TS. Nguyễn Đình Cung: Tôi hoàn toàn nghi ngờ các số liệu về đóng góp của kinh tế tư nhân

Nhàđầutư
Tại Toạ đàm “Phát triển kinh tế tư nhân: Rào cản và Giải pháp” do Nhadautu.n, TS Nguyễn Đình Cung - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), cho rằng đóng góp của kinh tế tư nhân là rất lớn chứ không như những số liệu khiêm tốn vẫn hay được nhắc đến.
BẢO LINH
05, Tháng 10, 2018 | 10:13

Nhàđầutư
Tại Toạ đàm “Phát triển kinh tế tư nhân: Rào cản và Giải pháp” do Nhadautu.n, TS Nguyễn Đình Cung - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), cho rằng đóng góp của kinh tế tư nhân là rất lớn chứ không như những số liệu khiêm tốn vẫn hay được nhắc đến.

“Nghị quyết số 98 về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 10 của Ban chấp hành Trung ương về phát triển kinh tế tư nhân (KTTN) mới ra 1 năm, có lẽ tôi chưa có gì nhiều để chia sẻ về mặt kết quả” - ông Cung nói.

“Trước hết, tôi nghĩ phải đánh giá lại vai trò của kinh tế tư nhân về mặt kinh tế. Các con số thống kê đánh giá đóng góp GDP của khu vực này kéo dài từ khi có Luật Doanh nghiệp đến hiện tại mới chỉ khoảng 9%. Năm 2000, thời điểm bùng nổ kinh tế tư nhân ở Việt Nam, con số này chỉ tăng 1 điểm % GDP. Con số này thực tế hoàn toàn có thể lớn hơn và tôi hoàn toàn nghi ngờ về con số này” - Viện trưởng CIEM nhấn mạnh.

Theo ông Cung, chúng ta phải đánh giá lại những con số thống kê để góp phần thay đổi những nhận định chính trị, vì những nhận định đó nếu không đúng thì lại là các rào cản căn bản đối với phát triển đất nước nói chung và khu vực kinh tế tư nhân nói riêng. Trong khi tại khu vực kinh tế tư nhân, các con số doanh thu, lợi nhuận đều cao, nhưng đóng góp GDP lại thấp là một điều bất thường, không chính xác.

Sự đóng góp của GDP của khu vực này đã có sự tăng trưởng, nhưng khu vực này vẫn nhỏ so với nền kinh tế thị trường. Vấn đề là tại sao? Từ năm 1991, Luật Doanh nghiệp tư nhân (DNTN) thừa nhận về mặt pháp lý sự tồn tại KTTN ở Việt Nam, cho đến giờ nay mới xuất hiện 4 tỷ phú đô la, con số này vẫn rất nhỏ so với thế giới, và chưa có doanh nghiệp nào ngấp nghé ở top các doanh nghiệp hàng đầu thế giới. “Lý do là ở Việt Nam hiện nay có thể tự do kinh doanh, nhưng chưa có an toàn trong hoạt động kinh doanh” - TS Cung đặt vấn đề.

Cụ thể, theo vị này, môi trường kinh doanh của chúng ta còn nhiều rủi ro. Doanh nghiệp Việt, bên cạnh các rủi ro thông thường, phải đối mặt rủi ro pháp lý.  Điều này đến từ hệ thống pháp luật không cụ thể, không rõ ràng, không minh bạch, không hiệu lực, không hiệu quả... Trước việc áp dụng tùy ý, tùy tiện (về mặt pháp luật), thì với một doanh nhân, họ không thể tính toán được lâu dài, cách tốt nhất là họ làm nhỏ và không lớn, không chính thức. Và vì càng không chính thức ở Việt Nam, thì doanh nhiệp càng gặp rủi ro.

Mặt khác, với những doanh nghiệp muốn lớn, họ không lớn được. Với một doanh nghiệp có ý tưởng kinh doanh tốt, họ cần nguồn lực để phát triển, nguồn lực đó không thể đến từ vốn gia đình, bạn bè hay vốn của mình. Việt Nam phân bố nguồn lực theo xin – cho, thay vì dựa trên tiêu chí chất lượng, ai làm tốt thì được cấp vốn. Có thể lấy thí dụ, giao dịch chuyển nhượng đất đai chủ yếu là hành chính, chưa hẳn là thị trường, thị trường vốn méo mó, thị trường trái suất chưa phải là thị trường huy động và phân bố nguồn lực.

Mặc dù còn nhiều rào cản, nhưng TS Nguyễn Đình Cung cũng nhấn mạnh, trong nhiệm kỳ này, phải đánh giá cao chúng ta đã có nhiều tháo gỡ, thí dụ như bỏ 50% điều kiện kinh doanh cải thiện môi trường, thông quan hàng hóa… 

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25188.00 25488.00
EUR 26599.00 26706.00 27900.00
GBP 30785.00 30971.00 31939.00
HKD 3184.00 3197.00 3301.00
CHF 27396.00 27506.00 28358.00
JPY 160.58 161.22 168.58
AUD 16138.00 16203.00 16702.00
SGD 18358.00 18432.00 18976.00
THB 669.00 672.00 700.00
CAD 18250.00 18323.00 18863.00
NZD   14838.00 15339.00
KRW   17.68 19.32
DKK   3572.00 3703.00
SEK   2299.00 2388.00
NOK   2277.00 2366.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ