Indonesia có 'ngăn sông, cấm chợ' khi cấm xuất khẩu dầu cọ?

HOÀNG AN
07:20 10/05/2022

Nhiều nước phụ thuộc nhiều vào dầu cọ như Ấn Độ, Pakistan bắt đầu tỏ ra bất bình trước việc Indonesia ra lệnh cấm xuất khẩu dầu cọ, theo Al Jareeja.

Indonesia đang chịu áp lực ngày càng lớn từ quốc tế về lệnh cấm xuất khẩu dầu cọ trong bối cảnh giá lương thực trên toàn thế giới tăng vọt.

Lệnh cấm của nhà xuất khẩu dầu cọ lớn nhất thế giới đã gây áp lực lên giá dầu ăn vào thời điểm nguồn cung đang bị căng thẳng do thu hoạch kém, chiến tranh Ukraine và tình trạng thiếu lao động do đại dịch COVID-19 gây ra.

Dauco

Lệnh cấm xuất khẩu dầu cọ của Indonesia đã gây áp lực lên giá dầu ăn toàn cầu. Ảnhh: Willy Kurniawan/Reuters

Tổng thống Joko 'Jokowi' Widodo của Indonesia đã biện minh cho lệnh cấm, được công bố vào ngày 22 tháng 4, như một biện pháp ngắn hạn sau khi giá dầu ăn trong nước, trong đó dầu cọ là thành phần chính, tăng hơn 50%.

Trong khi các đối tác thương mại của Indonesia vẫn chưa chính thức phản đối lệnh cấm, các dấu hiệu bất bình đang xuất hiện ở nhiều nước, bao gồm cả Ấn Độ và Pakistan.

Các nhà phân tích cho rằng nhiều khả năng các chính phủ đang chuẩn bị đưa ra những lời tuyên bố chính thức trước hành động này của Jakarta.

"Tôi chắc chắn sẽ có những lời phàn nàn chính thức, đặc biệt là khi Indonesia sẽ đăng cai tổ chức G20 tại Bali vào cuối năm nay và đây không phải là hành vi kiểu mẫu từ một đối tác thương mại đáng tin cậy hoặc một quốc gia hiện đang giữ chức Chủ tịch G20", James Guild, một nghiên cứu viên tại Trường Nghiên cứu Quốc tế S Rajaratnam (RSIS) ở Singapore, nói với Al Jazeera.

"Indonesia là nhà sản xuất dầu cọ lớn nhất thế giới nên họ nắm trong tay tất cả các quân bài và chính phủ nước này dường như sẵn sàng chấp nhận sức ép về ngoại giao để đạt được các lợi ích trong nước", nhà nghiên cứu nói tiếp.

Lệnh cấm của Jakarta theo sau một loạt các biện pháp trước đó nhằm kiểm soát nguồn cung dầu cọ, bao gồm giới hạn giá dầu ăn và giới hạn hai lít cho mỗi lần mua sản phẩm này khiến khách hàng phải xếp hàng một cách tuyệt vọng tại các cửa hàng trong nhiều giờ.

Tháng trước, giá dầu cọ đã tăng hơn 6% trên sàn giao dịch phái sinh Bursa Malaysia, tiệm cận với mức giá cao nhất mọi thời đại vào hồi tháng 3 vừa qua.

Ega Kurnia Yazid, một nhà phân tích kinh tế tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) ở Jakarta, cho biết: “Cho đến nay, chưa có quốc gia nào chính thức phàn nàn, kể cả từ các nhà nhập khẩu dầu cọ lớn của Indonesia như Trung Quốc, Ấn Độ và Pakistan. Tuy nhiên, các dấu hiệu về việc tăng giá lương thực đang bắt đầu xuất hiện ở các nước này”.

'Rào cản thương mại'

Tuần trước, Ấn Độ đã nêu quan ngại về “các rào cản thương mại” một phần do lệnh cấm dầu cọ tới Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), theo truyền thông địa phương.

Vào cuối tháng 4, có thông tin cho rằng gần 300.000 tấn dầu cọ ăn được dành cho Ấn Độ đã bị mắc kẹt ở Indonesia do lệnh cấm.

cayco

Chính phủ Indonesia cho biết lệnh cấm xuất khẩu dầu cọ của họ là cần thiết để đảm bảo nguồn cung trong nước và ổn định giá cả. Ảnh: Supri/Reuters

Indonesia là nhà cung cấp dầu cọ lớn thứ hai cho Ấn Độ sau nước láng giềng Malaysia, xuất khẩu hơn 3 triệu tấn sản phẩm sang quốc gia Nam Á vào năm 2021.

Tại Pakistan, có lo ngại rằng dự trữ dầu cọ có thể cạn kiệt trong tháng 5, khiến Hiệp hội các nhà sản xuất Vanaspati Pakistan (PVMA) tuần trước kêu gọi Bộ Công nghiệp và Sản xuất nước này sớm 'giải quyết vấn đề với Indonesia'.

Pakistan nhập khẩu 80% dầu cọ từ Indonesia và 20% từ Malaysia.

"Nhìn chung, tác động của lệnh cấm xuất khẩu dầu cọ của Indonesia đã bắt đầu rõ ràng khi giá dầu cọ thô toàn cầu [CPO] đạt mức cao nhất mọi thời đại thời gian gần đây", Yazid nói.

"Cho đến nay, có vẻ như Malaysia đang cố gắng bù đắp cho nguồn cung của Indonesia để đáp ứng nhu cầu toàn cầu. Mặc dù vậy, nếu chỉ dựa vào Malaysia có thể không đủ để đáp ứng nhu cầu toàn cầu", nhà phân tích cho biết thêm.

Guild, thành viên RSIS, cho biết tác động ngoại giao của lệnh cấm sẽ phụ thuộc vào thời gian nó kéo dài bao lâu.

Ông nói: “Đó là thông điệp đến các công ty dầu cọ rằng họ cần ưu tiên thị trường nội địa nhưng điều đó cũng đồng nghĩa với việc lợi nhuận xuất khẩu của họ sẽ lớn hơn".

"Lệnh cấm nhằm trấn an người tiêu dùng Indonesia rằng chính phủ đang làm điều gì đó nhằm cố gắng kiểm soát giá dầu ăn. Một khi chính phủ cảm thấy những thông điệp này có tác dụng, họ sẽ dỡ bỏ lệnh cấm. Vì vậy, từ quan điểm đó, đây là các cân nhắc chính trị và kinh tế trong nước. Trong tính toán chiến lược của nhà nước, việc khuấy động các thị trường toàn cầu và gây khó chịu cho các đối tác thương mại trong thời gian ngắn để đạt được những mục tiêu trong nước này là rất có giá trị", Guild nhấn mạnh.

Theo Hiệp hội Dầu cọ Indonesia (GAPKI), Indonesia đã xuất khẩu 34 triệu tấn sản phẩm dầu cọ vào năm 2020, tạo ra doanh thu hơn 15 tỷ USD.

Arie Rompas, một nhà vận động của Tổ chức Hòa bình xanh Indonesia, cho biết ông dự kiến ​​lệnh cấm chỉ là tạm thời vì "xuất khẩu là một phần quan trọng của nền kinh tế Indonesia và là nguồn thu nhập chính cho các nhà tài phiệt Indonesia".

"Thật khó để suy đoán về tác động của lệnh cấm. Bản thân lệnh cấm là chưa từng có và cũng không rõ ràng về việc lệnh cấm bao gồm những gì và nó sẽ có hiệu lực trong bao lâu?", Rompas nói.

Vẫn theo Rompas, đã có dấu hiệu cho thấy khả năng lưu trữ dầu cọ thô của Indonesia đã đầy, vì vậy lệnh cấm có thể sẽ sớm được dỡ bỏ.

Trong khi chính phủ Indonesia có vẻ như đã ban hành lệnh cấm để đảm bảo nguồn cung trong nước và ổn định giá cả trong nước, thị trường trong nước lại không thể hấp thụ lượng dầu cọ mà nước này sản xuất. Điều này cho thấy rằng nước này sẽ cần phải sớm hủy bỏ lệnh cấm để giải quyết các vấn đề thặng dư.

Một số nhà quan sát cảnh báo không nên phóng đại khả năng ảnh hưởng của lệnh cấm.

"Tôi không chắc liệu có quốc gia nào phụ thuộc quá nhiều vào các sản phẩm cọ của Indonesia đến mức điêu đứng nếu họ không thể mua được dầu cọ của chúng tôi hay không. Nếu đúng như vậy, có thể có một sự cố ngoại giao. Nhưng đây là công việc kinh doanh", Yohannes Sulaiman, giảng viên về quan hệ quốc tế tại Đại học Jenderal Achmad Yani ở Bandung, nói với Al Jazeera.

Guild cho biết Indonesia trong những năm gần đây đã trở nên quyết liệt hơn trong việc sử dụng lệnh cấm xuất khẩu để đạt được các mục tiêu chính trị và chính sách trong nước, bao gồm các hạn chế đối với quặng niken và than chưa tinh chế, điều này có thể giải thích phần nào thái độ của chính phủ này đối với lệnh cấm mới nhất.

Guild cho biết: “Mỗi khi họ làm điều này, đều có nguy cơ hơi thái quá và cuối cùng, chiến lược này có thể sẽ có tác dụng ngược khi lợi nhuận giảm dần".

"Chính phủ [Indonesia] nhận thức rõ ràng về tất cả những điều này. Họ đã tính toán một cách đơn giản rằng ưu tiên nhu cầu trong nước hơn nhu cầu quốc tế là vì lợi ích quốc gia. Một trong những mối nguy hiểm khi đi theo con đường này là khó biết nó sẽ dẫn đến đâu", Guild kết luận.

  • Cùng chuyên mục
Ông Trump tin rằng 'sẽ đạt được thỏa thuận' với Trung Quốc

Ông Trump tin rằng 'sẽ đạt được thỏa thuận' với Trung Quốc

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump tuyên bố đạt được tiến triển trong việc phát triển các cuộc đàm phán thương mại vào hôm thứ Năm khi chính sách thuế quan của ông làm gián đoạn các mối quan hệ thương mại toàn cầu và ngày càng tập trung vào Trung Quốc.

Thị trường - 18/04/2025 01:04

SeABank đạt lợi nhuận 4.350 tỷ đồng quý 1/2025

SeABank đạt lợi nhuận 4.350 tỷ đồng quý 1/2025

Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, mã chứng khoán SSB) công bố kết quả kinh doanh hợp nhất quý I/2025 với lợi nhuận trước thuế đạt 4.350 tỷ đồng, tăng gần 189% so với cùng kỳ năm 2024. Tổng tài sản của SeABank là 333.746 tỷ đồng, tăng 2,47%, tương đương tăng ròng 8.047 tỷ đồng so với thời điểm 31/12/2024 và vốn điều lệ Ngân hàng ở mức 28.450 tỷ đồng.

Doanh nghiệp - 17/04/2025 16:09

Goldman Sachs: 800 tỷ USD cổ phiếu Trung Quốc có thể bị bán tháo

Goldman Sachs: 800 tỷ USD cổ phiếu Trung Quốc có thể bị bán tháo

Các nhà đầu tư Hoa Kỳ có thể buộc phải bán khoảng 800 tỷ USD cổ phiếu Trung Quốc trong "một kịch bản cực đoan" về sự tách rời tài chính giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, Goldman Sachs Group Inc. ước tính.

Thị trường - 17/04/2025 16:03

Chuyển mình từ giao dịch sang trải nghiệm: Eximbank kiến tạo sự khác biệt đến khách hàng

Chuyển mình từ giao dịch sang trải nghiệm: Eximbank kiến tạo sự khác biệt đến khách hàng

Trong bối cảnh ngành ngân hàng cạnh tranh khốc liệt về chuyển đổi số và chất lượng dịch vụ, Eximbank đã định hướng phát triển mới thông qua cải tiến toàn diện sản phẩm và giải pháp tài chính.

Doanh nghiệp - 17/04/2025 11:48

Chiều nay (17/4), giá xăng dự báo tiếp tục giảm

Chiều nay (17/4), giá xăng dự báo tiếp tục giảm

Nhiều ý kiến dự báo, trong kỳ điều hành chiều nay 17/4, giá bán lẻ xăng dầu trong nước có thể tiếp tục giảm.

Thị trường - 17/04/2025 10:28

Giá vàng miếng SJC lên đỉnh 118 triệu đồng

Giá vàng miếng SJC lên đỉnh 118 triệu đồng

Sáng nay, giá vàng trong nước tiếp tục tăng mạnh. Hiện giá vàng SJC đã lên mốc 115,5 - 118 triệu đồng/lượng (mua - bán), tăng 2,5 triệu đồng/lượng so với chiều ngày hôm qua.

Thị trường - 17/04/2025 09:41

Bất động sản Hạ Long bứt phá chu kỳ mới

Bất động sản Hạ Long bứt phá chu kỳ mới

Thị trường bất động sản Hạ Long đang chứng kiến bước chuyển mạnh mẽ khi hàng loạt "ông lớn" như BIM Land, Sun Property, Vinhomes… khởi động hoặc tái khởi động các dự án chiến lược.

Doanh nghiệp - 17/04/2025 08:00

Nhiều người Nhật Bản mua gạo nước ngoài, trước thời thuế quan Trump

Nhiều người Nhật Bản mua gạo nước ngoài, trước thời thuế quan Trump

Khi tình trạng thiếu hụt gạo nghiêm trọng khiến giá gạo tăng vọt ở Nhật Bản vào năm ngoái, chủ nhà hàng Arata Hirano ở Tokyo đã làm điều mà trước đây có vẻ không thể tưởng tượng được: ông chuyển sang sử dụng gạo Mỹ.

Thị trường - 17/04/2025 07:30

Thương chiến Trump lan rộng khắp thế giới kinh doanh, tác động đến cổ phiếu

Thương chiến Trump lan rộng khắp thế giới kinh doanh, tác động đến cổ phiếu

Tác động lan tỏa của cuộc chiến thương mại toàn cầu của Donald Trump ngày càng được cảm nhận trên nhiều ngành công nghiệp và vào hôm thứ Tư một lần nữa lại gây áp lực lên thị trường chứng khoán Hoa Kỳ.

Thị trường - 17/04/2025 07:05

Giá vàng thế giới vượt mốc 3.300 USD

Giá vàng thế giới vượt mốc 3.300 USD

Giá vàng tăng vọt lên mức cao mới nhờ nhu cầu trú ẩn an toàn khi đồng USD mất giá và cổ phiếu công nghệ lao dốc, theo Bloomberg.

Thị trường - 17/04/2025 00:15

Doanh nghiệp Thương hiệu quốc gia: ‘Chìa khóa’ từ đổi mới, sáng tạo

Doanh nghiệp Thương hiệu quốc gia: ‘Chìa khóa’ từ đổi mới, sáng tạo

Qua 9 năm triển khai Chương trình Thương hiệu quốc gia, Việt Nam đã có 861 lượt doanh nghiệp Thương hiệu quốc gia. Đổi mới, sáng tạo được xem là “chìa khóa” để nhiều doanh nghiệp được công nhận là doanh nghiệp Thương hiệu quốc gia…

Doanh nghiệp - 16/04/2025 20:13

Bảo hiểm Bảo Việt tung gói bảo hiểm thế hệ mới, kết nối không giới hạn

Bảo hiểm Bảo Việt tung gói bảo hiểm thế hệ mới, kết nối không giới hạn

Từ ngày 15/4, Bảo hiểm Bảo Việt chính thức ra mắt chương trình ưu đãi "Du lịch an tâm - Vươn xa kết nối", tặng 4.000 eSIM quốc tế khi khách hàng tham gia Bảo hiểm du lịch Flexi, hứa hẹn "gói gọn" trải nghiệm sống liền mạch, đảm bảo kết nối toàn cầu chỉ với một thiết bị di động.

Doanh nghiệp - 16/04/2025 17:57

Trung Quốc 'sẵn sàng đàm phán' nếu Hoa Kỳ thể hiện 'sự tôn trọng'

Trung Quốc 'sẵn sàng đàm phán' nếu Hoa Kỳ thể hiện 'sự tôn trọng'

Vào thứ Tư (16/4), Trung Quốc đã bày tỏ sự cởi mở trong các cuộc đàm phán thương mại với Hoa Kỳ, nhưng với một số điều kiện nhất định.

Thị trường - 16/04/2025 17:40

Mỹ dọa áp thuế 245% lên Trung Quốc

Mỹ dọa áp thuế 245% lên Trung Quốc

Nhà Trắng cảnh báo áp thuế 245% lên hàng hóa Trung Quốc "do các hành động trả đũa", một động thái leo thang khác trong cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới..

Thị trường - 16/04/2025 17:07

Phép tính của ông chủ Highlands Coffee

Phép tính của ông chủ Highlands Coffee

Trong bối cảnh kinh tế thế giới biến động, Highlands Coffee khánh thành nhà máy rang xay cà phê với giá trị 500 tỷ đồng, công suất 75.000 tấn tại Cái Mép (Bà Rịa - Vũng Tàu).

Thị trường - 16/04/2025 16:21

Trung Quốc bổ nhiệm nhà đàm phán thương mại mới

Trung Quốc bổ nhiệm nhà đàm phán thương mại mới

Trung Quốc hôm thứ Tư bất ngờ bổ nhiệm một nhà đàm phán thương mại mới, người đóng vai trò chủ chốt trong bất kỳ cuộc đàm phán nào nhằm giải quyết cuộc chiến thuế quan đang leo thang với Hoa Kỳ.

Thị trường - 16/04/2025 14:09