Xuất khẩu thủy sản đang 'phập phồng lo' vì hết nguồn tôm dự trữ

Xuất khẩu thủy sản 4 tháng đầu năm tăng mạnh, vì có sẵn nguồn nguyên liệu dự trữ, tồn kho. Nhưng hết tháng 5 đã hạ nhiệt, thậm chí dự báo vài tháng tới sẽ khan hiếm, thiếu hụt nguyên liệu, nhất là tôm.
THẢO THƯƠNG
03, Tháng 06, 2022 | 06:51

Xuất khẩu thủy sản 4 tháng đầu năm tăng mạnh, vì có sẵn nguồn nguyên liệu dự trữ, tồn kho. Nhưng hết tháng 5 đã hạ nhiệt, thậm chí dự báo vài tháng tới sẽ khan hiếm, thiếu hụt nguyên liệu, nhất là tôm.

tom-1654160060737803200377

Công nhân tại nhà máy ở tỉnh Sóc Trăng chế biến tôm để xuất khẩu - Ảnh: TTO

Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), trong 5 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu thủy sản của cả nước mang về kim ngạch trên 4,6 tỉ USD, tăng 42% so với cùng kỳ năm 2021. Nhưng trong tháng 5, xuất khẩu thủy sản không duy trì được mức tăng trưởng nóng.

Cụ thể, xuất khẩu tôm đạt 416 triệu USD, tăng 19% (trong khi tháng 4 tăng nóng đến 47%). Xuất khẩu cá tra tăng 65%, đạt 245 triệu USD, cũng tăng trưởng thấp hơn so với tháng 4.  

Xuất khẩu các mặt hàng hải sản khác như mực, bạch tuộc, cua ghẹ, nhuyễn thể có vỏ, tuy vẫn tăng so với cùng kỳ nhưng mức tăng đều thấp hơn so với giai đoạn trước.

Xuất khẩu thủy sản nhìn chung chững lại, chủ yếu do xuất khẩu mặt hàng chủ lực là tôm đang chững lại.

Theo một số doanh nghiệp xuất khẩu tôm tại TP.HCM, tăng trưởng ngành này trong 4 tháng đầu năm là do có sẵn nguồn nguyên liệu dự trữ và tồn kho từ năm ngoái. Không ít doanh nghiệp ký được hợp đồng từ cuối năm 2021 với mức giá cao; lạm phát giá trên toàn cầu cũng tác động giá tôm tăng. Đồng thời, vào tháng 5, mưa đầu mùa đến sớm ảnh hưởng sản lượng tôm.

Một lãnh đạo thuộc Trung tâm đào tạo và xúc tiến thương mại VASEP dự báo: "Vài tháng tới có khả năng nguyên liệu tôm sẽ thiếu hụt hơn. Ngoài ra, nhu cầu tôm của một số thị trường nhập khẩu chính như Mỹ, Hàn Quốc, Trung Quốc, EU... có xu hướng chững lại sau khi tăng mạnh từ cuối năm 2021 tới nay. Kéo theo, xuất khẩu tôm quý 2 dự báo sẽ tăng trưởng chậm. 

Và do tình hình chiến sự Nga - Ukraine cũng tác động đến khai thác thủy sản, khiến nguyên liệu khan hiếm vì chi phí khai thác cao. Do vậy, nguồn nguyên liệu hải sản để chế biến xuất khẩu tiếp tục là bài toán khó với các doanh nghiệp hiện nay". 

(Theo Tuổi trẻ)

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25153.00 25453.00
EUR 26686.00 26793.00 27986.00
GBP 31147.00 31335.00 32307.00
HKD 3181.00 3194.00 3299.00
CHF 27353.00 27463.00 28316.00
JPY 161.71 162.36 169.84
AUD 16377.00 16443.00 16944.00
SGD 18396.00 18470.00 19019.00
THB 671.00 674.00 702.00
CAD 18223.00 18296.00 18836.00
NZD   14893.00 15395.00
KRW   17.76 19.41
DKK   3584.00 3716.00
SEK   2293.00 2381.00
NOK   2266.00 2355.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ