Vốn FDI 5 tháng đã cải thiện, nhưng Việt Nam vẫn cần nhanh chóng hành động

Nhàđầutư
Dù dòng vốn đầu tư nước ngoài thu hút vào Việt Nam đã được cải thiện so với những tháng đầu năm, nhưng trước những yếu tố bất lợi đang nổi lên, đặt ra yêu cầu Việt Nam cần phải hành động nhanh chóng hơn nữa nếu không muốn bị tụt lại trong cuộc đua.
ANH PHONG
26, Tháng 05, 2023 | 17:22

Nhàđầutư
Dù dòng vốn đầu tư nước ngoài thu hút vào Việt Nam đã được cải thiện so với những tháng đầu năm, nhưng trước những yếu tố bất lợi đang nổi lên, đặt ra yêu cầu Việt Nam cần phải hành động nhanh chóng hơn nữa nếu không muốn bị tụt lại trong cuộc đua.

Day chuyen San xuat Foxco

 

Tình hình được cải thiện 

Số liệu vừa được Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) công bố, tính đến ngày 20/5/2023, tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam đạt gần 10,86 tỷ USD, chỉ còn giảm 7,3% so với cùng kỳ năm trước.

Trong đó, vốn đăng ký mới đạt hơn 5,26 tỷ USD, tăng 27,8% so với cùng kỳ; vốn điều chỉnh đạt 2,28 tỷ USD, giảm 59,4% so với cùng kỳ; còn vốn đầu tư thông qua góp vốn, mua cổ phần đạt gần 3,32 tỷ USD, tăng 67,2% so với cùng kỳ.

Như vậy, sau 5 tháng, tình hình thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đã có sự cải thiện đáng kể.

Đáng chú ý, số dự án đầu tư mới tăng mạnh so với cùng kỳ (tăng 66,4%). Theo Cục Đầu tư nước ngoài, việc tốc độ tăng số dự án mới lớn hơn tốc độ tăng tổng vốn đầu tư cho thấy các nhà đầu tư nước ngoài quy mô vừa và nhỏ tiếp tục quan tâm, tin tưởng vào môi trường đầu tư của Việt Nam vừa đưa ra các quyết định đầu tư mới.

"Còn các tập đoàn lớn hiện đang cẩn trọng, xem xét kỹ việc tiếp tục đầu tư lớn vào Việt Nam trong bối cảnh tác động của chính sách thuế tối thiểu toàn cầu", Cục Đầu tư nước ngoài đưa ra nhận định.

Số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài cũng cho thấy, các dự án có quy mô vốn đầu tư dưới 1 triệu USD chiếm tới gần 70% số dự án mới, song tổng vốn đầu tư chỉ chiếm gần 2,2% tổng vốn đầu tư đăng ký mới trong 5 tháng.

Trong khi đó, vốn đầu tư điều chỉnh giảm so với cùng kỳ (giảm 59,4%), do không có nhiều dự án điều chỉnh vốn lớn, song mức giảm đã được cải thiện hơn so với các tháng đầu năm. Tuy nhiên, số lượt dự án điều chỉnh vốn lại tăng mạnh hơn (tăng 22,8% so với cùng kỳ) thay vì tăng 19,5% trong 4 tháng, tăng 2,6% trong 3 tháng và giảm 6,3% trong 2 tháng đầu năm.

"Điều này khẳng định niềm tin của các nhà đầu tư vào môi trường đầu tư của Việt Nam, vì vậy, họ tiếp tục đưa ra các quyết định mở rộng dự án hiện hữu", Cục Đầu tư nước ngoài nhận xét.

Một sự cải thiện rõ ràng khác là vốn đầu tư thông qua góp vốn, mua cổ phần tiếp tục tăng so với cùng kỳ năm trước. Có mức tăng mạnh này chủ yếu là nhờ dự án mua cổ phần của nhà đầu tư Nhật Bản tại VPBank, với tổng giá trị thương vụ lên tới 1,5 tỷ USD.

Không chỉ là vốn đăng ký, mà vốn giải ngân cũng đã có sự cải thiện. Theo Cục Đầu tư nước ngoài, 5 tháng, vốn đầu tư nước ngoài giải ngân ước đạt 7,56 tỷ USD, tuy vẫn giảm 0,8% so với cùng kỳ, nhưng mức giảm đã cải thiện so với các thời điểm đầu năm.

Số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài cho thấy, 5 tháng qua, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo vẫn tiếp tục dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt hơn 6,64 tỷ USD, chiếm 61,2% tổng vốn đầu tư đăng ký và giảm 2,5% so với cùng kỳ.

Ngành hoạt động tài chính, ngân hàng đứng thứ 2 với tổng vốn đầu tư hơn 1,53 tỷ USD, chiếm hơn 14,1% tổng vốn đầu tư đăng ký và tăng hơn 12 lần so với cùng kỳ. Các ngành kinh doanh bất động sản, hoạt động chuyên môn, khoa học - công nghệ xếp thứ 3 và 4, với tổng vốn đăng ký đạt lần lượt là gần 1,16 tỷ USD (giảm 61,3%) và gần 481 triệu USD (tăng 28,3%). Còn lại là các ngành khác.

Xét theo đối tác đầu tư, trong 5 tháng đầu năm, Singapore dẫn đầu với tổng vốn đầu tư hơn 2,53 tỷ USD, chiếm hơn 23,3% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam, giảm 14,3% so với cùng kỳ 2022; Nhật Bản đứng thứ hai với gần 2,1 tỷ USD, chiếm gần 19,1% tổng vốn đầu tư, gấp gần 2,2 lần so với cùng kỳ.

Trong khi đó, Trung Quốc đứng thứ 3 với tổng vốn đầu tư đăng ký gần 1,61 tỷ USD, chiếm 14,8% tổng vốn đầu tư, tăng 41,9% so với cùng kỳ. Tiếp theo là Đài Loan, Hồng Kông, Hàn Quốc...

Cẩn trọng trước nguy cơ tụt hậu trong thu hút FDI

Trao đổi tại một cuộc hội thảo gần đây, GS-TSKH. Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE) đã lưu ý, Việt Nam cần theo dõi đến thay đổi chính sách của các nước, chiến lược đối ngoại của từng nước và đặc biệt là chiến lược của các tập đoàn đa quốc gia đã và sẽ đầu tư vào Việt Nam.

Theo vị Chủ tịch, môi trường kinh doanh và đầu tư toàn cầu đã và đang thay đổi đáng kể dưới tác động của những yếu tố địa chính trị phức tạp, những biến cố chưa từng có tiền lệ như đại dịch COVID-19, những thách thức đa phương như biến đổi khí hậu hay những vấn đề mới nảy sinh như chính sách về thuế tối thiểu toàn cầu… làm ảnh hưởng không chỉ đến đà phục hồi mà còn thúc đẩy sự chuyển dịch dòng vốn đầu tư nước ngoài diễn ra nhanh, mạnh mẽ hơn trên toàn thế giới, mang đến nhiều sự thay đổi trong các quyết sách đầu tư.

Theo GS-TSKH. Nguyễn Mại, những hành động gần đây của các quốc gia như Mỹ, các quốc gia thuộc EU, hay Hàn Quốc, Nhật Bản cho thấy rõ đã có sự hạn chế đầu tư ra nước ngoài.

Vì vậy nếu Việt Nam không lưu ý theo dõi đến thay đổi chính sách của các nước, chiến lược đối ngoại của từng nước và đặc biệt là chiến lược của các tập đoàn đa quốc gia đã và sẽ đầu tư vào Việt Nam, Việt Nam sẽ bị tụt hậu trong thu hút FDI.

Empty

Empty

Ấn Độ và Indonesia là hai quốc gia có thể xem vừa là đối thủ, vừa là đối tác thu hút FDI quan trọng mà phía Việt Nam cần lưu ý.

GS-TSKH. Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội VAFIE

"Nếu Việt Nam cứ 'ngủ' trên những cái mà Việt Nam hiểu về họ cho đến nay mà không thay đổi theo cái mà họ đã thay đổi để mà tính đến điều chỉnh các biện pháp thu hút dòng vốn đầu tư, sẽ rất khó để có thể hiện thực hóa các mục tiêu thu hút FDI", GS-TSKH. Nguyễn Mại nói.

Thứ hai là sự cạnh tranh gay gắt đến từ các quốc gia lớn hay ngay trong khu vực. Bên cạnh Trung Quốc, Chủ tịch VAFIE đã chỉ mặt điểm tên Ấn Độ và Indonesia là hai quốc gia có thể xem vừa là đối thủ, vừa là đối tác thu hút FDI quan trọng mà phía Việt Nam cần lưu ý hợp tác để điều chỉnh chính sách phù hợp nhằm giữ chân nhà đầu tư hiện tại và thu hút thêm nhiều nhà đầu tư mới.  

Liên quan đến thuế tối thiểu toàn cầu, trong một cuộc họp ngày 23/5 giữa lãnh đạo Bộ KH&ĐT và đại diện các Công ty Luật Baker&Mckenzie, Kim&Chang, VILAF Hồng Đức, Invest Pro… đại diện các bộ, ngành, bà Nguyễn Thị Bích Ngọc Thứ trưởng Bộ KH&ĐT cho biết, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo quyết liệt Tổ công tác đặc biệt tập trung nghiên cứu và đề xuất các giải pháp liên quan đến thuế suất tối thiểu toàn cầu của OECD; tập trung rà soát, hoàn thiện thể chế, quy định và xây dựng lộ trình áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm quốc tế và áp dụng phù hợp với Việt Nam trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

"Việt Nam đã mở cửa thu hút đầu tư nước ngoài được 35 năm và một trong những chính sách thu hút đầu tư đó là dùng các biện pháp ưu đãi mà trong trường hợp này đó là ưu đãi dựa trên thuế thu nhập doanh nghiệp. Đây là biện pháp quan trọng, tuy nhiên bài toán đặt ra là điều chỉnh chính sách ưu đãi đầu tư này như thế nào để đảm bảo tương thích với thuế tối thiểu toàn cầu nhưng ít tác động nhất đối với các doanh nghiệp đầu tư tại Việt Nam; đảm bảo nhất quán chính sách thu hút đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Đồng thời khẳng định, trong thời gian tới Việt Nam vẫn tiếp tục thu hút đầu tư nước ngoài và các chính sách thu hút có sự thay đổi", Thứ trưởng Nguyễn Thị Bích Ngọc nói.

Bà cũng nhấn mạnh, với vai trò là cơ quan tham mưu cho Chính phủ về đầu tư nước ngoài, Bộ KHĐT đang nghiên cứu chính sách ưu đãi đầu tư mới để áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp trong bối cảnh mới và trước mắt là phù hợp, tương thích với thuế tối thiểu toàn cầu.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ