[Gặp gỡ thứ Tư] TS Lê Xuân Nghĩa: Công nghiệp hoá – đã hết thời hô khẩu hiệu

VŨ ĐÌNH
07:57 20/06/2018

Theo thống kê của TS. Lê Xuân Nghĩa, sau 20 công nghiệp hoá, nền công nghiệp chế biến, chế tạo của Việt Nam không có nhiều biến chuyển, thậm chí “đứng yên” cho đến thời điểm hiện tại nếu xét về tỷ trọng trong GDP.

le-xuan-nghia-1520139337176236630009-0-44-335-640-crop-1520139346793774221269

TS Lê Xuân Nghĩa cho rằng còn rất nhiều việc phải làm để thực hiện được mục tiêu công nghiệp hoá

Việt Nam đã trải qua 25 năm công nghiệp hoá và 30 năm thu hút FDI với nhiều kết quả tích cực. Tuy nhiên kinh tế thế giới và bản thân nền kinh tế trong nước đang có nhiều thay đổi mang tính căn bản, mục tiêu công nghiệp hoá của Việt Nam theo đó cũng cần phải đặt trong bối cảnh mới này.

Nhadautu.vn đã có cuộc trao đổi với Tiến sĩ, chuyên gia kinh tế Lê Xuân Nghĩa về chủ đề này.

Ông có thể phác hoạ "bức tranh" công nghiệp hoá của các nước trong khu vực?

Trên thực tế, những nền kinh tế đã thực hiện công nghiệp hoá thành công ở Bắc Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan đều là những nước/ vùng lãnh thổ thu hút FDI không lớn và rất chọn lọc. Đơn giản vì họ muốn phát triển ngành công nghiệp non trẻ và muốn hướng các ngành mũi nhọn ra thị trường quốc tế. Muốn làm được như vậy phải dựa nhiều vào chính sách, cơ quan có thẩm quyền phải có chính sách bảo hộ ngành công nghiệp non trẻ ấy. Nhưng đồng thời họ cũng đưa ra tiêu chuẩn khắt khe và kỷ luật cao về xuất khẩu.

Theo đó, các doanh nghiệp buộc phải xuất khẩu mới chứng minh được công nghệ đạt tầm quốc tế. Muốn như vậy cần nâng cao chất lượng, năng lực quản trị và công nghệ, chứ không được thu mình trong nội địa. Chính thông tin phản hồi về xuất khẩu sẽ cho thấy sự non kém của thị trường trong nước.

Họ dồn toàn bộ nguồn lực tài chính vào các doanh nghiệp mũi nhọn trong nước để xuất khẩu. Tất cả các ngân hàng thương mại đều phải hỗ trợ cho ngành công nghiệp non trẻ và nông nghiệp.

Bốn nền kinh tế Bắc Á đều thành công trong cải cách ruộng đất, chia đất cho hộ gia đình, phát huy tối đa năng lực của hộ nông dân. Đồng thời họ duy trì sự ổn định trong xã hội để đưa tiến bộ công nghệ vào nông nghiệp sau đó tạo ra sức mua hàng cho ngành công nghệp từ bà con nông dân.

Họ không vội vàng mở cửa thị trường và tư nhân hoá ngành ngân hàng như các nước Đông Nam Á (nhóm 4 nước gồm Malaysia, Indonesia, Philipine và Thái Lan), cũng không duy trì chế độ điền chủ tập trung như nhóm nước Đông Nam Á. Họ tập trung nguồn lực rất lớn vào các ngành công nghiệp chế tạo. Họ phải đào tạo đội ngũ kỹ sư kỹ thuật cực giỏi, để học hỏi công nghệ từ bên ngoài vào, sáng tạo về công nghệ, nhận chuyển giao, và dù muốn “bắt chước” công nghệ cũng phải có trình độ.

Ở chiều đối nghịch, nhóm 4 nước Đông Nam Á (trừ Việt Nam và Singapore) đã cải cách ruộng đất thất bại và chỉ tập trung vào điền chủ. Công nghiệp hoá về cơ bản cũng không thành công. Ngoài những lý do nêu trên, sự thất bại của 4 nước Đông Nam Á về công nghiệp hóa còn do chính sách thay thế nhập khẩu, không có kỷ luật xuất khẩu, đồng thời không có chính sách tập trung nhân lực và tài lực để học hỏi và làm chủ công nghệ.

Dường như sau 30 năm thu hút đầu tư nước ngoài, Việt Nam vẫn đang kỳ vọng họ sẽ chuyển giao công nghệ cho Việt Nam và từ đó chúng ta xây dựng được công nghiệp hoá, hiện đại hoá?

Rất khó có chuyện nhà đầu tư nước ngoài tự nguyện chuyển giao công nghệ, không bao giờ các tập đoàn đa quốc gia cùng với doanh nghiệp non trẻ của chúng ta "tay trong tay" cùng bước về phía trước. Nói đúng hơn là cơ hội công nghiệp hoá đã bị bỏ qua và không bao giờ quay trở lại, một khi thị trường đã được mở toang, và chính phủ không còn công cụ để bảo hộ công nghiệp non trẻ.

Với việc sớm tư nhân hoá hệ thống ngân hàng, để hệ thống ngân hàng nằm gọn trong tay các ông chủ thì chúng ta không thể tập trung nguồn lực cho công nghiệp hoá. Bởi các ông chủ thì chỉ quan tâm tới lợi ích của họ gắn với bất động sản, tài nguyên mà không có trách nhiệm quan tâm tới chiến lược quốc gia.

Nếu so sánh theo GNP (Tổng sản phẩm quốc gia) bình quân đầu người năm 1962 của Malaysia, Thái Lan và Hàn Quốc là 100 USD/người, Philipine, Indonesia là 250 USD/người. Thì đến nay, GNP của Hàn Quốc vào khoảng 30.000 USD/người, Malaysia khoảng 10-11.000 USD/người, Thái Lan khoảng 6-7.000 USD/người còn Indonesia khoảng 5-6.000 USD/người, Philipine là 3-4.000 USD/người. Đây là sự thay đổi rất lớn giữa những nước thành công trong công nghiệp hoá và ngược lại. Trong khi đó tài nguyên khoáng sản ở các nước Đông Nam Á gấp nhiều lần các nước Bắc Á.

Với trường hợp của Việt Nam, chúng ta tăng trưởng được nhờ cải cách, mở cửa, trong đó có thu hút vốn từ nước ngoài. Tuy nhiên, song song với đó tiến trình công nghiệp hoá từ ngày có khẩu hiệu “công nghiệp hoá – hiện đại hoá” năm 1993 đến nay tiến bộ chưa nhiều, đặc biệt ngành công nghiệp chế tạo, hóa chất, điện tử…

Thống kê cho thấy năm 1995 tỷ trọng công nghiệp trong GDP vào khoảng 23%, trừ đi phần khai khoáng, xây dựng, điện nước thì phần công nghiệp chế biến chế tạo khoảng 15%. Đến năm 2015, tỷ trọng công nghiệp trong GDP khoảng 31%, nếu trừ khai khoáng và xây dựng thì công nghiệp chế biến chế tạo vẫn chỉ là 15% GDP. Nhìn từ góc độ thu hút lao động, giai đoạn 1995-2015, thu hút được khoảng 19-20 triệu lao động, trong đó chỉ có khoảng 5-6 triệu lao động đi vào công nghiệp. Vì vậy chúng ta thực chất là thoái nông nghiệp chuyển sang dịch vụ chứ không phải sang công nghiệp. Hay nói đúng ra là Việt Nam đang dịch vụ hoá chứ không phải công nghiệp hoá.

Cũng dễ dàng nhìn thấy, tỷ trọng của FDI trong công nghiệp chế biến chế tạo ngày càng lớn, từ 30% - 50%. Hay nói cách khác là phần công nghiệp chế biến là của Việt Nam, còn phần chế tạo chủ yếu của nước ngoài, ví dụ như điện tử, ô tô, hoá dầu...

Nói vậy để thấy rằng thu hút FDI có tác dụng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nói chung nhưng chưa thực hiện được mục tiêu hàng đầu của công nghiệp hoá là chuyển giao công nghệ cho khu vực nội địa. Chúng ta chưa có nhiều những tập đoàn công nghiệp nội địa làm chủ được công nghệ chế tạo ở trình độ cao.

Việt Nam đang phải đối mặt với những thách thức nào cho quá trình Công nghiệp hoá và thu hút FDI, thưa ông?

Khó khăn, thách thức chủ yếu ở chỗ chúng ta đã mở cửa thị trường rồi và đã đưa ra chính sách về phát triển công nghiệp theo hướng tôn trọng cả đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài. Các nhà làm chính sách đang gặp khó trong việc tập trung nguồn lực cho công nghiệp hóa bằng các biện pháp bảo hộ truyền thống.

Tiếp đó là khó khăn về đội ngũ kỹ sư. Dù có ra nước ngoài, họ cũng không bao giờ dạy cho chúng ta công nghệ. Thiếu kỹ sư thì bắt chước người ta thôi cũng khó chứ nói gì tới sáng tạo công nghệ. Vì vậy rất khó để chúng ta thực hiện được Công nghiệp hoá nếu không có một chiến lược khôn khéo và thông minh theo đà đi thẳng vào công nghệ mới.

Các nước công nghiệp hoá thành công đều từng trải qua giai đoạn bảo hộ ngành công nghiệp trong nước, đặt yêu cầu xuất khẩu vô cùng ngặt nghèo. Sau khi leo lên đỉnh cao công nghiệp hóa thành công họ cất "chiếc thang" bảo hộ và kêu gọi cả thế giới mở cửa, đòi tự do, công bằng.

Muốn công nghiệp hoá thành công chúng ta cũng cần tập trung nguồn lực cả nước cho một vài ngành, bằng cách mua đứt hoặc sáng tạo công nghệ kể cả trong các lĩnh vực truyền thống như cơ khí chế tạo, hóa chất, điện tử và các ngành công nghiệp mới như trí tuệ nhân tạo, thành phố thông minh, công nghệ sinh học, công nghệ xanh. Muốn vậy, phải có chính sách cụ thể để doanh nghiệp tham gia được bảo vệ và chịu trách nhiệm học hỏi công nghệ và sản xuất xuất khẩu. Đồng thời phải hướng các ngân hàng thương mại, nhất là ngân hàng thương mại nhà nước ưu tiên tín dụng vào mục tiêu công nghiệp hóa mà chính phủ đã chọn.

Xin cảm ơn ông!

  • Cùng chuyên mục
Mới có 10 dự án Thái Lan vào Bình Định, dư địa còn rất lớn

Mới có 10 dự án Thái Lan vào Bình Định, dư địa còn rất lớn

Thời gian qua, mới có 10 dự án của nhà đầu tư Thái Lan đầu tư tại Bình Định với tổng vốn trên 106 triệu USD. Địa phương đang tích cực kết nối, xúc tiến để mời gọi các doanh nghiệp Thái Lan rót tiền vào tỉnh.

Đầu tư - 22/11/2024 17:54

Khách hàng sẵn sàng trả thêm 9,7% cho sản phẩm bền vững

Khách hàng sẵn sàng trả thêm 9,7% cho sản phẩm bền vững

Một khảo sát gần đây của công ty kiểm toán PwC chỉ ra, người tiêu dùng sẵn sàng trả thêm 9,7% cho sản phẩm bền vững ngay cả khi chi phí sinh hoạt và lạm phát tăng

Đầu tư - 22/11/2024 13:55

Loạt công sản 'đóng cửa then cài', Chủ tịch Bình Định chỉ đạo nóng

Loạt công sản 'đóng cửa then cài', Chủ tịch Bình Định chỉ đạo nóng

Trên địa bàn TP. Quy Nhơn (Bình Định) hiện có 9 cơ sở nhà, đất ở vị trí "vàng" đang bị bỏ không, gây lãng phí. Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định yêu cầu các đơn vị liên quan rà soát, sắp xếp hoặc có phương án phù hợp để đưa ra đấu giá, tránh lãng phí.

Đầu tư - 22/11/2024 13:50

Vì sao cần sớm làm dự án thu hồi khí thải CO2 ở Nhà máy Xi măng Bình Phước?

Vì sao cần sớm làm dự án thu hồi khí thải CO2 ở Nhà máy Xi măng Bình Phước?

Sớm được đầu tư xây dựng, dự án thu hồi ở Nhà máy Xi măng Bình Phước sẽ góp phần tăng sản lượng khí CO2 có ích cho thị trường.

Đầu tư - 22/11/2024 11:40

Vì sao dự án 307 tỷ vốn vay ODA ở Quảng Nam chậm tiến độ?

Vì sao dự án 307 tỷ vốn vay ODA ở Quảng Nam chậm tiến độ?

Dự án Hệ thống thoát nước và vệ sinh môi trường đô thị Núi Thành chậm tiến độ là do phải thực hiện theo quy trình, thủ tục của nhà tài trợ; ảnh hưởng bởi thiên tai, dịch bệnh…

Đầu tư - 22/11/2024 11:31

Tập đoàn QuickPack của CHLB Đức đầu tư nhà máy 30 triệu USD vào KCN Đông Nam Á Long An

Tập đoàn QuickPack của CHLB Đức đầu tư nhà máy 30 triệu USD vào KCN Đông Nam Á Long An

Sự kiện có ý nghĩa trong bối cảnh quan hệ Việt Nam - Đức phát triển ngày càng tốt đẹp, đồng thời cũng góp thêm cột mốc mới vào bản đồ hợp tác kinh tế quốc tế giữa Việt Nam và Đức

Đầu tư - 22/11/2024 10:14

Ra mắt Mạng xã hội Home Today và phát động cuộc thi viết Nhật ký xoay tiền mua nhà

Ra mắt Mạng xã hội Home Today và phát động cuộc thi viết Nhật ký xoay tiền mua nhà

Ngày 21/11/2024, Mạng xã hội Home Today chính thức ra mắt, đánh dấu một bước tiến mới trong lĩnh vực bất động sản, kiến trúc - xây dựng và không gian sống tại Việt Nam.

Đầu tư - 21/11/2024 21:08

Tuyến Metro đầu tiên TP.HCM
công bố giá vé và khai thác thương mại

Tuyến Metro đầu tiên TP.HCM công bố giá vé và khai thác thương mại

Dự kiến tháng 12, Metro số 1 - tuyến đường sắt đô thị đầu tiên tại TP.HCM sẽ đưa vào khai thác thương mại. Hiện mức giá vé của tuyến đã được UBND TP.HCM công bố.

Đầu tư - 21/11/2024 17:51

Vingroup thành lập công ty nghiên cứu phát triển người máy vốn 1.000 tỷ đồng

Vingroup thành lập công ty nghiên cứu phát triển người máy vốn 1.000 tỷ đồng

Tập đoàn Vingroup thông báo chính thức thành lập Công ty Cổ phần Nghiên cứu Phát triển và Ứng dụng người máy VinRobotics với vốn điều lệ 1.000 tỷ đồng. Mục tiêu của VinRobotics là góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, tối ưu hóa quy trình trong các lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ và đời sống.

Công nghệ - 21/11/2024 15:58

Hà Nội chi 460 tỷ đồng cải tạo đê, chống ngập cho vùng rốn lũ

Hà Nội chi 460 tỷ đồng cải tạo đê, chống ngập cho vùng rốn lũ

Hà Nội sẽ đầu tư cả tạo, nâng cấp đê tả Bùi, hữu Đáy đoạn qua huyện Chương Mỹ (Hà Nội) với tổng mức đầu tư khoảng 460 tỷ đồng, nhằm giúp người dân vùng rốn lũ thoát cảnh ngập lụt mỗi khi mưa lớn.

Đầu tư - 21/11/2024 14:21

Doanh nghiệp nhà nước làm ăn thua lỗ nặng

Doanh nghiệp nhà nước làm ăn thua lỗ nặng

Doanh nghiệp nhà nước là trụ cốt kinh tế đất nước, tuy nhiên gần đây ngoài những DNNN làm ăn được thì nhiều DN đang trên đà bị thua lỗ nặng.

Đầu tư - 21/11/2024 12:30

Thanh Hóa sắp có thêm khu công nghiệp 55 triệu USD

Thanh Hóa sắp có thêm khu công nghiệp 55 triệu USD

Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn vừa phê duyệt chủ trương đầu tư và chấp thuận nhà đầu tư cho dự án Khu Công nghiệp WHA Smart Technology tại tỉnh Thanh Hóa.

Đầu tư - 21/11/2024 12:05

Khánh Hòa chấp thuận dự án hơn 17.330 tỷ tại Nha Trang

Khánh Hòa chấp thuận dự án hơn 17.330 tỷ tại Nha Trang

Dự án Khu đô thị hỗn hợp TP. Nha Trang có diện tích hơn 226 ha, tổng mức đầu tư hơn 17.330 tỷ đồng được kỳ vọng sẽ trở thành điểm đến mới thu hút người dân địa phương và khách du lịch trong nước, quốc tế.

Đầu tư - 21/11/2024 09:04

Cầu, đường chạy nước rút về đích

Cầu, đường chạy nước rút về đích

Những tháng cuối năm 2024, hàng loạt công trình tại TP. HCM đang chạy nước rút để về địch. Đây là tín hiệu vui của ngành giao thông.

Đầu tư - 21/11/2024 09:03

Đường Đồng Khởi đắt đỏ thứ 14 toàn cầu

Đường Đồng Khởi đắt đỏ thứ 14 toàn cầu

Đường Đồng Khởi (TP.HCM) tiếp tục là con đường đắt đỏ nhất Việt Nam và xếp hạng 14 toàn cầu. Còn phố Tràng Tiền (Hà Nội) đứng thứ 18 trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Đầu tư - 21/11/2024 08:50

 Dự án điện khí 5,4 tỷ USD ở Huế được bổ sung vào quy hoạch lưới điện 220kV

Dự án điện khí 5,4 tỷ USD ở Huế được bổ sung vào quy hoạch lưới điện 220kV

Dự án Nhà máy điện khí LNG Chân Mây được bổ sung vào quy hoạch phát triển nguồn điện, lưới điện cấp điện áp 220 kV trở lên, thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050.

Đầu tư - 20/11/2024 18:26