Viện sĩ Nguyễn Thị Thanh Nhàn: Nữ doanh nhân thích dấn thân làm việc khó

Nhàđầutư
Doanh nhân Nguyễn Thị Thanh Nhàn là Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Tiến bộ Quốc tế (Cty AIC). Chị là người có những đóng góp lớn lao vào sự phát triển của đất nước thông qua hoạt động chuyển giao, ứng dụng công nghệ tiên tiến trên thế giới vào Việt Nam.
PHONG CẦM
22, Tháng 06, 2018 | 12:23

Nhàđầutư
Doanh nhân Nguyễn Thị Thanh Nhàn là Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Tiến bộ Quốc tế (Cty AIC). Chị là người có những đóng góp lớn lao vào sự phát triển của đất nước thông qua hoạt động chuyển giao, ứng dụng công nghệ tiên tiến trên thế giới vào Việt Nam.

nguyen-thi-thanh-nhan-aic

Vào năm 2015, chị Nhàn là Viện sĩ, Tiến sĩ và cũng là người phụ nữ đầu tiên của khu vực châu Á và Việt Nam được Viện Hàn lâm Quốc tế về các nghiên cứu hệ thống Liên Bang Nga (Viện IASS) trao tặng hai danh hiệu cao quý: Viện sĩ có thành tích xuất sắc nhất giai đoạn 2004-2014 và phần thưởng Ngôi sao Vernadski.

Người tiên phong

Đó là tâm niệm của doanh nhân Nguyễn Thị Thanh Nhàn và tâm niệm đó cũng chính là triết lý kinh doanh của chị, được chứng minh bằng quá trình kinh doanh thực tế của Công ty CP Tiến bộ Quốc tế (Cty AIC) do chị đứng đầu. 

Tôi biết chị cách đây hơn 10 năm. Sau nhiều lần hẹn phỏng vấn bất thành vì chị quá bận, lần đầu tiên được diện kiến nữ doanh nhân là tại trụ sở cũ của Cty AIC ở 75 Âu Cơ (Tây Hồ, Hà Nội). Lúc này chị "nổi như cồn" trong làng xuất khẩu lao động Việt Nam. Sau khi khởi nghiệp từ xuất khẩu lao động, chị tiếp tục dấn thân vào nhiều lĩnh vực. Có lẽ vì vậy mà chị nổi tiếng là người luôn chấp nhận đối mặt với những thách thức, luôn đi tiên phong trong những lĩnh vực mới, có ý nghĩa xã hội, giúp đỡ người nghèo, xử lý ô nhiễm môi trường, ứng dụng khoa học kỹ thuật…

nguyen-thi-thanh-nhan

 

Tôi tâm niệm đã làm việc gì thì việc ấy phải có ý nghĩa cho xã hội và khi làm phải làm với cái tâm và phải say mê. Những thành công của tôi và AIC thời gian qua chứng minh triết lý kinh doanh của chúng tôi là đúng hướng nhưng thực sự mới chỉ là bước đầu. Để thực sự làm tốt được các công việc của mình, chúng tôi còn phải cố gắng nỗ lực nhiều hơn nữa.

Nữ doanh nhân Nguyễn Thị Thanh Nhàn - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Cty AIC

Những năm 2000, khi là doanh nghiệp đứng đầu cả nước về xuất khẩu lao động, tôi được lãnh đạo Bộ LĐ-TB&XH cho biết, Cty AIC đã đưa hàng vạn người nghèo, trong đó có sinh viên các trường đại học đi làm việc ở nước ngoài bằng các chính sách cho vay ưu đãi đặc biệt.

Chị Nhàn cũng là người đầu tiên nghĩ ra và thực hiện hiệu quả chính sách "hai chiều": Đưa lao động đi và 3-5 năm sau về nước lại nhận chính lao động mình đưa đi (đã được mài dũa để thành lao động có tay nghề, chuyên gia - PV) cung ứng cho các khu công nghiệp, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) tại Việt Nam.

Đi nước ngoài nhiều, nhìn thấy những mô hình mới có thể giúp ích cho người dân Việt Nam, từ năm 2008 tới nay, Cty AIC của chị đã tiên phong đầu tư lớn, bài bản trong các lĩnh vực như y tế, môi trường, giáo dục và đào tạo. Trong hơn 10 năm qua, Cty AIC, đứng đầu là doanh nhân Nguyễn Thị Thanh Nhàn đã có thành tích xuất sắc trong việc khảo sát đánh giá thực tế và tổ chức ứng dụng công nghệ vào đời sống đất nước Việt Nam.

Cùng với các nhà khoa học trong và ngoài nước, chị đã đưa ra các sáng kiến cải tiến công nghệ tiên tiến để đưa vào ứng dụng tại Việt Nam thuộc nhiều lĩnh vực như: Ứng dụng các công nghệ mới để xử lý nước thải, trong đó có các bệnh viện, đô thị và làng nghề; Ứng dụng công nghệ mới để làm sạch đất nông nghiệp bị ô nhiễm, tồn dư thuốc trừ sâu và hóa chất dioxin; Ứng dụng các công nghệ mới để nâng cao chất lượng đào tạo, ứng dụng các thành tựu công nghệ tin học; Tham gia phát triển công nghệ sóng cộng hưởng để nâng cao chất lượng nhiên liệu.

Ứng dụng công nghệ tế bào gốc và nhận dạng gen để góp phần tìm kiếm những người mất tích trong chiến tranh và trong các thảm họa, thiên tai. Ứng dụng nguồn năng lượng mới trên cơ sở các từ trường. Ứng dụng công nghệ cao vào Việt Nam để xử lý vấn đề chống biến đổi khí hậu, đặc biệt là công nghệ trồng rừng ngập mặn. Đưa nhiều ứng dụng công nghệ kỹ thuật cao của Nhật Bản, Israel, Mỹ, Hàn Quốc và Đài Loan vào ngành Nông nghiệp Việt Nam để nâng cao năng suất, chất lượng nông sản...

Trong lĩnh vực giáo dục, Cty AIC đã đồng hành cùng các đề án lớn như: Đề án ngoại ngữ quốc gia, đã phối hợp với các trường đại học nổi tiếng của nước Anh đào tạo hàng nghìn giáo viên tiếng Anh đạt chuẩn quốc tế; Đề án đổi mới dạy nghề; Đề án đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.

Chị cũng là người luôn tâm huyết với các hoạt động đổi mới giáo dục và đào tạo, ký kết các hợp tác với các tập đoàn hàng đầu trên thế giới. Chính vì thế, Cty AIC đã được Bộ GD&ĐT đồng ý cho triển khai các chương trình ứng dụng khoa học công nghệ vào giáo dục với Nhà Xuất bản Giáo dục, ký hợp tác chiến lược với Viện Hàn lâm Khoa học công nghệ Việt Nam, với Viện Hàn lâm Khoa học công nghệ Nga, ký hợp tác chiến lược với Đại học Quốc gia Hà Nội.

Cty AIC đã cùng Bộ GD&ĐT và Đài truyền hình Việt Nam phát sóng chính thức kênh truyền hình Giáo dục quốc gia VTV7, hiện thực hóa mục tiêu "vì một xã hội học tập", rút ngắn khoảng cách tiếp cận giáo dục cho từng người dân nghèo Việt Nam ở các vùng sâu, vùng xa, miền núi hải đảo...

"Một xã hội học tập sẽ được kiến tạo dành cho tất cả mọi đối tượng từ các em học sinh phổ thông, sinh viên các trường đại học, đào tạo nghề, các chương trình đào tạo nguồn nhân lực cho các đối tượng khác trong xã hội. Chúng tôi cũng như những người tâm huyết với sự nghiệp đổi mới giáo dục ở Việt Nam luôn kỳ vọng kênh truyền hình VTV7 sẽ được khán giả đón nhận và đóng góp ý kiến để tiếp tục hoàn thiện", chị Nhàn chia sẻ.

Xây dựng cơ đồ từ nghèo khó

Để có được thành công như ngày hôm nay, hiếm ai biết nữ doanh nhân Nguyễn Thị Thanh Nhàn sinh ra trong một gia đình nho giáo nghèo ở Kinh Bắc. Nhà đông con nên chị vất vả từ nhỏ để có thể phụ giúp gia đình ổn định cuộc sống và có tiền để cho mẹ đi chữa bệnh.

“Từ nhỏ, cháu đã luôn có ý thức cố gắng kiếm tiền để cho tôi chữa bệnh, đến khi học ở trường đại học, cháu còn đi làm thêm để gửi tiền về cho tôi, bây giờ bận rộn thế nhưng tuần nào cháu cũng đến thăm và đưa chúng tôi đi ăn tối”, bà Nguyễn Thị Hỵ xúc động kể về thời thơ ấu của con gái. Còn ông Nguyễn Văn Mỹ - cha chị thì nói: “Tôi đặt tên cháu là Nhàn để mong cháu sẽ nhàn nhã nhưng lại không bao giờ được như vậy vì ngày nào con tôi cũng làm việc 18 đến 20 tiếng một ngày”. 

Nhờ những thành tích đặc biết xuất sắc trong lĩnh vực khoa học và công nghệ, năm 2015, chị Nhàn được Viện Hàn lâm Quốc tế về các nghiên cứu hệ thống Liên Bang Nga (Viện IASS) trao tặng hai danh hiệu cao quý: Viện sĩ có thành tích xuất sắc nhất giai đoạn 2004-2014 và phần thưởng Ngôi sao Vernadski. Chị Nhàn là Viện sĩ, Tiến sĩ và cũng là người phụ nữ đầu tiên của khu vực châu Á và Việt Nam được Viện IASS trao tặng hai danh hiệu danh giá này.

Nhận xét về những công lao và đóng góp của chị Nhàn, ông Hoàng Bình Quân, Ủy viên Trung Ương Đảng, Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương từng khẳng định: “Với những đóng góp quan trọng cho ngành khoa học công nghệ Việt Nam trong thời kỳ hội nhập kinh tế thế giới, Tiến sĩ, Viện sĩ Nguyễn Thị Thanh Nhàn là tấm gương cho doanh nhân Việt Nam, cho những người làm khoa học Việt Nam. Đây là vinh dự chung của người Việt Nam, là niềm tự hào của đất nước, là minh chứng sinh động cho quan hệ giữa Việt Nam và Liên Bang Nga”.

Ông Igor Dorokhov - Chủ tịch Viện IASS nhận xét: “Bà Nhàn là người có những nỗ lực to lớn và sự khiêm tốn đặc biệt. Bà đã có đóng góp lớn lao và phát triển những ý tưởng khoa học công nghệ ứng dụng vào cuộc sống. Với những thành tựu trong khoa học công nghệ, Bà đã được Đoàn chủ tịch Viện Hàn lâm chọn là nhà khoa học xuất sắc của Viện Hàn lâm quốc tế IASS trong 10 năm vừa qua và phần thưởng Ngôi sao Vernadski”.

Trên bước đường lập nghiệp của mình, chị Nhàn và Cty AIC đã nhận rất nhiều giải thưởng cao quý: Giải thưởng Sao đỏ, Giải thưởng doanh nghiệp Việt Nam tiêu biểu nhất, Giải thưởng gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu nhất, Giải thưởng thương hiệu quốc gia xuất sắc nhất… cùng nhiều bằng khen của Thủ tướng, huân, huy chương, nhiều bằng khen của các Bộ, ban, ngành và địa phương trong cả nước.

Mặc dù là một doanh nhân sử dụng thành thạo nhiều ngoại ngữ và đã đạt được rất nhiều thành công trong sự nghiệp nhưng chị Nguyễn Thị Thanh Nhàn vẫn không ngừng chăm chỉ làm việc, khiêm tốn học hỏi để có thể điều hành, lãnh đạo doanh nghiệp tốt và đưa nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật thế giới về Việt Nam.

Mỗi lần gặp chị - nữ doanh nhân mảnh mai, khiêm nhường, lúc nào tôi cũng cảm thấy ở chị sự tự tin, dám nghĩ, dám làm và đặc biệt là luôn biết tiến về phía trước.

Nữ doanh nhân Nguyễn Thị Thanh Nhàn sinh ngày 1/1/1969 ở Bắc Ninh, năm 2015 chị được Viện Hàn lâm Quốc tế về các nghiên cứu hệ thống Liên Bang Nga (Viện IASS) trao tặng hai danh hiệu cao quý: Viện sĩ có thành tích xuất sắc nhất giai đoạn 2004-2014 và phần thưởng Ngôi sao Vernadski, là người phụ nữ đầu tiên của khu vực châu Á và Việt Nam được IASS trao tặng danh hiệu cao quý này.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 24810.00 24830.00 25150.00
EUR 26278.00 26384.00 27554.00
GBP 30717.00 30902.00 31854.00
HKD 3125.00 3138.00 3240.00
CHF 26952.00 27060.00 27895.00
JPY 159.41 160.05 167.39
AUD 16033.00 16097.00 16586.00
SGD 18119.00 18192.00 18729.00
THB 669.00 672.00 700.00
CAD 17923.00 17995.00 18523.00
NZD   14756.00 15248.00
KRW   17.51 19.08
DKK   3529.00 3658.00
SEK   2286.00 2374.00
NOK   2265.00 2354.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ