Xuất khẩu thủy sản đối mặt nhiều khó khăn

Nhàđầutư
Mặc dù xuất khẩu thủy sản trong 5 tháng đầu năm tăng mạnh so với cùng kỳ, tuy nhiên theo nhận định của các doanh nghiệp thủy sản thì ngành hàng này đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, cả chuỗi ngành hàng cần liên kết để vượt qua, đảm bảo được mục tiêu xuất khẩu 9 tỷ USD trong năm 2022.
AN HÒA
20, Tháng 06, 2022 | 09:10

Nhàđầutư
Mặc dù xuất khẩu thủy sản trong 5 tháng đầu năm tăng mạnh so với cùng kỳ, tuy nhiên theo nhận định của các doanh nghiệp thủy sản thì ngành hàng này đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, cả chuỗi ngành hàng cần liên kết để vượt qua, đảm bảo được mục tiêu xuất khẩu 9 tỷ USD trong năm 2022.

3

Xuất khẩu thủy sản tăng mạnh đang hướng đến mục tiêu 9 tỷ USD trong năm 2022. Ảnh Cafatex

Tốc độ xuất khẩu đã chững lại

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản (VASEP) trong tháng 5, xuất khẩu thủy sản đã giảm gần 10%. Luỹ kế 5 tháng, xuất khẩu thuỷ sản mang về kim ngạch hơn 4,6 tỷ USD, tăng 42% so với cùng kỳ năm 2021.

Cũng theo VASEP trong tháng 5, xuất khẩu thuỷ sản chững lại do xuất khẩu 2 mặt hàng chủ lực là tôm và cá tra đều có mức tăng trưởng thấp hơn so với tháng 4.

Cụ thể, xuất khẩu tôm tháng 5 đạt 416 triệu USD, chỉ tăng 19% so với cùng kỳ năm 2021 trong khi tháng 4 tăng đến 47% so với cùng kỳ. Tính chung 5 tháng, xuất khẩu tôm ước đạt 1,8 tỷ USD, tăng 38% so với cùng kỳ năm 2021 và chiếm 39% tổng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản.

Theo các doanh nghiệp xuất khẩu tôm, 4 tháng đầu năm, xuất khẩu tôm tăng đột biến là nhờ nguồn nguyên liệu dự trữ và tồn kho từ năm 2021; nhiều doanh nghiệp ký được hợp đồng giá cao từ cuối năm 2021; lạm phát toàn cầu đẩy giá tôm tăng cao; doanh nghiệp Việt Nam tích cực tham gia các hội chợ thuỷ sản quốc tế tại Mỹ, EU…nên đã tìm kiếm được nhiều khách hàng mới.

Đối với cá tra, trong tháng 5, xuất khẩu mặt hàng này đạt 245 triệu USD, tăng 65% so với cùng kỳ năm 2021 nhưng cũng thấp hơn mức tăng trưởng của tháng 4. Luỹ kế 5 tháng, xuất khẩu cá tra đạt hơn 1,2 tỷ USD.

Năm 2022, nhu cầu và giá thực phẩm và thuỷ sản tăng cao kỷ lục trên thế giới đây là một cơ hội cho mặt hàng cá tra của Việt Nam. Xuất khẩu cá tra sang các thị trường chính tăng mạnh, nhất là thị trường Mỹ, EU và Trung Quốc.

Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu cá tra sang Trung Quốc cho biết thị trường này vẫn đang theo đuổi chính sách "Zero COVID" quy định kiểm dịch trên thủy sản nhập khẩu rất khắt khe, đã có một lô hàng bị trả về và một số doanh nghiệp bị tạm ngừng xuất khẩu sang thị trường này.

Đối với thị trường Mỹ, do sản lượng cá da trơn giảm, nhu cầu nhập khẩu nhiều hơn cá tra Việt Nam. Cùng với đó thuế chống bán phá giá theo kết luận cuối cùng của POR17 có lợi hơn cho hoạt động xuất khẩu cá tra Việt Nam sang Mỹ nên dự báo xuất khẩu cá tra sang thị trường này có thể vượt qua cả thị trường Trung Quốc.

Đại diện VASEP cho biết, bên cạnh các thị trường truyền thống thì Thái Lan là thị trường mới của cá tra Việt Nam. Cho tới nay, có tới gần 60 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu cá tra sang Thái Lan. Ngoài ra, Malaysia cũng đang là thị trường mục tiêu của nhiều doanh nghiệp xuất khẩu cá tra Việt Nam.

2

Chi phí logistics tăng cao làm yếu sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trên thị trường thế giới. Ảnh An Hòa

Nhiều thách thức

Theo đại diện VASEP, năm 2022 được dự báo thị trường xuất khẩu thủy sản Việt Nam sẽ gặp nhiều thuận lợi khi nhu cầu cao, giá xuất khẩu tốt. Tuy nhiên, ngành thủy sản cũng đang phải đối mặt với các thách thức trong tổ chức sản xuất, vận chuyển xuất khẩu.

Ông Hồ Quốc Lực, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần thực phẩm Sao Ta (Sóc Trăng) cho biết, năm nay mưa sớm hơn mọi năm cũng là yếu tố bất lợi cho người nuôi tôm, dự báo sản lượng tôm nguyên liệu sụt giảm, trong khi nhu cầu thị trường tăng, điều này có thể dẫn đến thiếu tôm nguyên liệu cho chế biến vào những tháng cuối năm.

"Về thị trường, hai đối thủ tôm lớn nhất là Ecuador và Ấn Độ đang ráo riết tăng sản lượng lẫn hàm lượng trong chế biến để cạnh tranh, do đó doanh nghiệp thủy sản Việt Nam cũng phải liên tục cải thiện năng lực chế biến để đáp ứng yêu cầu của thị trường".

Ông Ong Hàng Văn, Phó tổng giám đốc Công ty cổ phần Thủy sản Trường Giang (Đồng Tháp), cho biết, ngoài thị trường Trung Quốc gặp khó do theo đuổi chính sách Zero COVID, thì các thị trường còn lại như Mỹ, EU... đều tăng trưởng tốt với mức tăng tới 30%. Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội thị trường, doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản cũng gặp một số thách thức. Đầu tiên là giá cước vận tải biển ở nhiều tuyến còn cao hơn mức đỉnh của năm ngoái và dự kiến còn tiếp tục tăng mạnh trong thời gian tới.

Bên cạnh đó, tình hình thời tiết diễn biến phức tạp, chi phí thức ăn chăn nuôi tăng liên tục làm cho nhiều nông hộ không dám thả nuôi mới nên dự báo nguồn cung nguyên liệu bị thiếu hụt trong vài tháng tới.

"Về phía doanh nghiệp chế biến thì khó khăn nhất là thiếu lao động, mặc dù công ty đã đăng tuyển dụng nhiều đợt nhưng vẫn chưa tìm đủ số lượng lao động cần tuyển. Nguyên nhân có thể do thời gian phải tạm nghỉ vì dịch COVID-19 nhiều lao động ngành thủy sản đã chuyển sang ngành nghề khác hoặc chuyển dịch đến các địa phương khác tìm việc", ông Văn cho hay.  

Theo ông Trương Đình Hòe, Tổng Thư ký VASEP, mục tiêu xuất khẩu thủy sản 9 tỷ USD trong năm 2022 mà ngành nông nghiệp đặt ra là hoàn toàn khả thi. Tuy nhiên, để đạt mục tiêu này thì cả chuỗi ngành hàng cần vượt qua các thách thức: nguồn nguyên liệu phải đáp ứng đủ; năng lực chế biến, bảo quản phải được cải thiện mạnh mẽ.

"Khó khăn lớn nhất của các doanh nghiệp xuất khẩu hiện nay là chi phí vận chuyển nguyên liệu, chi phí giao nhận tăng rất cao làm cho lợi nhuận của doanh nghiệp giảm mạnh, hàng xuất khẩu yếu sức cạnh tranh. Do đó, vấn đề cấp thiết hiện nay là các cơ quan quản lý nhà nước cần có chính sách giảm chi phí vận chuyển, thuê kho, bãi…

Hiện nay hơn 85% lượng hàng xuất khẩu của doanh nghiệp phụ thuộc vào các cảng TP.HCM và Vũng Tàu, lượng còn lại đi qua các cửa khẩu miền Bắc và miền Trung.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25155.00 25455.00
EUR 26817.00 26925.00 28131.00
GBP 31233.00 31422.00 32408.00
HKD 3182.00 3195.00 3301.00
CHF 27483.00 27593.00 28463.00
JPY 160.99 161.64 169.14
AUD 16546.00 16612.00 17123.00
SGD 18454.00 18528.00 19086.00
THB 674.00 677.00 705.00
CAD 18239.00 18312.00 18860.00
NZD   15039.00 15548.00
KRW   17.91 19.60
DKK   3601.00 3736.00
SEK   2307.00 2397.00
NOK   2302.00 2394.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ