Xuất khẩu 2023 và những 'đòi hỏi' cao từ các FTA thế hệ mới
Trong bối cảnh tăng trưởng xanh, kinh tế tuần hoàn đang trở thành xu hướng và đòi hỏi trên toàn cầu như một giải pháp tích cực để giảm phát thải nhà kính, nâng cao năng lực cạnh tranh, hướng tới mục tiêu trung hòa cacbon và phát triển bền vững, Việt Nam cần quan tâm tới "tính xanh" của chuỗi sản xuất.
Kể từ đầu năm nay (1/1/2023), khi xuất khẩu hàng hoá vào các thị trường có ký kết Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (Hiệp định EVFTA), các doanh nghiệp Việt Nam không còn được áp dụng cơ chế ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) mà phải áp dụng cơ chế ưu đãi thuế quan theo các cam kết của Hiệp định EVFTA. Năm 2023 cũng bước sang năm thứ 5 Việt Nam thực thi Hiệp định Đối tác Toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) với các yêu cầu cao hơn về tiêu chuẩn "xanh" đối với sản phẩm, hàng hoá khi xuất khẩu vào các thị trường này.
Thực thi các hiệp định thương mại tự do (FTA) chính là thực thi các cam kết, trọng tâm là việc xóa bỏ và cắt giảm thuế quan nhập khẩu hàng hoá theo "lộ trình". Nghĩa là, khi đàm phán ký kết một FTA nào đó, các nhà đàm phán đều dựa trên trình độ, năng lực của quốc gia mình để đảm bảo doanh nghiệp và nền kinh tế có thể đáp ứng theo "lộ trình" đó. Và đương nhiên, lộ trình thường được đặt ra trong những khoảng thời gian nhất định, với các yêu cầu ngày càng khắt khe hơn.
Ví dụ như việc xóa bỏ thuế nhập khẩu (về 0%) trong Hiệp định CPTPP phần lớn là lộ trình 3-7 năm (một số trường hợp, lộ trình có thể trên 10 năm và có một số rất ít dòng thuế có lộ trình xóa bỏ thuế nhập khẩu kéo dài trên 20 năm). Việt Nam khi tham gia vào sân chơi FTA vừa là để có thêm cơ hội thị trường, cũng vừa để khẳng định tuân thủ sự cạnh tranh sống còn trong sự tồn tại tất yếu, không thể khác của một nền kinh tế "mở".
Ông Trần Thanh Hải - Phó Cục trưởng Cục XNK, Bộ Công Thương cho rằng: “Cuộc cạnh tranh để chúng ta đẩy mạnh xuất khẩu thì thực chất đây cũng là một cuộc cạnh tranh không ngừng để có thể tự đổi mới mình và nâng cao chất lượng cũng như đáp ứng được tốt nhất nhu cầu của người tiêu dùng”.
Thế nhưng, với một cộng đồng doanh nghiệp có tới hơn 96% là doanh nghiệp nhỏ và vừa, tiềm lực còn hạn chế thì để đẩy mạnh đổi mới công nghệ, đầu tư sản xuất đáp ứng tiêu chuẩn của các thị trường cho giá trị cao không hề dễ dàng.
Tại hội nghị giao ban xúc tiến thương mại với hệ thống Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài tổ chức vào ngày 31/1/2023, Tham tán Thương mại Việt Nam Nguyễn Thị Hoàng Thúy - phụ trách Thương vụ Việt Nam tại Thụy Điển (kiêm nhiệm Đan Mạch, Phần Lan, Iceland, Na uy, Latvia) nếu thực tế, các nước Bắc Âu đặc biệt quan tâm đến các vấn đề biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường. Trong dự toán ngân sách năm 2023 của các nước này đều có khoản dự chi ngân sách cho hoạt động đầu tư xanh, hỗ trợ bảo vệ môi trường.
Điều này sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến các hành vi tiêu dùng của người dân Bắc Âu - với xu hướng sử dụng các sản phẩm xanh tái chế, thân thiện với môi trường vẫn sẽ tiếp tục được ưa chuộng tại Bắc Âu.
Tham tán Thương mại Việt Nam Nguyễn Thị Hoàng Thúy nhấn mạnh tới "Thoả thuận xanh châu Âu", với hàng loạt các chiến lược được đưa ra nhằm mục tiêu “làm cho EU trở nên trung lập với khí hậu vào năm 2050", doanh nghiệp Việt Nam cần phải nắm được các quy định cũng như xu hướng thị trường để đảm bảo các yêu cầu khi muốn xuất khẩu vào thị trường này.
"Chiến lược từ trang trại đến bàn ăn, tức là một trong những mục tiêu quan trọng nhất là giảm 50% việc sử dụng thuốc trừ sâu vào năm 2030. Do vậy, các nhà cung cấp và nông dân sẽ phải tìm kiếm các giải pháp thay thế hiện đại để thay thế biện pháp kiểm soát dịch hại truyền thống. Nông dân cũng có thể phải điều chỉnh các phương thức canh tác của họ để đáp ứng các quy định mới. Đây chính là lý do tại sao mà EU thường xuyên đưa ra các rà soát về việc vượt ngưỡng các chất bị cấm" - bà Nguyễn Thị Hoàng Thúy nói.
Là một ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, khi tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu, ngành da giày Việt Nam xác định việc tuân thủ, đáp ứng các tiêu chuẩn cao của các FTA thế hệ mới như CPTPP và EVFTA đem lại cả thách thức và cơ hội cho doanh nghiệp và người lao động Việt Nam.
Bà Phan Thị Thanh Xuân - Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Da - Giày - Túi xách Việt Nam nêu thực tế: "Các yêu cầu, đặc biệt là các yêu cầu về sản xuất xanh đối với những chuỗi cung ứng là một thách thức đặt ra, vậy thì đối với doanh nghiệp của ngành da giầy trước tiên là các doanh nghiệp phải cập nhật các thông tin thường xuyên.
Cụ thể, phía EU chúng ta thấy là đạo luật liên quan đến vấn đề tuân thủ tiêu chuẩn hàng hóa an toàn khi sản xuất xuất khẩu vào thị trường EU thì đạo luật này được cập nhật hằng năm. Thứ hai nữa là sắp tới thì thị trường Đức cũng đưa ra một đạo luật mới về tăng cường tham vấn trong chuỗi cung ứng đối với bên thứ ba. Đây cũng là một trong những điều kiện các doanh nghiệp phải đáp ứng tuân thủ. Nếu như chúng ta mà không đáp ứng thì sẽ thất bại khi xuất khẩu vào thị trường này".
Từ thực tế hoạt động của các doanh nghiệp xuất khẩu thực phẩm hữu cơ (là các loại thực phẩm được sản xuất và chế biến không dùng hóa chất như phân bón hóa học, chất bảo quản, thuốc trừ sâu, hormon tăng trưởng, kháng sinh hay những sinh vật biến đổi gen…).
Ông Phạm Minh Đức - Phó Chủ tịch Hiệp hội Hữu cơ Việt Nam cho rằng, cùng với nỗ lực của doanh nghiệp trong việc đáp ứng tiêu chuẩn cao của hàng hoá thì việc tiếp cận thị trường, để doanh nghiệp hiểu hơn các thị trường có vai trò quan trọng của cơ quan quản lý Nhà nước. Bởi, mặc dù tiềm năng xuất khẩu của các sản phẩm hữu cơ rất lớn, nhưng khả năng tiếp cận các thị trường còn hạn chế do khả năng khó "vươn xa" của doanh nghiệp nhỏ và vừa:
"Hiện nay các sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu chủ lực của Việt Nam thì đều đã có chứng nhận hữu cơ, xuất khẩu theo tiêu chuẩn EU và Mỹ rồi. Ví dụ như sản phẩm tôm, gạo, sữa, điều, tiêu, cà phê, chè và một số loại gia vị đặc biệt. Tuy nhiên, sản lượng sản xuất được của ngành hữu cơ thì chưa lớn và hiện nay phần lớn các sản phẩm vẫn đang phải xuất ở dạng nguyên liệu thô. Phần lớn các doanh nghiệp này cũng đã phát triển các sản phẩm cao cấp, có đóng gói, có thương hiệu, nhưng thực tế thì chưa tiếp cận được sâu vào thị trường người tiêu dùng cuối cùng" - ông Phạm Minh Đức nói.
Chiến lược xuất nhập khẩu Việt Nam đến năm 2030 đặt mục tiêu xuất khẩu phát triển bền vững với tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa bình quân 6-7%/năm trong thời kỳ 2021 - 2030… Riêng trong năm 2023, Bộ Công Thương đặt mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu khoảng 6% so với năm 2022. Nhiều ý kiến cho rằng đây là mục tiêu khá "khiêm tốn", song cơ quan quản lý nhà nước khẳng định, để đạt được là "không hề dễ dàng".
Bên cạnh các khó khăn thách thức của suy giảm kinh tế toàn cầu, của lạm phát dẫn đến hạn chế chi tiêu các mặt hàng tiêu dùng không thật sự thiết yếu… thì còn phải làm sao để đảm bảo đáp ứng được tiêu chuẩn ngày càng cao của các thị trường và ý thức của người tiêu dùng đang ngày càng coi trọng việc bảo vệ môi trường, phát triển xanh và bền vững.
(Theo VOV)
- Cùng chuyên mục
Tiền điện tử tăng giá vào Ngày bầu cử ở Mỹ
Tiền điện tử và các quỹ giao dịch trao đổi liên quan (ETF) dựa trên tài sản tiền điện tử đã tăng giá vào thứ Ba (giờ Mỹ) khi các nhà đầu tư chờ đợi kết quả cuộc bầu cử, theo Fox Business.
Thị trường - 06/11/2024 06:59
Sàn Temu đã đăng ký thuế nhưng chưa được cấp phép hoạt động
Sau 2 tháng đăng ký và được cấp mã số thuế tại Việt Nam, đến nay Temu vẫn chưa được cấp phép hoạt động dù sàn thương mại điện tử (TMĐT) xuyên biên giới này đã có văn bản gửi Bộ Công Thương về thực hiện các yêu cầu pháp luật TMĐT Việt Nam…
Thị trường - 06/11/2024 06:30
Du lịch Khánh Hòa lập kỷ lục, chiếm gần 30% khách quốc tế đến Việt Nam
Thu hút gần 30% tổng khách Quốc tế của cả nước với chi tiêu cao gấp 7 lần khách nội địa, Khánh Hòa đang cho thấy tương lai đầy rực rỡ của ngành dịch vụ không khói.
Doanh nghiệp - 05/11/2024 15:29
BIDV được vinh danh 'Thương hiệu quốc gia'
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) tiếp tục được vinh danh trong khuôn khổ "Lễ Công bố sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam".
Doanh nghiệp - 05/11/2024 15:28
TNPM ghi dấu ấn trên thị trường quản lý vận hành BĐS Hà Nội
Mới đây, Công ty Công ty cổ phần Đầu tư và Quản lý bất động sản TN Property Management (TNPM) vừa trở thành đối tác cung ứng dịch vụ cho Khu liên cơ quan Vân Hồ (52 Lê Đại Hành, Hai Bà Trưng, Hà Nội), tiếp tục khẳng định vị thế trên thị trường.
Doanh nghiệp - 05/11/2024 15:27
Ngành tiền điện tử chi ít nhất 238 triệu USD cho bầu cử tổng thống Mỹ
Ngành tiền điện tử của Hoa Kỳ đã vượt qua một số ngành chi tiêu lớn truyền thống trong cuộc bầu cử năm 2024 nhằm giúp Washington có thiện cảm hơn đối với tài sản kỹ thuật số, theo Fox News.
Thị trường - 05/11/2024 15:26
Agribank nâng tầm trải nghiệm người dùng với Tài khoản Plus
Agribank ra mắt Tài khoản Plus, mang đến một trải nghiệm ngân hàng số hiện đại với sự kết hợp giữa tính cá nhân hóa và sự tiện lợi trong giao dịch tài chính.
Doanh nghiệp - 05/11/2024 15:20
Vinamilk 16 năm liền là Thương hiệu quốc gia
Thương hiệu sữa có giá trị thứ 6 toàn cầu – Vinamilk - tiếp tục được vinh danh Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2024, viết tiếp một hành trình đặc biệt và khác biệt của doanh nghiệp sữa Việt duy nhất giữ vững danh vị này trong 16 năm liên tiếp.
Doanh nghiệp - 05/11/2024 15:18
Tân Á Đại Thành 12 năm liên tiếp được vinh danh là Thương hiệu Quốc gia Việt Nam
Ngày 4/11, tại Lễ công bố Thương hiệu Quốc gia Việt Nam năm 2024, Tập đoàn Tân Á Đại Thành tự hào được vinh danh lần thứ 6 liên tiếp, đánh dấu chặng đường 12 năm liền được công nhận là Thương hiệu Quốc gia của Việt Nam. Sự kiện có sự tham gia và phát biểu chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng sự có mặt của Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên và cùng các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng, lãnh đạo các bộ, ban, ngành, cơ quan trung ương, c
Thị trường - 05/11/2024 15:13
Việt Nam xuất khẩu thủy sản tháng 10 ước đạt 1,1 tỷ USD
Thông tin từ Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu Thủy sản Việt Nam, xuất khẩu thủy sản cả nước tháng 10 ước đạt 1,1 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm 2023. Đây là lần đầu tiên sau hơn 2 năm (từ tháng 6/2022), xuất khẩu thủy sản quay lại mốc 1 tỷ USD/tháng...
Thị trường - 05/11/2024 13:55
PV GAS trao tặng 228 căn nhà Đại đoàn kết cho người nghèo tại tỉnh Cao Bằng
PV GAS đã phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) tỉnh Cao Bằng tổ chức lễ bàn giao 228 căn nhà Đại đoàn kết cho hộ nghèo, hộ cận nghèo gặp khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh.
Doanh nghiệp - 05/11/2024 11:46
Krungsri muốn mua trước hạn 50% vốn điều lệ còn lại của SHBFinance
Krungsri vừa qua đã có đề nghị với Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) về việc muốn mua trước hạn 50% vốn điều lệ còn lại của SHBFinance. Thương vụ chuyển nhượng sẽ đem lại nguồn thặng dư vốn đáng kể cho cổ đông của SHB cũng như nâng cao năng lực tài chính và vị thế của ngân hàng.
Doanh nghiệp - 05/11/2024 11:46
DNP Holding lần thứ 2 liên tiếp có 3 đại diện được vinh danh Thương hiệu quốc gia Việt Nam
Công ty cổ phần DNP Holding (DNP) lần thứ 2 liên tiếp có 3 thương hiệu lớn được vinh danh là Đồng Nai Plastics (với sản phẩm ống nhựa và phụ kiện), CMC (với gạch ốp lát Prato, gạch ốp lát CMC, ngói tráng men cao cấp CMC Galaxy) và Tân Phú Việt Nam (nhựa gia dụng Inochi).
Doanh nghiệp - 05/11/2024 11:45
EVNGENCO3: Doanh thu 9 tháng đầu năm 2024 đạt 28.416 tỷ đồng
Ngày 30/10/2024, Tổng Công ty Phát điện 3 - CTCP (mã chứng khoán: PGV) công bố kết quả sản xuất - kinh doanh quý III/2024. Theo đó, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ công ty mẹ quý III đạt 6.810 tỷ đồng, và 28.146 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm.
Doanh nghiệp - 05/11/2024 09:00
Agribank chính thức ra mắt Giải pháp Open Smartbank
Mới đây, Agribank chính thức ra mắt Giải pháp Open Smartbank (OSB). Theo đó, Agribank phát triển dịch vụ Tài khoản Plus – một bước đột phá mới trong việc cá nhân hóa và tối ưu hóa trải nghiệm khách hàng.
Doanh nghiệp - 05/11/2024 09:00
EVN đề xuất thí điểm giá điện hai thành phần
Việc triển khai thí điểm giá điện hai thành phần được áp dụng trước với một số nhóm khách hàng, sau đó thực hiện mở rộng vào 1/1/2025.
Thị trường - 05/11/2024 08:46
- Đọc nhiều
-
1
Đại gia Rolls Royce Ninh Bình vừa bị khởi tố là ai?
-
2
Ông Mai Tiến Dũng nhận bao nhiêu tiền từ dự án Đại Ninh?
-
3
Đại gia Nguyễn Cao Trí 'thao túng' cựu cán bộ Thanh tra Chính phủ ra sao?
-
4
Doanh nghiệp dầu khí quý III/2024: ‘Điểm sáng’ nhóm thượng nguồn
-
5
Novaland, Nguyễn Cao Trí và phí bảo mật thông tin 300 tỷ đồng tại dự án Đại Ninh
Đáng đọc
- Đáng đọc
Đại gia Rolls Royce Ninh Bình vừa bị khởi tố là ai?
Tài chính - Update 1 day ago
Doanh nghiệp Việt 'lội ngược dòng' nhờ thương mại điện tử
Thị trường - Update 1 day ago
Đằng sau mức định giá tỷ đô của Sacombank tại một dự án nghỉ dưỡng
Tài chính - Update 16 h ago