Cả 46 công ty nước ngoài sản xuất thuốc vi phạm chất lượng đến từ 9 quốc gia (Ấn Độ, Hàn Quốc, Trung Quốc, Pakistan, Mỹ, Banladesh, Italy, Nga, Thái Lan) đều nằm trong danh sách tái phạm, bởi đã bị Cục Quản lý Dược công bố từ đợt trước. Đáng nói là có nhiều công ty từng bị Bộ Y tế tước giấy phép hoạt động hoặc bị xử lý hành chính vì vi phạm về chất lượng thuốc nhưng vẫn tiếp tục tái phạm.

vt-thuoc-7587

Thuốc là mặt hàng được người dân luôn tin tưởng, nhưng vẫn có nhiều công ty ngang nhiên vi phạm về chất lượng

Vi phạm nối tiếp vi phạm

Có thể thấy, số lượng công ty Ấn Độ đứng đầu trong các công ty nước ngoài sản xuất thuốc vi phạm chất lượng. Trong những công ty này, Công ty Syncom Formulations (India) Ltd đã vi phạm tổng cộng 4 lần ở mức 3 và 12 lần ở mức 2. Đây là công ty nước ngoài có số lần vi phạm nhiều nhất về tiền kiểm và hậu kiểm.

Trước đó, Công ty Syncom Formulations (India) Ltd đã bị Cục Quản lý Dược phạt 130 triệu đồng vì sản xuất 3 lô thuốc viên nén bao phim Cefdoxm không đạt yêu cầu chất lượng mức độ 3 và sản xuất 4 lô thuốc bột pha tiêm Ximfix, không đạt yêu cầu chất lượng mức độ 2. Thậm chí Công ty này còn bị Cục Quản lý Dược tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động về thuốc và nguyên liệu làm thuốc tại Việt Nam do Bộ Y tế cấp.

Rõ ràng, Công ty Syncom Formulations (India) Ltd đã có nhiều vi phạm từ trước và mặc dù bị xử phạt nặng nhưng đến nay, việc vi phạm về chất lượng thuốc vẫn tiếp tục tái diễn.

Có số lần vi phạm cao đứng thứ 2 sau Công ty Syncom Formulations (India) Ltd là Công ty INDIA AMN Life Science Pvt., Ltd của Ấn Độ với 3 lần vi phạm mức 3 và 5 lần vi phạm mức 2. Trước đó, thuốc điều trị nhiễm khuẩn và hạ sốt có tên Ampodox 200 (Cefpodoxime Proxetil Tablets USP 200mg) do Công ty INDIA AMN Life Science Pvt., Ltd sản xuất đã bị đình chỉ lưu hành vì không đạt chỉ tiêu chất lượng về độ hòa tan.

Được biết, thuốc Ampodox được chỉ định trong điều trị các trường hợp nhiễm khuẩn gây ra bởi các vi khuẩn nhạy cảm như: Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên (gồm: Viêm xoang cấp, viêm tai giữa, viêm amidal, viêm hầu họng); nhiễm trùng đường hô hấp dưới (gồm: Viêm phế quản, viêm phổi cấp tính và giai đoạn cấp tính của viêm phổi mãn, viêm phổi mắc phải ở cộng đồng); nhiễm trùng da…

Sau Công ty Công ty INDIA AMN Life Science Pvt., Ltd là Công ty Marksans Pharma Ltd cũng của Ấn Độ với 5 lần vi phạm mức 3 và 2 lần vi phạm mức 2. Sáu năm trước, Công ty này từng bị Cục Quản lý Dược rút giấy phép hoạt động ở Việt Nam cũng vì hành vi sản xuất thuốc không đạt yêu cầu chất lượng.

Tương tự, Công ty Minimed Laboratories Pvt., Ltd của Ấn Độ đã vi phạm tới 6 lần mức 3 và 2 lần ở mức 2. Trước đó, công ty này đã sản xuất, cung cấp thuốc Doxycycline capsules BP 100mg không đạt yêu cầu chất lượng mức độ 2 theo quy định của pháp luật. Do đó, đại diện của Công ty Minimed Laboratories Pvt., Ltd là Công ty Flamingo Pharmaceuticals Ltd, India đã bị phạt 70 triệu đồng vì hành vi này.

co-quan-chuc-nang-kiem-tra-thuoc-nhap-khau-8174

Cơ quan chức năng kiểm tra thuốc (Ảnh minh hoạ)

Đáng chú ý, ngoài những công ty ở Ấn Độ có vi phạm còn có 2 công ty của Mỹ là Công ty ADH Health Products Inc; Công ty Robinson Pharma Inc và 1 công ty của Nga là Công ty Sintez Joint Stock Company đã sản xuất thuốc kém chất lượng.

Trước đó, thuốc Oyster Shell Calcium Tab (thuốc biệt dược phòng bệnh xương) do Công ty ADH Health Products Inc (Mỹ) sản xuất đã bị Cục Quản lý Dược thu hồi do không đạt tiêu chuẩn chất lượng về chỉ tiêu định lượng Vitamin D2.

Còn Công ty Robinson Pharma Inc (Mỹ) đã bị phạt 80 triệu đồng, tước giấy phép hoạt động ở Việt Nam do sản xuất 4 loại thuốc kém chất lượng gồm: Thuốc viên Sark Cartiligins; thuốc Triple – Strength Glucosamin; thuốc Glucosamin (lọ 60 viên nang cứng) và thuốc Glucosamin (6 vỉ x 10 viên nang cứng).

Đặc biệt, Công ty Sintez Joint Stock Company của Nga đã từng bị hệ thống kiểm nghiệm thuốc kiểm tra 100% số lô thuốc nhập khẩu; thuốc Omeprazole Capsules 20mg (trị trào ngược dạ dày thực quản, loét dạ dày tá tràng) do Công ty Sintez Joint Stock Company sản xuất đã bị Cục Quản lý Dược thu hồi do không đạt tiêu chuẩn chất lượng về chỉ tiêu độ hòa tan trong môi trường acid và độ hòa tan trong môi trường đệm.

nguoi-dan-cho-lay-thuoc-8327

Người dân mua thuốc ở bệnh viện (Ảnh: Minh Thuý)

Các Công ty của Mỹ, Ý và Nga đều là những nước có tiêu chuẩn về thuốc rất khắt khe. Tuy nhiên, thực tế cho thấy vẫn có những công ty sản xuất thuốc không đảm bảo chất lượng, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại tới sức khoẻ người tiêu dùng.

Kiểm tra 100% lô thuốc nhập khẩu

Hằng năm, các hệ thống kiểm nghiệm thuốc thường lấy khoảng 40.000 mẫu thuốc trên thị trường để giám sát chất lượng. Việc lấy mẫu được thực hiện theo kế hoạch để phát hiện những loại thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng.

Theo Cục Quản lý Dược, thuốc trước khi đưa ra lưu hành trên thị trường phải được Bộ Y tế thẩm định hồ sơ đăng ký, bao gồm nguyên liệu, quy trình sản xuất, tiêu chuẩn chất lượng, độ ổn định và dữ liệu lâm sàng. Nhà sản xuất phải đáp ứng điều kiện sản xuất (GMP), phải tuân thủ đúng hồ sơ đăng ký thuốc đã được phê duyệt trong quá trình sản xuất và phải kiểm tra chất lượng đáp ứng tiêu chuẩn đã được đăng ký trước khi đưa thuốc ra thị trường.

vt-nha-thuoc-2-6215

Cần quản lý chặt chẽ để ngăn chặn thuốc kém chất lượng lưu thông trên thị trường (ảnh: Thanh Hằng)

Khi đưa thuốc lưu hành trên thị trường, cơ sở sản xuất/nhập khẩu thuốc phải tự giám sát và chịu trách nhiệm đối với chất lượng thuốc do cơ sở mình sản xuất. Sau đó, cơ sở sản xuất/nhập khẩu thuốc phải báo cáo cho cơ quan quản lý khi phát hiện thuốc có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khoẻ người sử dụng và chịu sự lấy mẫu, giám sát của cơ quan quản lý.

Vì thế, việc lấy mẫu kiểm tra 100% lô thuốc nhập khẩu của các công ty nước ngoài sản xuất thuốc vi phạm chất lượng đóng vai trò vô cùng quan trọng để phát hiện những lô thuốc kém chất lượng, kịp thời xử lý nhằm bảo vệ sức khoẻ của người dân.

Ngoài ra, Cục Quản lý Dược cũng đã yêu cầu Sở Y tế các tỉnh, thành phố chỉ đạo các đơn vị thanh tra, quản lý dược và kiểm nghiệm thuốc thuộc Sở phải kiểm tra, giám sát việc chấp hành các quy định về kiểm tra chất lượng thuốc nhập khẩu lưu hành trên địa bàn quản lý và xử lý các tổ chức/cá nhân vi phạm theo quy định.

Mặc dù vậy, thực tế cho thấy một điều rất đáng lo ngại là, nếu những loại thuốc do các công ty nước ngoài sản xuất không đạt chất lượng mà trà trộn được vào bệnh viện và các có sở y tế thông qua đấu thầu, hay lọt vào nhà thuốc bệnh viện hoặc được lưu hành trên thị trường, thì hậu quả đối với sức khoẻ của người dân là rất khó lường.

Vì vậy, thiết nghĩ, cơ quan chức năng cần có chế tài để không cho phép các đơn vị nước ngoài liên tiếp vi phạm được cung cấp thuốc vào Việt Nam, đồng thời tăng cường truyền thông để người dân tránh mua sản phẩm của các công ty này. Bởi thuốc là hàng hóa đặc biệt, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe con người.

Cùng với việc công bố danh sách 46 công ty nước ngoài sản xuất thuốc vi phạm, Cục Quản lý Dược đã rút tên 3 công ty ra khỏi danh sách các công ty nước ngoài có thuốc vi phạm chất lượng do 3 công ty này đã thực hiện lấy mẫu kiểm tra chất lượng 100% lô nhập khẩu và không có lô thuốc nào vi phạm chất lượng.

(Theo VietTimes)

  • Cùng chuyên mục
Bắt Giám đốc công ty bất động sản ở Lâm Đồng do biến đất công thành đất tư

Bắt Giám đốc công ty bất động sản ở Lâm Đồng do biến đất công thành đất tư

Hô biến đất công thành đất tư, ông Lê Văn Thanh, Giám đốc Công ty Bất động sản Thanh Bình (Lâm Đồng) bị bắt.

Pháp luật - 07/06/2025 09:14

Cục Thuế: Hộ kinh doanh né thuế chỉ là một vài trường hợp cá biệt

Cục Thuế: Hộ kinh doanh né thuế chỉ là một vài trường hợp cá biệt

Phó Cục trưởng Cục Thuế Mai Sơn khẳng định, hộ kinh doanh né thuế chỉ là một vài trường hợp cá biệt, phần lớn các hộ kinh doanh vẫn chấp hành tốt quy định.

Pháp luật - 06/06/2025 10:49

Xử phạt gần 360 triệu đồng đối với hành vi bán Rolex, Hermes nhái tại Saigon Square

Xử phạt gần 360 triệu đồng đối với hành vi bán Rolex, Hermes nhái tại Saigon Square

Chi cục Quản lý thị trường (QLTT) TP.HCM cho biết, từ năm 2024 đến nay, đã xử lý 38 vụ vi phạm buôn bán hàng giả hàng nhái các nhãn hiệu lớn tại Saigon Square, tịch thu 1.291 đơn vị sản phẩm với tổng trị giá hàng hóa hơn 250 triệu đồng, xử phạt 359 triệu đồng.

Pháp luật - 05/06/2025 16:42

Huế dừng đấu giá 2 mỏ khoáng sản

Huế dừng đấu giá 2 mỏ khoáng sản

Do có thông tin một số tổ chức đăng ký tham gia đấu giá có dấu hiệu vi phạm, Huế đã dừng tổ chức đấu giá 2 mỏ khoáng sản trước 1 ngày diễn ra phiên đấu giá.

Pháp luật - 05/06/2025 15:24

Hộ kinh doanh không nhận tiền mặt để “né” thuế: Coi chừng bị truy cứu hình sự!

Hộ kinh doanh không nhận tiền mặt để “né” thuế: Coi chừng bị truy cứu hình sự!

Việc từ chối nhận tiền mặt khi thanh toán nhằm “né” thuế không làm giảm nghĩa vụ thuế, mà có thể trở thành dấu hiệu nghi ngờ cho hành vi che giấu doanh thu, có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Pháp luật - 05/06/2025 07:42

Bộ Công an: Có cán bộ bao che, tiếp tay cho hàng giả, hàng nhái

Bộ Công an: Có cán bộ bao che, tiếp tay cho hàng giả, hàng nhái

"Bộ Công an sẽ làm rõ, xử lý hành vi tiếp tay cho tội phạm sản xuất hàng giả, hàng nhái... của một số cán bộ trong cơ quan quản lý Nhà nước", Thiếu tướng Nguyễn Quốc Toản nhấn mạnh.

Pháp luật - 04/06/2025 17:53

'Ưu tiên bảo vệ sức khoẻ người tiêu dùng hơn kinh tế'

'Ưu tiên bảo vệ sức khoẻ người tiêu dùng hơn kinh tế'

"Quy định ở Nghị quyết 173 đã xác định ưu tiên bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng nhiều hơn các yếu tố về mặt kinh tế", bà Nguyễn Quỳnh Liên, Trưởng ban Dân chủ, Giám sát và Phản biện xã hội, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam cho hay.

Pháp luật - 04/06/2025 10:57

Tổng Giám đốc Công ty Khoáng sản và Luyện kim Việt Trung bị khởi tố

Tổng Giám đốc Công ty Khoáng sản và Luyện kim Việt Trung bị khởi tố

Ông Bùi Thanh Bình, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Khoáng sản và Luyện kim Việt Trung bị khởi tố tội "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí" và "Nhận hối lộ".

Pháp luật - 04/06/2025 06:45

Tuấn 'thần đèn' khai gì tại cơ quan công an?

Tuấn 'thần đèn' khai gì tại cơ quan công an?

Tại Cơ quan Công an, Nguyễn Anh Tuấn có biệt danh là Tuấn 'thần đèn' khai nhận chưa hiểu biết về pháp luật nên khai thác cát vượt công suất cho phép.

Pháp luật - 03/06/2025 11:12

Thủ đoạn của tập đoàn đa cấp xuyên quốc gia

Thủ đoạn của tập đoàn đa cấp xuyên quốc gia

Từ giữa năm 2024, tin vào lời hứa đổi đời từ việc tham gia sở hữu và kinh doanh một loại nấm "Quốc bảo Đài Loan" với thu nhập "khủng", hàng nghìn người dân ở khắp các tỉnh thành lao vào cuộc chơi của tập đoàn Ame Global, để rồi tiền mất, tật mang.

Pháp luật - 02/06/2025 09:12

Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 6

Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 6

Từ đầu tháng 6/2025, nhiều chính sách mới có hiệu lực như: Hộ kinh doanh có doanh thu từ 1 tỷ đồng/năm bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử; doanh nghiệp nhà nước áp dụng cơ chế tiền lương mới; chế độ, chính sách đối với chuyên gia cao cấp...

Pháp luật - 01/06/2025 08:40

 Bộ Tài chính cảnh báo bị mạo danh lừa đảo trực tuyến

Bộ Tài chính cảnh báo bị mạo danh lừa đảo trực tuyến

Đối tượng giả mạo văn bản, con dấu, chữ ký của lãnh đạo Bộ Tài chính để nhắm tới những nạn nhân sau khi mất tiền vì lừa đảo trực tuyến, biến họ tiếp tục trở thành "con mồi" lần thứ 2.

Pháp luật - 31/05/2025 12:48

Chính phủ yêu cầu lập tổ kiểm tra gói thầu cao tốc qua Bình Phước

Chính phủ yêu cầu lập tổ kiểm tra gói thầu cao tốc qua Bình Phước

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà giao Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng lập tổ công tác kiểm tra tổ chức lựa chọn nhà thầu gói thầu xây dựng cao tốc qua Bình Phước.

Pháp luật - 29/05/2025 21:46

Khởi tố vụ án sản xuất, buôn bán hàng giả liên quan mỹ phẩm do chồng Đoàn Di Băng phân phối

Khởi tố vụ án sản xuất, buôn bán hàng giả liên quan mỹ phẩm do chồng Đoàn Di Băng phân phối

Công an Đồng Nai ra quyết định khởi tố vụ án hình sự sản xuất, buôn bán hàng giả xảy ra tại Công ty CP Nhà máy y tế EBC Đồng Nai (Khu công nghiệp Giang Điền) để điều tra, xử lý theo quy định.

Pháp luật - 29/05/2025 18:32

Cảnh báo thủ đoạn mạo danh VNBA để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản

Cảnh báo thủ đoạn mạo danh VNBA để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản

Các đối tượng lừa đảo đã sử dụng văn bản giả mạo có logo, con dấu, chữ ký giả danh lãnh đạo Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.

Pháp luật - 29/05/2025 09:39

'Giải mã' lừa đảo đầu tư tiền ảo Polygon

'Giải mã' lừa đảo đầu tư tiền ảo Polygon

"Mở tài khoản tham gia đào coin, bỏ vào tối thiểu 10 USDT, rút lãi hằng ngày 4%, trên 200%/ tháng. Tiền để trên ví SafePal, an toàn bảo mật nên không bị lấy mất".

Pháp luật - 29/05/2025 06:45