Dự án Pháp Vân - Cầu Giẽ và góc khuất BOT

HÀ NGHI
07:30 23/08/2017

Nếu vẫn duy trì hình thức chỉ định thầu cùng cách thức quản lý thiếu minh bạch, thì danh sách những dự án BOT như Bến Thủy, Hạc Trì hay Cai Lậy sẽ còn được nối dài. Người dân không tiếc tiền trả phí, nhưng muốn mỗi đồng bỏ ra phải minh bạch thay vì chảy vào túi của nhóm lợi ích.

bot-phap-van

Trạm BOT Pháp Vân - Cầu Giẽ

Tháng 1/2017, Hội đồng quản trị Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 1 (Cienco1) quyết định rút khỏi Dự án đầu tư nâng cấp tuyến đường Pháp Vân - Cầu Giẽ (gọi tắt là dự án BOT Pháp Vân - Cầu Giẽ) và chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp cho Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng giao thông Phương Thành.

Đối với người trong cuộc, đây là quyết định “chua chát” với doanh nghiệp có lịch sử hơn nửa thế kỷ trong ngành xây dựng cầu đường, đồng thời phản ánh những góc khuất ở không ít các dự án BOT hiện nay.

Dự án BOT Pháp Vân - Cầu Giẽ được khởi công năm 2014, có tổng mức đầu tư 6.731,78 tỷ đồng, 100% là vốn tư nhân. Ngoài hai doanh nghiệp vừa nêu, liên danh đầu tư còn có thêm Công ty cổ phần Đầu tư phát triển xây dựng Minh Phát.

Ba pháp nhân này thành lập doanh nghiệp dự án là Công ty cổ phần BOT Pháp Vân – Cầu Giẽ (MPC). Mặc dù là đơn vị có uy tín, kinh nghiệm cũng như tiềm lực tài chính lớn, song tỷ lệ sở hữu của Cienco1 trong MPC chỉ dừng lại ở 18%; Công ty Phương Thành góp 17% và Công ty Minh Phát nắm tới 65% vốn.

Minh Phát là cái tên còn khá mới mẻ trong ngành giao thông. Doanh nghiệp được thành lập năm 2008 này có trụ sở tại phường Suối Hoa, TP. Bắc Ninh. Cổ đông sáng lập là một nhóm các cá nhân họ Đỗ gồm các ông Đỗ Ngọc Minh, Đỗ Minh Đức và bà Nguyễn Thị Cẩm Tú (cùng địa chỉ thường trú với ông Đức).

Nhóm các thể nhân này cũng sở hữu một doanh nghiệp có quy mô vốn khá lớn khác - là Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng giao thông Công Thành (vốn điều lệ 1.556 tỷ đồng tính tới giữa năm 2015)

Tương tự trường hợp của Công ty Minh Phát, dù chỉ mới hoạt động (thành lập tháng 4/2014) và không có tên tuổi trong ngành xây dựng, song Công ty Công Thành tháng 5/2015 nhanh chóng được cấp giấy chứng nhận đầu tư Dự án đường cao tốc Hạ Long - Vân Đồn và cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 18 đoạn Hạ Long - Mông Dương theo hình thức BOT, với tổng mức đầu tư gần 14.000 tỷ đồng.

Liên danh đầu tư với Công ty Công Thành là một cái tên quen thuộc - Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng giao thông Phương Thành.

Từ Pháp Vân - Cầu Giẽ tới dự án Hạ Long - Vân Đồn, có thể thấy những Minh Phát hay Công Thành phải chăng là pháp nhân tham gia để giành được dự án, còn Phương Thành góp nguồn lực và kinh nghiệm, thậm chí phụ trách luôn phần việc nhà thầu. Hay nói nôm na, đây là kiểu hợp tác “cộng sinh” trong các dự án BOT - giữa một bên có quan hệ và một bên có năng lực đầu tư, thi công.

Ở các dự án kiểu này, phần thiệt thuộc về những kẻ “lệch pha”. Giữa năm 2016, Cienco1 đăng đàn tố Công ty cổ phần BOT Pháp Vân - Cầu Giẽ (MPC) gian lận và cản trở minh bạch hóa hoạt động thu phí. Cả lãnh đạo Công ty Minh Phát lẫn Phương Thành nhanh chóng phản bác lại cáo buộc trên. Không những không đòi được quyền lợi, mà Cienco1 sau đó còn bị “đá” khỏi dự án béo bở này (quyết định rút hết vốn hồi đầu năm).

Thực tế hiện nay là ngân sách Nhà nước ngày càng khó khăn, bởi vậy xây dựng cơ bản trong tương lai sẽ tiếp tục dựa một phần không nhỏ vào nguồn vốn tư nhân, thông qua các hình thức đối tác công tư PPP (BT, BO, BOT).

Công bằng mà nói, nhiều dự án PPP đến nay đã phát huy hiệu quả tích cực, góp phần giảm sức ép cho ngân sách. Tuy nhiên, vẫn còn những góc khuất tại các dự án công ích có sự tham gia của nguồn vốn tư nhân, đặc biệt với hình thức BOT (xây dựng, vận hành, chuyển giao), mà những vụ việc ở Bến Thủy (Hà Tĩnh), Hạc Trì (Phú Thọ), Quốc lộ 6 (Hòa Bình) hay mới đây nhất là Cai Lậy (Tiền Giang) là minh chứng rõ nét.

Minh bạch là yếu tố tiên quyết trong dự án PPP, nơi mà công sản và tư sản thường dễ dàng bị “nhập nhèm” bởi ý chí chủ quan của con người. Công bố thông tin, đấu thầu rộng rãi thay vì chỉ định chủ đầu tư (hầu hết các dự án BOT hiện nay đều chỉ định nhà đầu tư, không qua đấu thầu) là một trong những mấu chốt giải quyết mâu thuẫn đang ngày càng gay gắt trong xã hội.

  • Cùng chuyên mục
Cao tốc La Sơn – Túy Loan: Sạt lở taluy nghiêm trọng ở khu vực Thừa Thiên - Huế

Cao tốc La Sơn – Túy Loan: Sạt lở taluy nghiêm trọng ở khu vực Thừa Thiên - Huế

Cao tốc La Sơn – Túy Loan có tổng vốn đầu tư gần 11. 486 tỉ đồng chưa thông xe đã xảy ra tình trạng sạt lở taluy nghiêm trọng tại nhiều địa điểm ở khu vực Thừa Thiên – Huế.

Đầu tư - 17/01/2019 09:51

Bộ trưởng GTVT: Đồng tình với đề xuất mở rộng cầu Xương Giang và Cầu Như Nguyệt

Bộ trưởng GTVT: Đồng tình với đề xuất mở rộng cầu Xương Giang và Cầu Như Nguyệt

Sáng ngày 18/7, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể đã làm việc tại 2 tỉnh Bắc Giang và Lạng Sơn về tình hình phát triển KTXH và phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, qua đó ông đồng tình với đề xuất mở rộng 2 cầu cầu Xương Giang và Như Nguyệt.

Đầu tư - 19/07/2018 09:15

Buýt nhanh Hà Nội không những đội giá mà còn gây tắc đường

Buýt nhanh Hà Nội không những đội giá mà còn gây tắc đường

Không chỉ bị Thanh tra Chính phủ yêu cầu giải trình về giá thành mà buýt nhanh Hà Nội (BRT) đang chiếm 1 làn đường riêng, vào giờ cao điểm những tuyến đường có buýt nhanh đi qua thường xuyên ùn tắc cục bộ, như Giảng Võ, Lê Văn Lương, Tố Hữu…

Đầu tư - 19/10/2017 14:42

TP.HCM đầu tư 2.000 tỉ cho đường thủy, giảm tải đường bộ

TP.HCM đầu tư 2.000 tỉ cho đường thủy, giảm tải đường bộ

UBND TP.HCM vừa duyệt 2 dự án nạo vét các tuyến sông nhằm tăng cường vận tải hàng hóa bằng đường thủy, giảm áp lực cho hệ thống giao thông đường bộ đang quá tải với tổng giá trị hơn 2.000 tỉ đồng.

Đầu tư - 09/10/2017 08:08

Căn hộ đắt nhất châu Á giá 67 triệu USD tại Hong Kong

Căn hộ đắt nhất châu Á giá 67 triệu USD tại Hong Kong

Một penhouse tại Hong Kong vừa xác lập kỷ lục căn hộ chung cư đắt nhất châu Á với giá bán ra đạt 67 triệu USD.

Đầu tư - 05/10/2017 16:00

Cao tốc Bắc - Nam đầu tư hơn 140 nghìn tỷ, không dễ lựa chọn nhà đầu tư

Cao tốc Bắc - Nam đầu tư hơn 140 nghìn tỷ, không dễ lựa chọn nhà đầu tư

Dự án đường cao tốc Bắc - Nam có tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 140.116 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn Nhà nước hỗ trợ khoảng 55.000 tỷ đồng.Theo thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông, bối cảnh hiện nay việc lựa chọn nhà đầu tư không dễ dàng.

Đầu tư - 01/10/2017 10:05

SCIC bán vốn thu về hơn 12.400 tỷ đồng

SCIC bán vốn thu về hơn 12.400 tỷ đồng

Theo báo cáo mới nhất của Cục Tài chính doanh nghiệp (Bộ Tài Chính), trong 9 tháng đầu năm 2017, SCIC đã bán vốn tại 28 doanh nghiệp với giá trị là 1.522 tỷ đồng, thu về 12.428 tỷ đồng

Đầu tư - 27/09/2017 08:50

Gỡ 'nút thắt' cho người nước ngoài mua nhà

Gỡ 'nút thắt' cho người nước ngoài mua nhà

Thời gian qua, số lượng người nước ngoài mua bất động sản tại Việt Nam đã tăng, nhưng theo đánh giá từ các chuyên gia, con số này vẫn thấp hơn nhiều so với nhu cầu thực tế.

Đầu tư - 19/09/2017 16:17

Tòa nhà cao nhất Việt Nam đang xây tới đâu?

Tòa nhà cao nhất Việt Nam đang xây tới đâu?

Được khởi công vào cuối năm 2016, hiện nay siêu dự án Vinhomes Central Park với điểm nhấn là tòa nhà cao nhất Việt Nam 81 tầng - The Landmark 81 vừa chạm mốc tầng 50.

Đầu tư - 16/09/2017 14:45

Bất thường bút phê 'buồn cười quá': Bộ GTVT nói gì?

Bất thường bút phê 'buồn cười quá': Bộ GTVT nói gì?

Với đề nghị được tham gia dự án đường sắt Ngọc Hồi - Yên Viên (Hà Nội), văn bản gửi Thủ tướng, Công ty Đầu tư Phát triển nhà Gia Bảo đã có bút phê “Buồn cười quá”. Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông cho biết, đề nghị tham gia dự án của công ty có những vấn đề nhất định.

Đầu tư - 24/08/2017 17:30

Bức xúc tại Trạm thu phí Cai Lậy, Thứ trưởng Bộ GTVT: 'Đi qua đó tôi cũng phải trả phí!'

Bức xúc tại Trạm thu phí Cai Lậy, Thứ trưởng Bộ GTVT: 'Đi qua đó tôi cũng phải trả phí!'

Đó là chia sẻ của Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông tại cuộc họp báo chiều ngày 17/8, với những vấn đề xung quanh trạm thu phí BOT Cai Lậy (Tiền Giang) xôn xao dự luận trong vài ngày qua.

Đầu tư - 17/08/2017 17:33

Cận cảnh dự án 3.000 tỷ đồng của Tổng công ty 36

Cận cảnh dự án 3.000 tỷ đồng của Tổng công ty 36

Với việc đổ 3.000 tỷ đồng để làm dự án tại khách sạn Asean ở phố Chùa Bộc (Đống Đa, Hà Nội), Tổng công ty 36 cho thấy đang chuyển hướng mạnh từ một đơn vị xây lắp sang đầu tư, kinh doanh bất động sản (BĐS).

Đầu tư - 18/04/2017 10:33