Tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng có tổng mức đầu tư gần 8,4 tỷ USD
Tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng có chiều dài tuyến chính khoảng 390,9 km và 3 tuyến nhánh khoảng 27,9 km, tổng mức đầu tư dự án 203.231 tỷ đồng (khoảng 8,396 tỷ USD), từ nguồn vốn đầu tư công. Nếu được Quốc hội thông qua, dự án sẽ khởi công vào cuối năm nay và cơ bản hoàn thành vào năm 2030.
Chiều 10/2, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục chương trình phiên họp thứ 42, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về chủ trương đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng.
Thừa ủy quyền Thủ tướng, Bộ trưởng GTVT Trần Hồng Minh trình bày tờ trình chủ trương đầu tư tuyến đường sắt.
Bộ trưởng cho biết, tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 10 khóa XIII đã yêu cầu phấn đấu hoàn thành thủ tục và khởi công đầu tư dự án trong năm 2025, Bộ Chính trị đã thống nhất chủ trương đầu tư dự án và giao các cơ quan liên quan hoàn thiện hồ sơ để trình Quốc hội khóa XV tại kỳ họp bất thường thứ 9 xem xét, quyết định thông qua chủ trương đầu tư, một số cơ chế, chính sách đặc thù để triển khai.
![](https://i.ex-cdn.com/nhadautu.vn/files/content/2025/02/10/tran-hong-minh-2202.jpg)
Tránh tình trạng dự án bị "đội vốn", kéo dài gây lãng phí
Về phạm vi đầu tư, điểm đầu tại vị trí kết nối ray qua biên giới giữa ga Lào Cai mới và ga Hà Khẩu Bắc (Trung Quốc); điểm cuối tại khu bến Lạch Huyện, đi qua địa phận 9 tỉnh, thành phố; chiều dài tuyến chính khoảng 390,9 km và 3 tuyến nhánh khoảng 27,9 km. Dự án đi qua 9 tỉnh thành, gồm Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương và Hải Phòng. Dự án khi triển khai sẽ chiếm dụng khoảng 2.632 ha đất, số dân tái định cư khoảng 19.136 người.
Về quy mô đầu tư, xây dựng mới tuyến đường sắt điện khí hóa khổ 1.435 mm, vận chuyển chung hành khách và hàng hóa; tuyến chính đoạn từ ga Lào Cai Mới đến ga Nam Hải Phòng tốc độ thiết kế 160 km/h, đoạn qua khu vực đầu mối Hà Nội tốc độ thiết kế 120 km/h, các đoạn nối, tuyến nhánh tốc độ thiết kế 80 km/h. Giải phóng mặt bằng đoạn tuyến chính theo quy mô đường đôi, phân kỳ đầu tư trước mắt theo quy mô đường đơn.
Tổng mức đầu tư dự án 203.231 tỷ đồng (khoảng 8,396 tỷ USD), từ nguồn vốn đầu tư công. Hiện, dự án đã cân đối được 128 tỷ đồng, số tiền còn lại Chính phủ dự kiến đề xuất Quốc hội cân đối trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn sau.
Thẩm tra tờ trình, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh đồng tình về phạm vi, quy mô đầu tư, tiêu chuẩn kỹ thuật, tốc độ thiết kế. Có ý kiến đề nghị làm rõ hơn việc chuyển giao công nghệ, vận hành, khai thác dự án sau khi hoàn thành để tránh việc phụ thuộc công nghệ và việc xây dựng dự án đáp ứng yêu cầu lưỡng dụng, quốc phòng, an ninh.
![](https://i.ex-cdn.com/nhadautu.vn/files/content/2025/02/10/vu-hong-thanh-2202.jpg)
Về phương án đầu tư, Ủy ban Kinh tế cho rằng, trong điều kiện nguồn lực còn hạn chế, nhu cầu vận tải của tuyến này còn chưa cao và hành lang kinh tế Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng đã có tuyến đường bộ cao tốc và đường sắt hiện hữu (khổ 1.000 mm) cùng khai thác thì việc đề xuất đầu tư phân kỳ dự án là phù hợp và việc đầu tư hoàn thiện sẽ được nghiên cứu khi có nhu cầu.
Về hiệu quả của dự án, dự kiến trong 5 năm đầu tiên khai thác dự án, doanh thu dự kiến chỉ bù đắp chi phí vận hành, bảo trì, phương tiện, Nhà nước cần hỗ trợ sơ bộ khoảng 109,36 triệu USD trong 5 năm chi phí bảo trì kết cấu hạ tầng từ nguồn vốn sự nghiệp kinh tế bố trí cho hệ thống đường sắt như bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia hiện nay.
Ủy ban Kinh tế đề nghị đánh giá tổng thể hiệu quả của các dự án đường sắt dự kiến sẽ đầu tư và đánh giá kỹ lưỡng phương án tài chính, các tác động trong quá trình vận hành, khai thác của các dự án để giảm thiểu các rủi ro về sau.
Đóng góp ý kiến thảo luận tại phiên họp, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội Lê Quang Mạnh đề nghị Chính phủ xác định phạm vi của các nguồn lực, đặc biệt là nguồn tăng thu tiết kiệm chi, để đưa vào sử dụng hiệu quả và kịp thời. Nguồn tăng thu, tiết kiệm chi là nguồn lực tài chính có sẵn, cần được khai thác và sử dụng ngay. Do đó, nếu tiến độ chuẩn bị các dự án không đồng bộ với tiến độ sử dụng nguồn lực tài chính này thì hiệu quả chung sẽ bị ảnh hưởng.
![](https://i.ex-cdn.com/nhadautu.vn/files/content/2025/02/10/tran-thanh-man-2202.jpg)
Trong khi đó, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nêu rõ, dự án sẽ góp phần hoàn thiện khai mạng lưới giao thông đường sắt kết nối các đô thị, khu công nghiệp lớn của vùng trung du và miền núi phía Bắc, vùng đồng bằng sông Hồng, đặc biệt là hành lang kinh tế Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng.
Do đó, Chủ tịch Quốc hội đề nghị lựa chọn phương án hướng tuyến tối ưu, đảm bảo tính kết nối của dự án với mạng lưới đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị và các loại hình vận tải khác, hạn chế tối đa đi qua khu dân cư và quỹ đất rừng...
Về tiến độ thực hiện dự án, Chủ tịch Quốc hội lưu ý, cần tính toán để thời gian này không vượt quá 4 năm. Nếu đạt được 36 tháng, có thể đảm bảo không phát sinh chi phí vượt dự toán và tránh tình trạng dự án bị kéo dài gây lãng phí.
Vì vậy, đề nghị Chính phủ nghiên cứu đảm bảo thời gian khảo sát, thiết kế và thi công phù hợp với năng lực của Việt Nam. Việc chuẩn bị kỹ lưỡng sẽ giúp rút ngắn thời gian xây dựng dự án.
Đề xuất hàng loạt chính sách đặc thù
Để triển khai thực hiện dự án, Chính phủ đề xuất 19 chính sách, cơ chế đặc thù. Trong đó, có các nhóm cơ chế, chính sách được Quốc hội thông qua cho dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam.
Đơn cử, Thủ tướng được quyết định phát hành trái phiếu Chính phủ trong trường hợp dự toán ngân sách nhà nước bố trí hàng năm không đáp ứng tiến độ. Chính phủ cũng có thể huy động vốn ODA, vốn vay ưu đãi nước ngoài để thực hiện dự án và không phải lập đề xuất dự án sử dụng vốn ODA...
![](https://i.ex-cdn.com/nhadautu.vn/files/content/2025/02/10/ubtvqh-2209.jpg)
Bên cạnh đó, đối với nhóm chính thuộc thẩm quyền Quốc hội, Bộ GTVT đề xuất cấp có thẩm quyền xem xét, cho phép không phải thực hiện thủ tục điều chỉnh quy hoạch trong trường hợp việc triển khai dự án khác với các quy hoạch có liên quan đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt...
Đối với cơ chế, chính sách thuộc thẩm quyền của Chính phủ, Bộ GTVT đề xuất Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam được nhận chuyển giao công nghệ sản xuất phương tiện, thiết bị cho dự án; cho phép tăng vốn điều lệ của tổng công ty từ nguồn ngân sách để thực hiện việc chuyển giao công nghệ và sản xuất phương tiện cho dự án.
Ngoài ra, Chính phủ đề xuất cho phép dự án không phải thực hiện việc thẩm định khả năng cân đối vốn theo quy định của Luật Đầu tư công, các tỉnh được sử dụng ngân sách để thực hiện công tác giải phóng mặt bằng để tạo quỹ đất phục vụ phát triển, chính sách phát triển công nghiệp đường sắt…
Sau khi được Quốc hội thông qua, Chính phủ sẽ thực hiện công tác giải phóng mặt bằng vào giữa năm nay, khởi công dự án vào cuối năm 2025 và cơ bản hoàn thành xây dựng trong năm 2030.
- Cùng chuyên mục
Thị xã Quảng Yên là thành phố thứ 6 của tỉnh Quảng Ninh?
Thị xã Quảng Yên đã xây dựng đề án thành lập thành phố Quảng Yên thuộc tỉnh Quảng Ninh và thành lập các phường Hiệp Hòa, Tiền An.
Sự kiện - 10/02/2025 20:27
Đề xuất ngành thanh tra còn 2 cấp
Chiều 10/2, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ về "tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Trung ương khoá XII về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả" chủ trì Phiên họp thứ 11 của Ban Chỉ đạo để bàn về đề án sắp xếp hệ thống cơ quan thanh tra tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả.
Sự kiện - 10/02/2025 18:09
Tổng biên tập Báo Đà Nẵng giữ trọng trách mới
Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng đã điều động, bổ nhiệm loạt cán bộ. Trong đó, ông Nguyễn Đức Nam, Tổng biên tập Báo Đà Nẵng được bổ nhiệm giữ chức vụ Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tổ chức Thành ủy.
Sự kiện - 10/02/2025 14:31
Doanh nghiệp tư nhân muốn Chính phủ 'đặt hàng' các dự án trọng điểm
Ông Hồ Minh Hoàng, Chủ tịch Tập đoàn Đèo Cả bày tỏ mong muốn Chính phủ cần cụ thể việc đặt hàng cho doanh nghiệp tư nhân tham gia vào các dự án trọng điểm chiến lược như đường sắt tốc độ cao, đường sắt đô thị...
Sự kiện - 10/02/2025 14:20
Thủ tướng đề nghị các doanh nghiệp, doanh nhân tham gia phòng chống tham nhũng
Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị các doanh nghiệp, doanh nhân kinh doanh, làm ăn đúng luật, tham gia phòng chống tham nhũng.
Sự kiện - 10/02/2025 14:08
Vingroup và BRG đề xuất phát triển kinh tế xanh
Vingroup và BRG đề xuất các cơ chế khuyến khích hợp lý, làn sóng tiêu dùng xanh, chính sách trung hoà carbon để lan tỏa nhanh chóng góp phần hiện thực cam kết phát thải của quốc gia.
Sự kiện - 10/02/2025 13:44
'Kinh tế tư nhân cần tăng trưởng 11%/năm để GDP đạt 2 con số'
Bộ trưởng KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng cho rằng khu vực kinh tế tư nhân vẫn chưa được khai thác hiệu quả, cần tăng trưởng khoảng 11%/năm để đạt được mức tăng trưởng GDP 2 con số.
Sự kiện - 10/02/2025 10:51
Thủ tướng họp với các doanh nghiệp tư nhân bàn việc lớn của đất nước
Thủ tướng đề nghị trong các việc lớn của đất nước, các doanh nghiệp tư nhân có thể đăng ký làm và đề xuất cơ chế chính sách để làm, miễn là không tư lợi, phòng chống tham nhũng, tiêu cực.
Sự kiện - 10/02/2025 10:19
Thủ tướng: Cần tính toán việc mở rộng nhà ga tại sân bay Đà Nẵng
Tại buổi làm việc với lãnh đạo TP. Đà Nẵng, Thủ tướng nêu rõ chủ trương xây dựng sân bay Chu Lai (Quảng Nam) cấp 4F - cấp cao nhất, việc di chuyển tới Đà Nẵng cũng thuận lợi, do đó cần tính toán việc mở rộng nhà ga tại sân bay Đà Nẵng phù hợp
Sự kiện - 10/02/2025 08:12
Hà Nội, Bắc Ninh yêu cầu đảm bảo tiến độ dự án đường Vành đai 4
Lãnh đạo TP. Hà Nội và Bắc Ninh đã đề nghị chủ đầu tư dự án, nhà thầu thi công không được để dự án đường Vành đai 4 chậm tiến độ.
Sự kiện - 10/02/2025 06:30
Quảng Ngãi đề xuất đầu tư sân bay Lý Sơn theo hình thức BOT
Tỉnh Quảng Ngãi kiến nghị Thủ tướng có cơ chế và hỗ trợ cao nhất (70%) vốn ngân sách Trung ương để tỉnh đầu tư tuyến đường Cao tốc Quảng Ngãi - Kon Tum giai đoạn I và Sân bay Lý Sơn theo hình thức BOT.
Sự kiện - 09/02/2025 18:44
Thủ tướng: Quảng Nam phải thực hiện quy hoạch có bài bản
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu tỉnh Quảng Nam phải thực hiện quy hoạch có bài bản, có quy hoạch tốt thì có dự án tốt, có dự án tốt thì có nhà đầu tư tốt.
Sự kiện - 09/02/2025 07:45
Chốt thời điểm khởi công vào tháng 5, cầu Tứ Liên bao giờ hoàn thành?
Dự kiến TP. Hà Nội có kế hoạch khởi công cầu Tứ Liên vào ngày 19/5 và khoảng hơn 2 năm xây dựng dự án này sẽ hoàn thành.
Sự kiện - 09/02/2025 07:41
[Café Cuối tuần] 52.800 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh: Số liệu nói gì?
Việc hơn 52.800 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh không chỉ đơn thuần là một hiện tượng kinh tế nhất thời, mà có thể phản ánh những vấn đề sâu xa trong môi trường kinh doanh. Nếu không có một nghiên cứu toàn diện để xác định nguyên nhân và đưa ra giải pháp phù hợp, nền kinh tế sẽ gặp nhiều hệ lụy nghiêm trọng trong cả ngắn hạn và dài hạn.
Sự kiện - 08/02/2025 10:05
'Cải cách thể chế và tôn trọng thị trường là chìa khóa phát triển'
"Cải cách thể chế đặc biệt cần phải tôn trọng 3 thứ: Tôn trọng tự do con người, tôn trọng môi trường tự nhiên và tôn trọng quy luật thị trường", LS. Trương Thanh Đức nhận định.
Sự kiện - 08/02/2025 06:30
- Đọc nhiều
-
1
Chốt thời điểm khởi công vào tháng 5, cầu Tứ Liên bao giờ hoàn thành?
-
2
Các 'đại bàng' công nghệ đã đầu tư hơn 200 tỷ USD vào trung tâm dữ liệu, AI
-
3
Xây dựng Miền Trung cạnh tranh với Xuân Trường tại gói thầu nghìn tỷ mở rộng cao tốc Cao Bồ - Mai Sơn
-
4
Nhiều vi phạm của các doanh nghiệp khai thác khoáng sản ở Đà Nẵng
-
5
Chủ tịch FPT: Bình dân hoá trí tuệ nhân tạo
Đáng đọc
- Đáng đọc
Tâm thế mới đón kỷ nguyên mới
Bình luận - 1 week
Hãy mở cánh cửa để bước vào kỷ nguyên mới
Sự kiện - Update 1 week ago
Phó Đức Nam - Mr.Pips, đằng sau sự hào nhoáng xa hoa tuổi 30
Pháp luật - Update 2 month ago
Doanh nhân Chu Lập Cơ - Từ đỉnh cao đến vực sâu
Pháp luật - Update 2 month ago