09, Tháng 05, 2024 | 16:50

Trung Quốc lặng lẽ tuyển dụng nhân tài chip nước ngoài khi Mỹ thắt chặt kiểm soát

HOÀNG AN
07:25 29/08/2023

Trong một thập kỷ cho đến năm 2018, Trung Quốc đã tìm cách tuyển dụng các nhà khoa học ưu tú được đào tạo ở nước ngoài theo một chương trình được tài trợ hào phóng mà Washington coi là mối đe dọa đối với lợi ích và ưu thế công nghệ của Mỹ, theo Reuters.

Hai năm sau khi ngừng thúc đẩy Kế hoạch 1.000 Nhân tài (Thousand Talents Plan/TTP) trong bối cảnh các cuộc điều tra của các nhà khoa học Hoa Kỳ, Trung Quốc đã lặng lẽ khôi phục sáng kiến này dưới một cái tên và hình thức mới như một phần trong sứ mệnh rộng lớn hơn nhằm nâng cao trình độ công nghệ của mình, theo ba nguồn tin am hiểu về TTP.

Reuters cũng đã xem xét kỹ hơn 500 tài liệu của chính phủ kéo dài từ năm 2019 đến năm 2023 để tìm luận chứng cho câu chuyện này.

Chip Trung Quoc

Ảnh minh họa REUTERS/Florence Lo/Illustration/File Photo

Ba nguồn tin nói trên cho Reuters biết rằng đợt tuyển dụng mới được cải tiến và nâng cấp, với các đặc quyền bao gồm trợ cấp mua nhà và tiền thưởng ký hợp đồng thông thường từ 3 đến 5 triệu nhân dân tệ, tương đương 420.000 đến 700.000 USD.

Trung Quốc vận hành các chương trình nhân tài ở nhiều cấp chính quyền khác nhau, nhắm vào sự kết hợp giữa các chuyên gia người Trung Quốc ở nước ngoài và nước ngoài.

Thay thế cho TTP là một chương trình có tên Qiming (Khai sáng) do Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin giám sát, theo các tài liệu chính sách quốc gia và địa phương, theo nội dung các quảng cáo tuyển dụng trực tuyến và một số người có hiểu biết trực tiếp về vấn đề này, phát biểu với điều kiện giấu tên vì tính nhạy cảm của vấn đề.

Cuộc đua thu hút nhân tài công nghệ diễn ra khi Chủ tịch Tập Cận Bình nhấn mạnh Trung Quốc cần đạt được khả năng tự chủ về chất bán dẫn trước các lệnh hạn chế xuất khẩu của Mỹ.

Các quy định được Bộ Thương mại Hoa Kỳ thông qua vào tháng 10 năm ngoái, trong đó nhấn mạnh việc hạn chế các công dân Hoa Kỳ và thường trú nhân hỗ trợ phát triển và sản xuất chip tiên tiến ở Trung Quốc, cùng với các nhiều biện pháp khác.

Cả Văn phòng Thông tin Hội đồng Nhà nước Trung Quốc lẫn Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin đều không trả lời các câu hỏi về Qiming của Reuters.

Theo Tân Hoa Xã, Trung Quốc trước đây cho biết việc tuyển dụng ở nước ngoài thông qua TTP nhằm mục đích xây dựng một nền kinh tế dựa trên sự đổi mới và thúc đẩy dịch chuyển nhân tài, đồng thời tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ.

Hai nguồn tin cho biết Qiming, hay Khai sáng, nhằm tuyển dụng các nhân tài trong các lĩnh vực khoa học và công nghệ bao gồm các lĩnh vực 'nhạy cảm hoặc 'bí mật', chẳng hạn như chất bán dẫn.

Không giống như chương trình tiền nhiệm, Qiming không công khai danh tính những người được tuyển dụng và tên của họ cũng không được đăng trên các trang web của chính phủ Trung ương, điều mà các nguồn tin cho biết phản ánh sự nhạy cảm của chương trình này.

Một số tài liệu đề cập đến Qiming cùng với Huoju, hay Torch (Bó đuốc), như là một sáng kiến lâu đời của Bộ Khoa học và Công nghệ Trung Quốc nhằm tập trung vào việc tạo ra các cụm công ty công nghệ. Bộ Khoa học và Công nghệ Trung Quốc cũng đã không trả lời yêu cầu bình luận của Reuters.

Simicon China

Quang cảnh tại Semicon China, một hội chợ thương mại về công nghệ bán dẫn, ở Thượng Hải, Trung Quốc ngày 17/3/2021. Ảnh REUTERS/Aly Song/File Photo

Theo hai người và một nguồn tin khác quen thuộc với vấn đề này, Qiming cũng hoạt động song song với các sáng kiến tuyển dụng do chính quyền địa phương và cấp tỉnh thực hiện cũng như hoạt động tuyển dụng được chính phủ hậu thuẫn bởi các công ty chip Trung Quốc.

Tuy nhiên, Reuters không thể tiếp cận được các công ty liên quan để xác thực thông tin này.

Hoa Kỳ từ lâu đã cáo buộc Trung Quốc có nhiều vi phạm trong các lĩnh vực tài sản trí tuệ và công nghệ, điều mà Bắc Kinh luôn bác bỏ vì cho rằng cáo buộc này có động cơ chính trị.

Khi được hỏi về kế hoạch tuyển dụng nhân tài của Trung Quốc, Dean Boyd, người phát ngôn của Trung tâm An ninh và Phản gián Quốc gia (NCS) của chính phủ Mỹ, cho biết: "Các đối thủ nước ngoài và các đối thủ cạnh tranh chiến lược hiểu rằng việc chiêu mộ nhân tài hàng đầu của Mỹ và phương Tây cũng tốt như việc có được chính công nghệ".

"Khi việc tuyển dụng đó tạo ra xung đột lợi ích hoặc cam kết cố hữu, điều đó có thể tạo ra rủi ro cho an ninh kinh tế và quốc gia của Hoa Kỳ", người phát ngôn của NCS nói.

Nick Marro, nhà phân tích Trung Quốc tại Economist Intelligence Unit, cho biết việc hạn chế rò rỉ tài sản trí tuệ thông qua kênh thu hút nhân tài là rất khó vì những nỗ lực như vậy "có thể có nguy cơ biến thành các cuộc săn lùng mang tính sắc tộc".

CÁC ĐẠI HỌC TINH HOA

Theo một báo cáo năm 2021 được công bố bởi Trung tâm Phát triển Công nghiệp Thông tin Trung Quốc, một cơ quan cố vấn của chính phủ và Hiệp hội Công nghiệp Bán dẫn Trung Quốc, ngành công nghiệp chip của Trung Quốc đã phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây nhưng phải đối mặt với tình trạng thiếu khoảng 200.000 nhân lực trong năm nay, bao gồm cả kỹ sư và nhà thiết kế chip.

Chip Reseach

Lĩnh vực chip hiện đang là cuộc đua giữa nhiều nước trên thế giới. Ảnh nguồn Decode 39

Ba nguồn tin cho biết, những nỗ lực mới hơn của Trung Quốc về nhân tài, giống như TTP tập trung vào tuyển dụng nhân lực cấp độ ưu tú, ưu tiên những ứng viên được đào tạo tại các tổ chức hàng đầu của nước ngoài.

"Hầu hết những người nộp đơn được chọn vào Qiming đều đã học tại các trường đại học hàng đầu của Mỹ và có ít nhất một bằng tiến sĩ", một trong những người này cho biết, đồng thời cho biết thêm rằng các nhà khoa học được đào tạo tại Viện Công nghệ Massachusetts, các trường đại học Harvard và Stanford nằm trong số những người được Trung Quốc săn đón nhất. Các trường đại học liên quan cũng đã không trả lời yêu cầu bình luận của Reuters.

Reuters không thể xác định có bao nhiêu chuyên gia đã được tuyển dụng theo chương trình Qiming hoặc các chương trình liên quan, mặc dù hàng ngàn người đã nộp đơn, theo đánh giá của Reuters sau khi xem xét kỹ càng các tài liệu của chính phủ Trung Quốc.

Các quan chức Hoa Kỳ nói rằng mặc dù việc săn lùng nhân tài ở Hoa Kỳ không phải là bất hợp pháp, nhưng các nhà nghiên cứu của trường đại học có nguy cơ vi phạm luật nếu họ không tiết lộ mối quan hệ với các thực thể Trung Quốc khi nhận các tài trợ nghiên cứu của Chính phủ Hoa Kỳ. Các vi phạm này bao gồm việc chia sẻ thông tin độc quyền một cách bất hợp pháp hoặc vi phạm các biện pháp kiểm soát xuất khẩu mà Hoa Kỳ đã đưa ra.

LinkedIn-Share-Job

Một quảng cáo tìm người trên LinkedIn. Hình ảnh có tính chất minh họa

Reuters tìm thấy hơn chục quảng cáo tuyển dụng ứng viên Qiming được đăng từ năm 2022 trên nền tảng Trung Quốc Zhihu (2390.HK) và LinkedIn bởi những người tự nhận mình là các nhà tuyển dụng.

Trong một bài đăng trên LinkedIn vào tháng 2, Chen Biaohua, một người đến từ công ty liên kết nhân tài công nghệ thông tin Bắc Kinh, đã yêu cầu các ứng viên đủ điều kiện tham gia Qiming và Huoju gửi sơ yếu lý lịch của họ qua email cho ông ấy.

Bài đăng cho biết Chen đang tìm kiếm "tài năng trẻ" dưới 40 tuổi có bằng tiến sĩ từ các trường đại học nổi tiếng và có kinh nghiệm ở nước ngoài. Ông cũng đang tìm kiếm những ứng viên giữ vai trò cấp cao tại các tổ chức học thuật nước ngoài hoặc các công ty lớn ở Hoa Kỳ.

Công ty săn đầu người Hàng Châu Juqi Technology đã đăng một quảng cáo vào tháng 3 trên ResearchGate, một mạng xã hội dành cho giới học giả, tìm kiếm những người có bằng tiến sĩ từ các trường đại học hàng đầu và có kinh nghiệm tại các công ty Fortune 500 để giúp tuyển dụng 5.000 nhà nghiên cứu nước ngoài cho các doanh nghiệp Trung Quốc.

Quảng cáo mô tả nỗ lực này nhằm phục vụ Qiming và Huoju, trong đó mỗi nhà nghiên cứu có thể nhận được khoản hỗ trợ tài chính lên tới 15 triệu nhân dân tệ, tương đương khoảng 2,1 triệu USD. Quảng cáo cũng viết rằng bất cứ ai giới thiệu một ứng cử viên sau đó được chọn tham gia các chương trình tài năng sẽ nhận được "kim cương, túi xách hàng hiệu, ô tô và nhà ở".

Chen và LinkedIn từ chối bình luận về các quảng cáo tìm người này. Các câu hỏi gửi đến công ty của Chen cũng như Zhihu, ResearchGate và Hàng Châu Juqi Technology đều không nhận được phản hồi.

Một chuyên gia bán dẫn được đào tạo ở nước ngoài tại Viện Công nghệ Bắc Kinh (BIT) đã được xác định trên trang web của viện là người nhận giải Qiming năm 2021.

Ma Yuanxiao hiện là Phó giáo sư tại Trường Mạch tích hợp và Điện tử của BIT, người đã lấy bằng thạc sĩ tại Đại học Nottingham của Anh từ năm 2013 đến năm 2015 và bằng tiến sĩ tại Đại học Hồng Kông vào năm 2019.

Ma và BIT đã không trả lời yêu cầu bình luận của Reuters.

MỞ HẦU BAO

Trên khắp Trung Quốc, chính quyền các tỉnh và thành phố đang đổ nguồn lực vào hoạt động tuyển dụng, các tài liệu chính thức cho thấy.

Một sáng kiến là Kế hoạch Kunpeng, do chính quyền ở phía đông tỉnh Chiết Giang thực hiện, khởi động vào năm 2019 đã được truyền thông nhà nước đưa tin. Nhật báo Chiết Giang đưa tin vào tháng 6 năm 2022 rằng chương trình này nhắm tới việc thu hút 200 chuyên gia công nghệ trong 5 năm, với 48 người đã được tuyển dụng.

Huawei Kunpeng

Huawei giới thiệu một mẫu chip công nghệ cao tại Trùng Khánh, Trung Quốc. Ảnh Arjun Kharpal | CNBC

Tại thành phố Ôn Châu phía đông, khoản đầu tư của chính quyền địa phương vào mỗi chuyên gia Kunpeng có thể lên tới 200 triệu nhân dân tệ, bao gồm khoản tài trựo cá nhân, vốn khởi nghiệp và nhà ở, theo báo cáo chính sách nhân tài năm 2022 của chính quyền thành phố này.

Một báo cáo của Chi bộ Ôn Châu, cơ quan giám sát các quyết định nhân sự của tỉnh này, cho biết tổng ngân sách năm 2022 của thành phố này đã tăng 49% so với một năm trước đó, chủ yếu là do việc phân bổ 85 triệu nhân dân tệ cho Kunpeng và các chương trình tương tự.

Một người nhận tài trợ từ Kunpeng là Dawei Di, một giáo sư tốt nghiệp Cambridge tại Đại học Chiết Giang, người có nghiên cứu tập trung vào các thiết bị quang điện tử bán dẫn, tạp chí của trường đại học đưa tin vào năm 2021.

Tại Hồ Châu, cũng ở Chiết Giang, các nhà tuyển dụng giới thiệu ứng viên đến Qiming có thể nhận được khoản thanh toán khuyến khích lên tới 1,5 triệu nhân dân tệ từ chính quyền thành phố hoặc quận nếu những người đó được chấp nhận, theo một chỉ thị của thành phố ra đời năm 2021.

Không ai trong số những người liên quan nói trên trả lời các câu hỏi của Reuters.

'CHÂN THÒ, CHÂN THỤT'

Bất chấp việc ông Tập nhấn mạnh vào việc nâng cao bí quyết chip của Trung Quốc, hai nguồn tin hiểu biết trực tiếp về vấn đề này cho biết nhiều chuyên gia bán dẫn Trung Quốc ở nước ngoài vẫn cảnh giác trước việc quay trở lại nước này vì lo ngại môi trường chính trị của Trung Quốc và vị thế yếu kém hơn trong cuộc đua phát triển chip của Trung Quốc với phương Tây.

Huawei chip

Một chip bán dẫn do Huawei (Trung Quốc) tự phát triển. Ảnh ShutterStock

Một người nói: "Họ không biết liệu các chương trình có thể thay đổi chỉ sau một đêm hay mất đi sự hỗ trợ của chính phủ sau đó hay không".

Zhuji (Chư Kỵ), một thành phố cấp quận ở Chiết Giang, báo cáo vào tháng 10 năm 2022 rằng họ có hơn 200 người đăng ký tham gia các chương trình tài năng, chủ yếu là Qiming, nhưng chỉ có 8 ứng viên thành công từ năm trước đã quay trở lại Trung Quốc.

Văn phòng Ủy ban Zhuji đã không trả lời yêu cầu bình luận qua fax của Reuters.

Hai người quen thuộc với vấn đề này cho biết một số nhà khoa học Trung Quốc, đặc biệt là những người có quốc tịch nước ngoài hoặc thường trú nhân, lo lắng rằng việc tham gia các chương trình tài năng của chính phủ Trung Quốc có thể đồng nghĩa với việc từ bỏ các cơ hội quốc tế hoặc trở thành đối tượng điều tra của Hoa Kỳ.

Những người này cho biết, trong một số trường hợp, những chuyên gia đó sẽ được giao các vai trò tại các hoạt động ở nước ngoài của các công ty chip Trung Quốc.

Một người nói: "An toàn hơn khi có một chân ở Trung Quốc, một chân thò ra ngoài", theo Reuters.

  • Cùng chuyên mục
Vì sao Quảng Ngãi 'trắng' nhà ở xã hội?

Vì sao Quảng Ngãi 'trắng' nhà ở xã hội?

Quảng Ngãi hiện có khoảng 70.000 công nhân, lao động đang làm việc tại Khu kinh tế Dung Quất và các Khu công nghiệp, cụm công nghiệp, nhưng đến nay địa phương này vẫn chưa có một dự án nhà ở xã hội nào dành cho công nhân và người có thu nhập thấp.

Đầu tư - 09/05/2024 15:52

VPBank 'xuất ngoại' tìm kiếm cơ hội kinh doanh mới

VPBank 'xuất ngoại' tìm kiếm cơ hội kinh doanh mới

Sau nhiều năm tập trung phát triển thị trường trong nước, VPBank lên kế hoạch "xuất ngoại" nhằm tận dụng mối quan hệ thắt chặt với đối tác chiến lược SMBC, từng bước khai thác nhóm khách hàng doanh nghiệp MNC (tập đoàn đa quốc gia) và FDI từ thị trường trong nước tới quốc tế, làm giàu hệ sinh thái VPBank.

Ngân hàng - 09/05/2024 15:51

Xăng RON 95 giảm 1.410 đồng/lít

Xăng RON 95 giảm 1.410 đồng/lít

Từ 15h ngày 9/5, giá xăng dầu đồng loạt giảm mạnh, trong đó xăng E5RON 92 giảm 1.290 đồng/lít, còn xăng RON 95 giảm 1.410 đồng/lít...

Thị trường - 09/05/2024 15:29

Thủ tướng: Các tỉnh đồng bằng sông Hồng có thể xây các cung triển lãm quy hoạch để nhà đầu tư tìm hiểu

Thủ tướng: Các tỉnh đồng bằng sông Hồng có thể xây các cung triển lãm quy hoạch để nhà đầu tư tìm hiểu

Thủ tướng Phạm Minh Chính gợi ý các địa phương đồng bằng sông Hồng việc xây dựng các cung triển lãm quy hoạch để nhà đầu tư, người dân, doanh nghiệp thuận tiện tìm hiểu và giám sát thực hiện quy hoạch…

Sự kiện - 09/05/2024 15:28

Hoa Kỳ thu hồi giấy phép bán chip của Intel và Qualcomm cho Huawei

Hoa Kỳ thu hồi giấy phép bán chip của Intel và Qualcomm cho Huawei

Hoa Kỳ đã thu hồi một số giấy phép đặc biệt cho phép Qualcomm và Intel xuất khẩu chip đời cũ cho Huawei sử dụng trong laptop và smartphone, Động thái này được cho là tác động nặng nề vào nỗ lực đa dạng hoá nguồn thu để vực dậy của "ông lớn" công nghệ Trung Quốc, sau lệnh trừng phạt năm 2020.

Đầu tư - 09/05/2024 15:11

Học viện Ngân hàng ra mắt Trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo

Học viện Ngân hàng ra mắt Trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo

Chiều 8/5, tại Học viện Ngân hàng đã tổ chức Lễ ra mắt Trung tâm Hỗ trợ khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo (BAV-Center for Entrepreneurship and Innovation).

Tài chính - 09/05/2024 15:06

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Đồng bằng sông Hồng thu hút FDI lớn nhất nước

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Đồng bằng sông Hồng thu hút FDI lớn nhất nước

"Vùng đồng bằng sông Hồng thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) năm 2023 lớn nhất nước, ước đạt 17,382 tỷ USD (đứng trên vùng Đông Nam Bộ 11,394 tỷ USD), trong đó 5/11 địa phương trong vùng thuộc nhóm 10 địa phương dẫn đầu cả nước", Bộ trưởng KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng thông tin.

Sự kiện - 09/05/2024 13:00

PV GAS nhận chuyến tàu LNG thứ 3 cho sản xuất điện

PV GAS nhận chuyến tàu LNG thứ 3 cho sản xuất điện

Vào lúc 10 giờ sáng ngày 29/4/2024, tàu Hoegh Gandria chở gần 60.000 tấn LNG từ cảng Bintulu Malaysia đã an toàn cập bến cảng PV GAS Vũng Tàu, bắt đầu chuyển giao nguồn nhiên liệu phục vụ sản xuất điện trong giai đoạn cao điểm vào mùa khô.

Doanh nghiệp - 09/05/2024 12:30

Phú Yên cần khoảng 19.328 tỷ để phát triển loạt dự án nhà ở

Phú Yên cần khoảng 19.328 tỷ để phát triển loạt dự án nhà ở

Trong năm 2024, tỉnh Phú Yên dự kiến phát triển 37 dự án nhà ở thương mại, khu đô thị; 6 dự án nhà ở xã hội; 66 dự án hạ tầng kỹ thuật khép kín khu dân cư và 12 dự án nhà ở tái định cư.

Bất động sản - 09/05/2024 11:30

Doanh nghiệp Hà Nội 'nhắm' dự án hơn 300 tỷ đồng ở Hải Dương

Doanh nghiệp Hà Nội 'nhắm' dự án hơn 300 tỷ đồng ở Hải Dương

Công ty TNHH Đầu tư TMT là nhà đầu tư duy nhất nộp hồ sơ đăng ký thực hiện dự án đầu tư xây dựng khu dân cư mới Vườn Đào có tổng mức đầu tư hơn 311 tỷ đồng.

Bất động sản - 09/05/2024 11:29

Petrovietnam tham gia nhiều hoạt động ý nghĩa nhân dịp Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Petrovietnam tham gia nhiều hoạt động ý nghĩa nhân dịp Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954- 7/5/2024), vừa qua, đồng chí Trần Quang Dũng - Ủy viên Ban thường vụ Đảng ủy, Trưởng Ban Truyền thông và Văn hóa Doanh nghiệp Petrovietnam đã có chương trình làm việc tại TP. Điện Biên Phủ nhằm triển khai các hoạt động truyền thông và an sinh xã hội tại địa phương.

Doanh nghiệp - 09/05/2024 10:49

Toyota đầu tư 13 tỷ USD vào xe điện, AI và chuỗi cung ứng

Toyota đầu tư 13 tỷ USD vào xe điện, AI và chuỗi cung ứng

Chủ tịch Toyota Koji Sato cho biết: "Toyota mong muốn tăng cường nỗ lực sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI), trong đó có cả xe tự lái. Chúng tôi sẽ hướng tới mở rộng các khoản đầu tư liên quan đến AI".

Công nghệ - 09/05/2024 10:44

'Việt Nam tiến rất nhanh trong thực thi Thuế tối thiểu toàn cầu'

'Việt Nam tiến rất nhanh trong thực thi Thuế tối thiểu toàn cầu'

Việt Nam đã thực hiện được những bước tiến đáng kể trong việc thực thi Thuế tối thiểu toàn cầu và cũng dẫn đầu khu vực Đông Nam Á trong quá trình này, theo ông Jonathan Pemberton, chuyên gia cấp cao của Trung tâm Đầu tư và Thuế Quốc tế (ITIC), cựu chuyên gia cơ quan thuế của Anh và OECD.

Sự kiện - 09/05/2024 10:43

Loạt tân binh của thương hiệu Omoda và Jaecoo sắp chào bán tại thị trường Việt nam

Loạt tân binh của thương hiệu Omoda và Jaecoo sắp chào bán tại thị trường Việt nam

Ba mẫu Omoda E5, C5, Jaecoo J7 sẽ được hãng chào bán chính hãng ngay trong quý III năm nay và J6 sẽ gia nhập thị trường năm 2025.

Doanh nghiệp - 09/05/2024 10:09

Nhóm TVS tăng cường hiện diện tại Chứng khoán Vina

Nhóm TVS tăng cường hiện diện tại Chứng khoán Vina

TVS hiện đang sở hữu hơn 99,84% vốn TVAM – đơn vị vừa được Chứng khoán Vina phê duyệt việc mua trái phiếu với giá trị giao dịch tối đa mỗi lần là 55 tỷ đồng.

Tài chính - 09/05/2024 10:00

Condotel ở Việt Nam 'bùng nổ' nhưng hoạt động thiếu hiệu quả

Condotel ở Việt Nam 'bùng nổ' nhưng hoạt động thiếu hiệu quả

Ông Mauro Gasparotti, Giám đốc Savills Hotels khu vực Châu Á Thái Bình Dương cho biết, giai đoạn 2016-2019, có khoảng 12.000 sản phẩm condotel mở bán mỗi năm. Nguồn cung lớn nhưng nhiều sản phẩm mở bán "chạy đua" cam kết lợi nhuận mà thiếu chỉn chu đã ảnh hưởng lớn đến đến kết quả hoạt động.

Bất động sản - 09/05/2024 09:43