Xuất khẩu thủy sản cần làm gì để đạt mục tiêu đứng đầu thế giới?

Nhàđầutư
Năm 2022, dự báo xuất khẩu thủy sản lần đầu tiên vượt qua con số 10 tỷ USD, tuy nhiên theo nhận định của các chuyên gia lĩnh vực này thì với tiềm năng về đất đai, điều kiện tự nhiên, ngành nuôi trồng, chế biến xuất khẩu thủy sản Việt Nam có thể vươn lên tốp dẫn đầu thế giới.
AN HÒA
13, Tháng 10, 2022 | 06:39

Nhàđầutư
Năm 2022, dự báo xuất khẩu thủy sản lần đầu tiên vượt qua con số 10 tỷ USD, tuy nhiên theo nhận định của các chuyên gia lĩnh vực này thì với tiềm năng về đất đai, điều kiện tự nhiên, ngành nuôi trồng, chế biến xuất khẩu thủy sản Việt Nam có thể vươn lên tốp dẫn đầu thế giới.

tc 2

Ngành chế biến thủy sản xuất khẩu đã chủ động được 70% nguyên liệu nhờ đẩy mạnh nuôi trồng. Ảnh TC

Giảm phụ thuộc vào khai thác tự nhiên

Theo số liệu từ Tổng cục Thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn), tổng diện tích nuôi thủy sản trên cả nước đến hết năm 2021 là 1,3 triệu ha. Trong đó, diện tích nuôi tôm nước lợ 737.000ha, diện tích nuôi cá tra gần 6.000ha, còn lại là nuôi trên biển, trên sông và nuôi khác.

Tổng sản lượng thủy, hải sản năm 2021 đạt gần 8,8 triệu tấn. Trong đó, sản lượng tôm nuôi nước lợ đạt gần 1 triệu tấn, cá tra đạt gần 1,5 triệu tấn. Sản lượng thủy, hải sản nuôi trồng chiếm khoảng 70% sản lượng thủy, hải sản xuất khẩu. Điều đó cho thấy, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đi đúng hướng khi ngày càng chủ động nguồn nguyên liệu từ nuôi trồng, giảm phụ thuộc vào khai thác tự nhiên. Đồng bằng sông Cửu Long là vùng trọng điểm trong nuôi trồng, khai thác, chế biến xuất khẩu thủy sản.

Tốc độ tăng trưởng toàn ngành giai đoạn 2010-2021 trung bình trên 5%/năm. Sản lượng thủy sản chiếm 6,2% sản lượng thủy sản Châu Á; chiếm 4,4% về sản lượng và 5,5% giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản toàn cầu. Việt Nam đang đứng thứ 3 thế giới về xuất khẩu thủy sản.

Thủy sản đóng góp khoảng 3,4% GDP toàn quốc và 24,4% GDP ngành nông nghiệp. Xuất khẩu thủy sản năm 2021 đạt 8,6 tỷ USD tương ứng 1,7% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu cả nước và 20,8% kim ngạch xuất khẩu ngành nông nghiệp. Ngành thủy sản cũng góp phần giải quyết việc làm cho khoảng gần 4 triệu lao động, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn; tham gia hiệu quả vào công cuộc bảo vệ an ninh quốc phòng.

tc 1

Chí phí đầu vào tăng cao khiến cho con tôm Việt Nam yếu sức cạnh tranh trên thương trường. Ảnh TC

 Năng lực cạnh tranh nhìn từ mặt hàng chủ lực

Theo ông Trương Đình Hoè,Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (VASEP), trong 8 tháng đầu năm nay, xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam đạt 7,7 tỷ USD, tăng 38% so với cùng kỳ. Trong đó, xuất khẩu tôm đạt 3 tỷ USD, cá tra đạt 1,8 tỷ USD, còn lại là các loại hải sản khác.

70% sản lượng thủy, hải sản xuất khẩu đều từ nuôi trồng và con tôm là mặt hàng chủ lực với kim ngạch xuất khẩu hàng năm ở mức trên 4 tỷ USD. Tuy nhiên, hiện nay ngành nuôi trồng, chế biến tôm xuất khẩu vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế.

"Hiện nay hình thức nuôi tôm thâm canh quy mô trang trại chỉ chiếm khoảng 15.000 ha (10% ), còn lại là nuôi quy mô nhỏ lẻ nông hộ. Sản phẩm tôm nuôi theo mô hình tôm lúa, tôm rừng, tôm sinh thái đang được thị trường ưa chuộng nhưng diện tích nuôi chiếm tỷ trọng nhỏ. Bên cạnh đó hiện nay ngành công nghiệp tôm của Việt Nam đang yếu sức cạnh tranh khi mà các chi phí đầu vào như con giống, thức ăn, thuốc thủy sản cao hơn nhiều quốc gia đang dẫn đầu về ngành công nghiệp này như Ecuador, Ấn Độ", Tổng thư ký VASEP phân tích.

Để nâng cao sức cạnh tranh cho ngành tôm, đồng thời nâng cao kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này ông Trương Đình Hòe khuyến cáo các địa phương cần gia tăng diện tích nuôi tôm quy mô trang trại; chuyển đổi hợp lý diện tích nuôi tôm sú sang nuôi tôm thẻ; quy hoạch các vùng nuôi tôm rừng, tôm lúa đi kèm chứng nhận bền vững thể hiện tính đặc thù của mô hình nuôi.

"Ecuador chỉ có 330.000ha nuôi tôm thẻ đã có doanh số xuất khẩu hơn 5 Tỷ USD. Ấn Độ có diện tích nuôi tôm thẻ chưa đầy 200.000ha nhưng mặt hàng này cũng mang về kim ngạch cho quốc giá này đến 5 tỷ USD. Năm 2021, Việt Nam có 150.000 ha nuôi tôm thẻ nhưng cũng đã mang về kim ngạch gần 3 tỷ USD. Trong khi đó, diện tích nuôi tôm sú năm 2021 lên đến 600.000 ha nhưng kim ngạch xuất khẩu chỉ đạt hơn 619 triệu USD. Như vậy, việc định hướng phát triển mạnh diện tích nuôi tôm thẻ trong thời gian tới là hướng đi cho hiệu quả kinh tế cao", ông Trương Đình Hòe nhận định.

Theo ông Hoàng Thanh Vũ - Phó tổng giám đốc phụ trách kỹ thuật Công ty cổ phần Thực phẩm Sao Ta (Sóc Trăng), để vươn lên vị trí dẫn đầu xuất khẩu tôm, ngành tôm Việt Nam phải vượt qua hai đối thủ "nặng ký" đó là Ecuador và Ấn Độ.

"Năm 2018 Ecuador là nước xuất khẩu tôm đứng thứ 5 trên thế giới, sau Ấn Độ, Indonesia, Thái Lan, Việt Nam, nhưng đến năm 2021 Ecuador vươn lên dẫn đầu thế giới về xuất khẩu tôm nhờ xuất khẩu đến 1 triệu tấn tôm thẻ chân trắng", ông Vũ thông tin.

Cũng theo ông Vũ, kinh nghiệm của Ecuador trong nuôi tôm là họ chỉ sử dụng tôm bố mẹ kháng bệnh và thả ở mật độ thấp trong ao rộng hơn, trong khi Việt Nam dùng tôm lớn nhanh và nâng cao mật độ nuôi.

Ecuador tự chủ gia hóa tôm bố mẹ trong nước, trong khi Việt Nam còn phụ thuộc vào nhập khẩu tôm bố mẹ.

Ecuador nuôi toàn quy mô trang trại nhỏ nhất 50 ha, lớn 10.000 ha. Từ đó họ đầu tư dễ dàng cơ giới hóa, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất cũng như xây dựng quy chuẩn ASC (tiêu chuẩn quốc tế đối với thủy sản nuôi có trách nhiệm với cộng đồng),cho vùng nuôi.

Nhờ tổ chức vùng nuôi tập trung và tự chủ được nguồn con giống, thúc ăn nên giá thành sản xuất tôm của Ecuador có xu hướng ngày càng rẻ. Trong khi đó, chi phí nuôi tôm ở Việt Nam có xu hướng ngày càng tăng. Đơn cử như giá thức ăn cho tôm năm 2022 đã tăng giá 2-3 lần so với năm 2021, trong khi giá tôm bán 15 năm nay hầu như không tăng bao nhiêu.

"Ecuador đang là đối thủ mạnh trong cạnh tranh xuất khẩu tôm. Trong vòng vài năm tới, nếu chúng ta không cải thiện được giá thành tôm nuôi, thì đối thủ này sẽ tiếp tục mở rộng thị trường, ngành tôm Việt Nam chẵng những không thăng hạng mà còn rất khó duy trì vị thế của mình", ông Vũ lo lắng cho biết.

Theo các mục tiêu chương trình, đề án phát triển ngành thủy sản đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt:

Đến năm 2030 tổng sản lượng thủy sản đạt 9,8 triệu tấn. Trong đó, sản lượng nuôi trồng chiếm 7 triệu tấn, khai thác chiếm 2,8 triệu tấn.

Tổng kim ngạch xuất khẩu thủy, hải sản hàng năm đạt từ 14-16 tỷ USD, tốc độ tăng trưởng giá trị xuất khẩu thủy sản hàng năm đạt từ 3,0–4,0%;

Giải quyết việc làm cho 3,5 triệu lao động với mức thu nhập tương đương mức bình quân chung của cả nước; xây dựng các làng cá ven biển, đảo thành cộng đồng dân cư văn minh, có đời sống văn hóa tinh thần đậm đà bản sắc riêng, gắn với xây dựng nông thôn mới.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25154.00 25454.00
EUR 26614.00 26721.00 27913.00
GBP 31079.00 31267.00 32238.00
HKD 3175.00 3188.00 3293.00
CHF 27119.00 27228.00 28070.00
JPY 158.64 159.28 166.53
AUD 16228.00 16293.00 16792.00
SGD 18282.00 18355.00 18898.00
THB 667.00 670.00 698.00
CAD 18119.00 18192.00 18728.00
NZD   14762.00 15261.00
KRW   17.57 19.19
DKK   3574.00 3706.00
SEK   2277.00 2364.00
NOK   2253.00 2341.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ