VASEP: Xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc nửa cuối năm 2019 sẽ hồi phục

Nhàđầutư
Theo Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu thủy sản sang thị trường Trung Quốc những tháng đầu năm 2019 bị ảnh hưởng bởi việc siết chặt thương mại mậu biên và kiểm soát chất lượng.
HẢI ĐĂNG
10, Tháng 08, 2019 | 06:30

Nhàđầutư
Theo Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu thủy sản sang thị trường Trung Quốc những tháng đầu năm 2019 bị ảnh hưởng bởi việc siết chặt thương mại mậu biên và kiểm soát chất lượng.

thuy san viet nam

Theo VASEP Xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc nửa cuối năm 2019 sẽ hồi phục. Ảnh minh họa

VASEP cho biết, tiếp tục xu hướng giảm từ năm 2018, xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc quý I năm nay giảm 5%, sang quý II, xuất khẩu có chiều hướng khả quan hơn, chỉ giảm nhẹ 0,3% đạt 333 triệu USD.

Tính đến hết tháng 6/2019, xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc giảm nhẹ 2,3% đạt 572 triệu USD, trong đó, xuất khẩu tôm giảm gần 5%, cá tra tăng gần 2%, cá ngừ tăng mạnh 183%. Cá tra đã vượt tôm, chiếm tỷ trọng cao nhất trong xuất khẩu sang thị trường này với 44%, trong khi tôm chiếm 40%.

Theo VASEP, nguyên nhân trước hết do Trung Quốc siết chặt kiểm soát thương mại mậu biên và kiểm tra ATTP.

Cụ thể: Từ 1/5/2018 sau khi Hải quan Trung Quốc phụ trách việc kiểm soát ATTP đối với thủy hải sản xuất nhập khẩu, họ đã có 1 số động thái siết chặt thương mại nông thủy sản qua đường tiểu ngạch, thặt chặt kiểm tra ATTP đối với thủy sản xuất khẩu qua đường chính ngạch.

"Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp nhỏ vốn quen xuất khẩu qua tiểu ngạch nhưng lại thiếu thông tin về những quy định xuất khẩu qua đường chính ngạch, dẫn đến bị bất ngờ, thụ động trước tình huống bị cấm xuất khẩu tiểu ngạch", VASEP cho hay.

Ngoài ra, Hải quan Trung Quốc còn yêu cầu thủy hải sản xuất khẩu của Việt Nam phải nằm trong danh mục 120 loài đã được đánh giá và cho phép nhập khẩu vào Trung Quốc.

"Thủy sản nhập khẩu vào Trung Quốc phải có chứng nhận kiểm dịch, giấy C/O, bao bì đóng gói phải có tiếng Trung và tiếng Anh, phù hợp với tiêu chuẩn đóng gói của Trung Quốc…Do vậy, có thể nhiều doanh nghiệp đã không nắm rõ những quy định này nên năm nay không đưa được hàng vào Trung Quốc", VASEP cho hay.

Để tiếp tục duy trì xuất khẩu sang thị trường này, VASEP lưu ý, doanh nghiệp cần nắm rõ quy định nhập khẩu vào thị trường Trung Quốc qua các kênh thông tin VASEP, Nafiqad, và quan trọng nhất là cải thiện điều kiện cở sở sản xuất thủy sản, nâng cao chất lượng ATTP sản phẩm xuất khẩu để đăng ký vào danh sách doanh nghiệp xuất khẩu sang Trung Quốc;

Đồng thời, ưu tiên xuất khẩu chính ngạch qua đường biển vì cước phí rẻ hơn trước, thuế nhập khẩu chính ngạch giảm và tránh được rủi ro về thanh toán vì không phải qua nhiều trung gian, cũng như tránh rủi ro về vệ sinh ATTP và chất lượng lô hàng.

Nguyên nhân thứ hai, theo VASEP là do khối lượng lớn tôm Ấn Độ, Ecuador được tạm nhập tái xuất qua Việt Nam sang Trung Quốc cũng khiến cho tôm của Việt Nam xuất khẩu chính ngạch sang thị trường này bị sụt giảm mạnh.

Nguyên nhân thứ ba là, đồng nhân dân tệ liên tục bị phá giá và mất giá nhiều hơn so với mức mất giá của đồng VND trước đồng USD, sẽ tạo ra chênh lệch mất giá giữa đồng nhân dân tệ so với VND là rất lớn. Vì thế, giá trị của VND so với nhân dân tệ tăng lên.

Trong trường hợp này, giá hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam trong đó có các mặt hàng thủy sản sang Trung Quốc sẽ cao hơn, gây khó khăn cho việc xuất khẩu của Việt Nam. Trong khi đó, nước cạnh tranh xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam tại thị trường Trung Quốc (nhất là mặt hàng tôm) là Ấn Độ, đang có nguồn cung tôm giá rẻ hơn (nhờ lợi thế giá thành thấp hơn), trong khi đồng rupee cũng bị phá giá sâu so với USD, nên chênh lệch mất giá với nhân dân tệ ít hơn so với đồng VND. Do vậy, Ấn Độ sẽ đẩy mạnh xuất khẩu sang Trung Quốc và Việt Nam sẽ bị áp lực cạnh tranh mạnh hơn.

Hiện Ecuador và Ấn Độ đang đứng đầu về xuất khẩu tôm sang Trung Quốc chiếm 75% khối lượng nhập khẩu tôm của nước này, trong khi Việt Nam chỉ đứng thứ 6 sau cả Thái Lan, Achentina và Canada.

Nguyên nhân thứ tư, theo VASEP cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung bên cạnh cơ hội cho Việt Nam tăng xuất khẩu một số sản phẩm thủy sản sang 2 thị trường lớn này để bù đắp thiếu hụt đặc biệt là những mặt hàng tôm, cá tra, thì rủi ro cũng đáng phải chú ý, vì đã có những nhận định cho rằng hàng thủy sản Trung Quốc sẽ được ghi sai nhãn thành xuất xứ Việt Nam để xuất khẩu sang Mỹ, ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm của Việt Nam, thậm chí có thể dẫn đến những động thái từ phía Mỹ bất lợi cho Việt Nam.

Cẩn trọng về xuất xứ

VASEP cho rằng, trong bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ- Trung leo thang, khi hai bên áp mức thuế nhập khẩu cao với hàng hóa của nhau thì cả Mỹ và Trung Quốc đều nghi ngờ nhau nên họ sẽ đặt ra những hàng rào kỹ thuật gắt gao hơn với hàng Việt Nam khi xuất khẩu sang cả hai thị trường này.

Theo VASEP, đối với những sản phẩm thủy sản mà Trung Quốc và Việt Nam đều đang xuất khẩu sang Mỹ như tôm, cá ngừ, mực, bạch tuộc hay cá biển, Mỹ sẽ kiểm tra chặt chẽ hơn về xuất xứ từ Việt Nam, vì họ có thể nghi ngờ doanh nghiệp Trung Quốc sẽ mượn Việt Nam để lấy xuất xứ và xuất đi Mỹ.

Bên cạnh đó, Việt Nam có thể trở thành điểm trung chuyển cho giao dịch thủy sản của 2 thị trường này, điều này rất ảnh hưởng đến uy tín và quan hệ thương mại giữa Việt Nam và 2 thị trường lớn.

Được biết, từ khi áp dụng thuế bổ sung, đã có các dịch vụ vận chuyển tới Mỹ thông qua Việt Nam hoặc các nước Đông Nam Á khác, còn tại Canada, đã có dấu hiệu tôm hùm đánh bắt tại Mỹ được gắn xuất xứ tại Canada và vận chuyển tới Trung Quốc. Được biết có một lượng lớn tôm hùm Mỹ được nhập khẩu vào Trung Quốc thông qua Việt Nam.

VASEP cho biết, hiện nay có hơn 150 doanh nghiệp Việt Nam tham gia xuất khẩu thủy sản sang thị trường Trung Quốc, trong đó có khoảng 45 doanh nghiệp xuất khẩu cá tra, basa, và gần 50  tôm, và doanh nghiệp xuất khẩu một số doanh nghiệp hải sản.

VASEP dự báo, nhu cầu tiêu thụ thủy sản của Trung Quốc được dự báo là vẫn tiếp tục tăng đặc biệt chiến tranh Trung – Mỹ là cơ hội cho doanh nghiệp Việt tranh thủ một số thị phần tại thị trường này. Tuy nhiên, với thu nhập gia tăng người Trung Quốc ngày càng ưa chuộng sản phẩm chất lượng cao, đảm bảo ATTP, đạt tiêu chuẩn như xuất sang những thị trường khó tính như Mỹ, EU, Nhật Bản. 

Theo VASEP, xu hướng giảm xuất khẩu chưa thể đảo chiều trong vài tháng tới vì chưa thể khắc phục ngay những khó khăn của thị trường.

'Trong trường hợp khả quan nhất, xuất khẩu tăng vào quý cuối năm, thì có thể kim ngạch xuất khẩu sang Trung Quốc giữ được mức tương đương như năm 2018 là 1,2 tỷ USD", VASEP cho hay.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 24600.00 24610.00 24930.00
EUR 26213.00 26318.00 27483.00
GBP 30551.00 31735.00 31684.00
HKD 3105.00 3117.00 3219.00
CHF 27051.00 27160.00 28008.00
JPY 159.87 160.51 167.97
AUD 15844.00 15908.00 16394.00
SGD 18015.00 18087.00 18623.00
THB 664.00 667.00 694.00
CAD 17865.00 17937.00 18467.00
NZD   14602.00 15091.00
KRW   17.66 19.27
DKK   3523.00 3654.00
SEK   2299.00 2389.00
NOK   2259.00 2349.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ