Từng một thời ‘náo động’ thị trường, cổ phiếu 'trà đá' giờ ra sao?

Nhàđầutư
Chi ba đồng nhưng thu về trăm mớ, đó là cách các cổ phiếu penny khiến tài khoản nhà đầu tư ăn bằng lần chỉ trong khoảng thời gian ngắn. Tuy vậy, trong đà uptrend của thị trường chứng khoán từ đầu năm 2017 đến nay, không nhiều mã cổ phiếu loại này còn giữ được phong độ.
BẢO NGỌC
23, Tháng 03, 2018 | 13:27

Nhàđầutư
Chi ba đồng nhưng thu về trăm mớ, đó là cách các cổ phiếu penny khiến tài khoản nhà đầu tư ăn bằng lần chỉ trong khoảng thời gian ngắn. Tuy vậy, trong đà uptrend của thị trường chứng khoán từ đầu năm 2017 đến nay, không nhiều mã cổ phiếu loại này còn giữ được phong độ.

nhadautu - co phieu tra da

  Từng một thời ‘náo động’ thị trường, cổ phiếu trà đá giờ ra sao?

Mã NDF của Công ty CP Chế biến Thủy sản Nam Định từng một thời được các nhà đầu tư ưa chuộng. Chỉ trong khoảng 2 tháng giao dịch, NDF đã tăng từ 2.600 đồng/cổ phiếu lên mức 18.800 đồng/cổ phiếu vào ngày 30/6/2017, tăng đến 623% so với đầu năm 2016.

Ở thời điểm đó, với mức P/E là 10 thì thu nhập bình quân trên một cổ phiếu (EPS) của doanh nghiệp phải đạt đến 1.880 đồng/cổ phiếu, tương đương mức lợi nhuận sau thuế 14,7 tỷ đồng.

Trong khi đó, NDF lại lỗ đến hơn 7,5 tỷ đồng trong năm 2016 và lợi nhuận sau thuế chưa phân phối đến ngày 31/12/2016 là -5,9 tỷ đồng.

Ở thời điểm hiện tại, thị giá NDF đạt 3.200 đồng/cổ phiếu và chỉ được giao dịch thứ Sáu hàng tuần. Tình trạng ‘bết bát’ của doanh nghiệp này bắt đầu từ thông tin Chủ tịch HĐQT Nguyễn Quang Thanh qua đời. Cùng với đó, một loạt các thông tin đính chính ‘tiêu cực’ cho thấy các cuộc họp Ban kiểm soát thực tế của NDF trong năm 2015, 2016, 2017 chỉ là 0 lần đã khiến mã này lao dốc không phanh.

Hiện tại, NDF đang nằm trong diện kiểm soát do vi phạm nghiêm trọng các quy định về công bố thông tin trên TTCK.  

Những ai mua cổ phiếu HAI của Công ty CP Nông Dược HAI hẳn sẽ chung nỗi đau với cổ đông NDF.

Với 27 phiên tăng điểm liên tục, trong đó có đến 24 phiên giao dịch tăng trần, HAI đã nhảy vọt từ 4.340 đồng/cổ phiếu trong phiên 3/7/2017 lên mức giá 22.500 đồng/cổ phiếu tại phiên 8/8/2017, tương đương mức tăng hơn 418,4%.

Tuy nhiên, chỉ cần 14 phiên giao dịch giảm sàn sau đó, HAI giảm điểm rất mạnh xuống còn 10.350 đồng/cổ phiếu (phiên 6/9/2017).

Tính riêng quý IV/2017, lợi nhuận sau thuế của HAI chỉ đạt hơn 1,4 tỷ đồng, giảm mạnh so với cùng kỳ 2016 (gần 26,5 tỷ đồng). Trong văn bản giải trình, HAI cho rằng nguyên nhân lợi nhuận sau thuế giảm mạnh là do doanh thu từ hoạt động kinh doanh của công ty mẹ giảm so với cùng kỳ năm trước đó.

Trong năm 2017 lợi nhuận sau thuế của HAI đạt hơn 45,1 tỷ đồng, hoàn thành một nửa kế hoạch đề ra.

Đây là cú ‘knock-out’ khiến HAI trở về ‘mặt đất’. Tính ở thời điểm hiện tại, thị giá HAI đạt 4.620 đồng/cổ phiếu.

Cổ phiếu HKB của Công ty CP Nông nghiệp và Thực phẩm Hà Nội là một ví dụ khác. Với 12 phiên tăng trần, mã này từng là quán quân tăng giá trên HNX trong tháng 2/2017, với tỷ suất sinh lời lên đến 211%. Trong quá khứ, có những lúc thị giá HKB đạt đến gần 30.000 đồng/cổ phiếu.

Thế nhưng trong phiên giao dịch ngày 22/3/2018, thị giá cổ phiếu HKB chỉ còn 2.300 đồng/cổ phiếu.

Trong quý IV/2017 HKB lỗ gần 7,7 tỷ đồng, giảm 9.540% so với cùng kỳ 2016. Nguyên nhân là do công ty hạch toán khoản giảm trừ giá trị lợi thế thương mại vào kết quả kinh doanh quý IV/2017 gần 11,3 tỷ đồng.

Trong cả năm 2017, doanh thu thuần của HKB đạt gần 139 tỷ đồng, hoàn thành 15,4% chỉ tiêu đề ra. Lợi nhuận sau thuế ghi nhận lỗ gần 66 tỷ đồng, trong khi mục tiêu đề ra tại Nghị quyết ĐHĐCĐ thường niên là 37,6 tỷ đồng.

Hiện tại, cổ phiếu của công ty đang nằm trong diện cảnh báo do vi phạm quy định công bố thông tin từ 4 lần trở lên kể từ ngày 1/1/2017.

Ngoài ra, cũng có nhiều cổ phiếu 'trà đà' giao dịch khác từng 'gây sốt' trên thị trường như: 

QCG (1)

 

SVN

 

VOS

 

Tuy vậy, nhiều cổ phiếu ‘trà đá’ với yếu tố nền tảng cơ bản tốt vẫn ghi nhận sự tăng trưởng ổn định và sinh lợi nhuận tốt cho nhà đầu tư. Thậm chí, nhiều mã cổ phiếu đã 'lột xác'. 

Cũng là một mã từng làm mưa làm gió trên sàn chứng khoán, cổ phiếu HAR của Công ty CP Đầu tư Thương mại Bất động sản An Dương Thảo Điền từng gây sốt trong giới đầu tư chứng khoán. Theo đó, HAR từng có thời gian tăng trần 15 phiên liên tục từ mức giá 4.300 đồng/cổ phiếu phiên 3/7/2017 lên 10.910 đồng/cổ phiếu phiên 21/7/2017. Tính ra, HAR đã tăng gần 154%.

Tuy vậy, nhà đầu tư mua đúng ‘đỉnh’ HAR không quá lo lắng khi ở thời điểm hiện tại giá mã này dao động quanh mức 10.050 đồng/cổ phiếu.  

Lũy kế cả năm 2017, HAR đạt mức lợi nhuận sau thuế hợp nhất 35,27 tỷ đồng, tăng 95% so với năm 2016 và vượt 34% kế hoạch 2017.

Trong đà uptrend của thị trường chứng khoán, nhiều cổ phiếu chứng khoán đã thoát 'mác’ cổ phiếu trà đá.

Tính trong một năm giao dịch trở lại đây, nhà đầu tư có thể dễ dàng kể đến các cái tên như cổ phiếu MBS của Công ty CP Chứng khoán MB (tăng 170%), mã SHS của Công ty CP Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội (tăng 199%),…

Nhóm ngân hàng ghi nhận các cái tên như cổ phiếu SHB của Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (tăng 160,7%), mã NVB của Ngân hàng TMCP Quốc Dân (tăng 129,5%),…

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ