UOB: Việt Nam có thể đạt tăng trưởng kinh tế 6% năm 2024, 2025

Nhàđầutư
Triển vọng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam có thể đạt 6% năm 2024 và hơn 6% năm 2025, nhưng những con số này không phải là ấn tượng, Suan Teck Kin, Giám đốc điều hành khối Nghiên cứu thị trường và kinh tế toàn cầu, Tập đoàn UOB, nói trong một cuộc trò chuyện với Nhadautu.vn.
TRÍ ĐỨC
22, Tháng 01, 2024 | 14:47

Nhàđầutư
Triển vọng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam có thể đạt 6% năm 2024 và hơn 6% năm 2025, nhưng những con số này không phải là ấn tượng, Suan Teck Kin, Giám đốc điều hành khối Nghiên cứu thị trường và kinh tế toàn cầu, Tập đoàn UOB, nói trong một cuộc trò chuyện với Nhadautu.vn.

Theo ông, đâu là những điểm đáng chú ý đối với kinh tế Việt Nam năm nay?

Ông Suan Teck Kin: Năm 2024, UOB dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam có thể đạt 6%, tương đương mục tiêu được Quốc hội đặt ra là 6-6,5%. Con số như này không phải là cao khi so sánh với tăng trường trước đại dịch COVID-19, thường xuyên ở mức 7%. Năm 2025, tăng trưởng của Việt Nam có thể vượt 6%.

UOB đưa ra con số này với nhận định xuất khẩu sẽ được cải thiện, các lĩnh vực sản xuất sẽ trở nên tốt hơn, và lãi suất sẽ giảm khi Ngân hàng Nhà nước đang có cách chính sách thúc đẩy kinh tế. Ngoài ra, kinh tế Trung Quốc đang ổn định nên nhu cầu du lịch cũng sẽ tăng trở lại.

Năm ngoái, Việt Nam đón 12,6 triệu du khách nước ngoài, vẫn kém con số đỉnh cao là 18 triệu năm 2019. Khi con số khách nước ngoài tăng trở lại, khách từ Trung Quốc là một trong những nguồn quan trọng. Tăng trưởng du lịch ở Đông Nam Á cũng có các bước đi tương tự khi một số nước có các chính sách hỗ trợ như Thái Lan, Malaysia, và Singapore miễn thị thực cho khách Trung Quốc.

Nhìn chung, bốn yếu tố chính ảnh hưởng tới kinh tế Việt Nam là lãi suất, tình hình kinh tế Trung Quốc, chính trị, và các cuộc bầu cử trên toàn thế giới. Đài Loan (Trung Quốc) vừa tiến hành bầu cử, giữa năm nay sẽ là Ấn Độ, tháng sau là Indonesia, cuối năm là Hoa Kỳ.

Vì vậy, đối với Việt Nam, may mắn thay, không có lo lắng về những điều này. Nếu bạn nhìn vào những gì đã xảy ra với một vài nước châu Á, thay đổi chính phủ với Thủ tướng mới và sau đó là một số thay đổi chính sách đã dẫn tới nhiều lo lắng và đồng tiền bị ảnh hưởng, có thể sẽ dẫn tới tác động tiêu cực.

UOB 1

Ông Suan Teck Kin, Giám đốc điều hành khối Nghiên cứu thị trường và kinh tế toàn cầu, Tập đoàn UOB. Ảnh: Hồng Thảo.

Ông có gợi ý nào cho kinh tế Việt Nam để trở nên bền vững hơn trong quá trình tăng trưởng?

Ông Suan Teck Kin: Đối với Việt Nam, xuất khẩu phụ thuộc rất nhiều vào thuế, ví dụ như đồ điện tử, dệt may. Đối với Việt Nam, thị trường xuất khẩu lớn nhất là Hoa Kỳ, vì vậy khi nhu cầu ở đó giảm, Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp.

Tất nhiên, một cách để giải quyết vấn đề này là đa dạng hóa thị trường và sản phẩm xuất khẩu. Việt Nam đã ký kết rất nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA) với nhiều đối tác khác nhau. Để đa dạng hóa thị trường thì chúng ta cần xem xét các thị trường khác nhau này và xem liệu cách thức để có thể bán nhiều sản phẩm hơn nữa. Tất cả các công ty sẽ phải đi tìm thị trường mới, đôi khi với sự giúp đỡ của chính phủ.

Ví dụ như Singapore có Ban Phát triển Thương mại, trực thuộc Chính phủ. Ban này có văn phòng ở nhiều nơi trên thế giới để giúp quảng bá Singapore và tìm kiếm cơ hội để giúp các công ty trong hoạt động tiếp thị.

Chính phủ cũng có thể hỗ trợ qua thúc đẩy đổi mới sáng tạo, nghiên cứu và phát triển (R&D), nâng cao năng suất lao động để giảm chi phí. Một lĩnh vực tiềm năng là nông nghiệp, trong bối cảnh các nước trên thế giới quan tâm hơn rất nhiều tới an ninh lương thực.

UOB

Ông Suan Teck Kin cho rằng công nghệ sẽ thay đổi việc làm. Ảnh: Hồng Thảo.

Việt Nam sẽ thực thi các quy định của Thuế tối thiểu toàn cầu. Ông có đánh giá và gợi ý nào cho Việt Nam?

Ông Suan Teck Kin: Các nước đang phát triển sử dụng ưu đãi thuế để thu hút doanh nghiệp nước ngoài. Nhưng theo Thuế tối thiểu toàn cầu, có thể ưu đãi thuế sẽ không còn là phương án phù hợp và Việt Nam cần tìm cách bù đắp cho doanh nghiệp để duy trì sự hấp dẫn, nhất là khi số tiền thu thuế sẽ tăng lên.

Một điều mà nhiều người bắt đầu nghĩ tới còn Chính phủ đã nghĩ tới đó là Công nghiệp 4.0., như là tự động hóa, phân tích dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ ngày càng trở nên quan trọng hơn.

Nhưng những người công nhân cũng cần sự quan tâm phù hợp, khi công nghệ thay đổi việc làm. Điều quan trọng đối với giáo dục - đào tạo của Việt Nam là đảm bảo các kỹ năng được dạy là hữu ích. Công việc này sẽ không chỉ là "đào tạo nâng cao" mà sẽ bao gồm luôn cả "đào tạo lại".

Có một ví dụ ở một nước châu Á rằng các nhà máy gặp khó khăn trong việc tuyển dụng công nhân bất chấplực lượng lao động lớn. Hệ thống giáo dục phát triển có phần méo mó. Trong hơn mười năm qua họ đã thành lập rất nhiều trường đại học mới.

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên không muốn đến nhà máy làm việc. Nhưng không có đủ công việc khác cho họ. Nhưng các nhà máy vẫn không có đủ công nhân. Vì vậy, sẽ có vấn đề khi nhiều người không có việc làm hoặc không đủ việc làm và đồng thời, cũng không thể tìm được người lao động một số ngành nghề.

Chúng ta cần đảm bảo rằng một phần của hệ thống giáo dục sẽ hỗ trợ các trường nghề để cung cấp nhân lực cho các nhà máy. Ví dụ như Singapore học theo hệ thống giáo dục đào tạo của Đức và yêu cầu tối thiểu 20% GDP là từ ngành sản xuất, bất chấp Singapore có chi phí rất cao. Đại học có thể hỗ trợ nhưng theo cách khác như là nghiên cứu và phát triển.

Ngoài ra, về giá trị gia tăng, lĩnh vực sản xuất luôn đạt thành tựu lớn hơn ngành dịch vụ. Về đổi mới sáng tạo, các ngành dịch vụ không cao và nhiều như ngành sản xuất.

Xin cảm ơn ông về cuộc trò chuyện!

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ