Trong một đêm, Mỹ công bố 2 lệnh cấm chặn đường Huawei
Sau khi đưa thêm chi nhánh Huawei vào "danh sách thực thể", Mỹ lại đưa ra một lệnh cấm mới để chặn hẳn đường sống của các sản phẩm Huawei.
Sau khi đưa thêm chi nhánh Huawei vào "danh sách thực thể", Mỹ lại đưa ra một lệnh cấm mới để chặn hẳn đường sống của các sản phẩm Huawei.
Bộ trưởng Thương mại Mỹ Wilbur Ross tố cáo Huawei đã thông qua bên thứ 3 nhằm né tránh các quy định của Mỹ. Đồng thời, ông nhấn mạnh quy tắc mới yêu cầu bất kỳ công ty nào sử dụng phần mềm hay thiết bị chế tạo của Mỹ đều bị cấm hoặc phải được Mỹ cho phép.
Trong khi đó, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cũng cho rằng việc thay đổi quy tắc trên sẽ ngăn chặn khả năng Huawei lách luật của Mỹ trong việc sản xuất chip nhớ.

Chỉ trong vài tiếng đêm 17/8, Mỹ đã hai lần công bố các quy định mới hạn chế Huawei. Ảnh: AFP
Đó chưa phải miếng đánh cuối cùng của Mỹ với Huawei trong đêm qua. Sau vài tiếng, Bộ Thương mại Mỹ lại công bố thêm chi tiết trong quy định mới, trong đó cấm Huawei mua chip từ các công ty sản xuất chip hoặc các nhà cung ứng linh kiện điện tử không thuộc Mỹ, nếu như họ sử dụng công nghệ hoặc phần mềm của Mỹ trong quá trình chế tạo.
Bloomberg dẫn lời một quan chức Bộ Thương mại Mỹ xác nhận tất cả các công ty sản xuất chip, không quan trọng là của nước nào, đều sẽ phải tuân theo quy định nếu dùng phần mềm và công nghệ Mỹ.
Quy định này coi như đã đóng sập cánh cửa để Huawei mua chip từ bất cứ đối tác nước ngoài nào, dù đó là chip hệ thống (SoC) của MediaTek, cảm biến máy ảnh của Sony, chip nhớ của Samsung, SK Hynix, các loại cảm biến STMicroelectronics và hàng chục đối tác quen thuộc khác, theo nhận định của Nikkei.

Trước đó, dòng chip Kirin mà Huawei tự hào đã bị kết liễu vì quy định mà Mỹ đưa ra vào tháng 5. Ảnh: HiSilicon
Sau hơn 1 năm kể từ khi đưa Huawei vào danh sách thực thể nhằm hạn chế mua bán công nghệ với các công ty Mỹ, quy định mới như một đòn kết liễu, đóng hết mọi cửa để Huawei có thể phát triển sản phẩm viễn thông hay smartphone.
Trên trang Twitter cá nhân, Ngoại trưởng Mike Pompeo nhận định Mỹ đã "tung ra một cú đánh trực tiếp tới Huawei" và "siết chặt hơn nữa khả năng mua lại các công nghệ Mỹ của Huawei, qua đó họ có thể xâm nhập mạng lưới thế giới và thông tin bí mật của người Mỹ".
Toàn bộ ngành bán dẫn bị ảnh hưởng
Độ phủ của các phần mềm và công nghệ Mỹ trong sản xuất chip là rất lớn. Synopsys và Cadence Design Systems là hai công ty hàng đầu về phần mềm thiết kế chip, và phần lớn công ty trong ngành đều sử dụng hai phần mềm này. Các thiết bị quan trọng như quang khắc thì phần lớn do Applied Materials và Lam Research, hai công ty Mỹ cung cấp.

Trước đó, đối tác gia công TSMC đã quay lưng với Huawei vì lệnh cấm. Ảnh: Nikke
Tác động của lệnh cấm này cũng có thể khiến cho Trung Quốc trả đũa các công ty Mỹ như Apple, qua đó gây hại cho các đối tác cung cấp bán dẫn của Apple. JPMorgan Chase nhận định lệnh cấm sẽ ảnh hưởng xấu tới các công ty chip châu Âu.
Ngoài ra, lệnh cấm cũng có thể ảnh hưởng tới cả các công ty gia công sản phẩm có sử dụng linh kiện Huawei như FIH Mobile, công ty con của Foxconn. Với tác động lớn như vậy, Hiệp hội công nghiệp bán dẫn Mỹ cho rằng lệnh cấm có thể khiến toàn bộ ngành bán dẫn bị đứt gãy.
"Quy định này sẽ khiến cho toàn bộ ngành bán dẫn bị đứt gãy. Chúng tôi ngạc nhiên và lo ngại về việc chính quyền bất ngờ thay đổi quan điểm so với cách tiếp cận hẹp trước đó, nhằm mục đích đảm bảo an ninh quốc gia trong khi giảm thiểu thiệt hại cho các công ty Mỹ.
"Quy định này sẽ khiến cho toàn bộ ngành bán dẫn bị đứt gãy"
John Neuffer, Chủ tịch, CEO Hiệp hội công nghiệp bán dẫn Mỹ
Chúng tôi nhắc lại quan điểm của mình là kinh doanh các sản phẩm không nhạy cảm, thương mại với Trung Quốc giúp thúc đẩy nghiên cứu và sáng tạo trong ngành bán dẫn tại Mỹ, góp phần quan trọng vào sức mạnh của nền kinh tế và an ninh quốc gia Mỹ", ông John Neuffer, Chủ tịch và CEO Hiệp hội công nghiệp bán dẫn Mỹ cho biết.
Trước khi đưa ra quy định mới, Mỹ đã dần giới hạn Huawei mua lại chip nước ngoài từ các công ty gia công chip như TSMC hay SMIC. Các smartphone của Huawei sở hữu nhiều công nghệ nổi bật, trong đó dòng chip Kirin do công ty con HiSilicon thiết kế và các đối tác gia công là một điểm nhấn. Những con chip của HiSilicon cũng xuất hiện trên các thiết bị viễn thông của Huawei.
Mọi cánh cửa đóng lại với Huawei
Sau lệnh cấm của Mỹ, TSMC đã lập tức dừng nhận các đơn hàng của Huawei. Ngoài TSMC, không một công ty nào có thể đáp ứng nhu cầu gia công các dòng chip Kirin của Huawei, và tới đầu tháng 8 công ty này thừa nhận thất bại. Trong khuôn khổ hội nghị thượng đỉnh công nghệ Trung Quốc 2020, Richard Yu - CEO mảng Kinh doanh Tiêu dùng của Huawei, xác nhận dòng smartphone cao cấp Mate 40 sẽ là sản phẩm cuối cùng trang bị chip xử lý Kirin do Huawei phát triển.

Quy định mới áp dụng cho mọi đối tác cung cấp chip cho Huawei, đem lại một viễn cảnh đen tối cho công ty này. Ảnh: Asian Age
“Do những tác động của đợt trừng phạt thứ 2 của Mỹ, việc sản xuất chip sẽ dừng lại sau ngày 15/9. Rất có thể đây sẽ là thế hệ cuối cùng của dòng chip Kirin. Huawei đã dành hơn 10 năm phát triển chip, đây là một tổn thất lớn đối với chúng tôi”, ông Yu chia sẻ tại hội nghị.
Sau đó, Huawei đã tính tới việc mua chip của MediaTek để dùng trên các mẫu smartphone của mình. Họ cũng tìm tới công ty sản xuất chip Trung Quốc UNISOC Communications để có thêm phương án. Thậm chí Qualcomm cũng là một phương án mà Huawei tính tới, nếu công ty này có thể xin giấy phép từ Bộ Thương mại Mỹ.
"Chúng tôi thấy Huawei đã thử mọi nền tảng chip, bao gồm cả các nền tảng từ MediaTek và Qualcomm sau lệnh cấm từ tháng 5. Họ không muốn phải từ bỏ vị trí trong mảng smartphone vất vả mới giành được", Nikkei dẫn lời một lãnh đạo trong ngành công nghệ.

Lệnh cấm của Mỹ đồng nghĩa Huawei sẽ phải từ bỏ rất nhiều linh kiện từ các hãng khác như cảm biến ảnh Sony, RAM SK Hynix hay chip nhớ của Micron. Ảnh: iFixit
Tuy nhiên, với quy định mới của Mỹ, MediaTek, Samsung hay mọi công ty khác đều sẽ cần có giấy phép nếu muốn bán chip cho Huawei. Thậm chí, quy định này có thể mở rộng ra với các công ty sản xuất màn hình, vì mọi loại màn hình đều cần tới các vật liệu do các công ty Mỹ như Corning, 3M hay Applied Materials cung cấp.
Không chỉ các công ty bán hàng trực tiếp cho Huawei, mà mọi công ty có mặt trong một chuỗi cung ứng mà Huawei góp phần đều sẽ phải xin giấy phép, Nikkei dẫn nhận định của luật sư Harry Clark thuộc công ty Orrick.
"Huawei đã trữ sẵn linh kiện đủ cho ngắn hạn, do vậy lệnh cấm mới chưa tác động ngay lập tức tới công ty Trung Quốc. Chúng tôi đang theo dõi sát sao liệu chính phủ Mỹ có thay đổi quy định sau kỳ bầu cử vào tháng 11, và Bắc Kinh sẽ phản ứng thế nào nếu lệnh cấm vẫn giữ nguyên sau thời gian đó", Jonah Cheng, Giám đốc đầu tư và nhà phân tích tại J&J Investment nói với Nikkei.
(Theo Zing)
- Cùng chuyên mục
TikTok Việt Nam mở lớp đào tạo pháp lý, quảng cáo TMĐT cho doanh nghiệp, nhà bán hàng
TikTok Việt Nam và Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công thương) kỳ vọng tạo dựng hệ sinh thái TMĐT lành mạnh, hỗ trợ doanh nghiệp địa phương, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa, phát triển mạnh mẽ hơn trong kỷ nguyên số.
Công nghệ - 12/05/2025 10:53
Việt Nam có thể dẫn đầu thế giới nếu làm AI sức khoẻ
Các chuyên gia cho rằng, Việt Nam sở hữu lợi thế lớn về nguồn dữ liệu sức khoẻ và có thể dẫn đầu thế giới nếu công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) về chăm sóc sức khoẻ.
Công nghệ - 10/05/2025 12:38
Hàng trăm 'ông lớn' về chuyển đổi số, AI sẽ ký hợp tác với Tập đoàn FPT
Theo ông Vũ Anh Tú, Giám đốc Công nghệ Tập đoàn FPT, sắp tới, sẽ có hơn 300 lãnh đạo các doanh nghiệp hàng đầu về chuyển đổi số, AI trên thế giới đến Đà Nẵng để ký kết hợp tác với FPT.
Công nghệ - 09/05/2025 16:57
Nhiều 'ông lớn' bắt tay làm mạng Blockchain của người Việt
Không chỉ là một công nghệ, mạng Blockchain "make in Việt Nam" sẽ là hạ tầng số phi tập trung cho dữ liệu công, dịch vụ công, tài chính số và các ứng dụng công nghệ sổ cái phân tán (DLT) cho kinh tế số Việt Nam.
Công nghệ - 06/05/2025 14:16
FPT hợp tác với các tập đoàn hàng đầu Nhật Bản trước sự chứng kiến của 2 Thủ tướng
Ông Trương Gia Bình, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FPT cho rằng, Việt Nam và Nhật Bản đang có hợp tác chặt chẽ và cần bổ khuyết chính nguồn nhân lực tài năng, trẻ và đầy khát vọng.
Công nghệ - 29/04/2025 10:21
Đà Nẵng 'bắt tay' với hai ông lớn công nghệ về bán dẫn, AI
TP. Đà Nẵng công nhận CTCP FPT và Công ty TNHH Công nghệ Marvell Việt Nam là đối tác chiến lược trong lĩnh vực vi mạch bán dẫn, trí tuệ nhân tạo (AI).
Công nghệ - 26/04/2025 17:40
CEO FPT chia sẻ 3 nguyên tắc triển khai ESG
CEO FPT Nguyễn Văn Khoa đã có những chia sẻ về thực tiễn quản trị không hình thức tại FPT.
Công nghệ - 25/04/2025 19:20
FPT hợp tác với 2 tập đoàn tài chính và công nghiệp hàng đầu thế giới
Tập đoàn FPT công bố quan hệ hợp tác chiến lược với Tập đoàn Sumitomo và Tập đoàn SBI Holdings - hai tập đoàn kinh doanh tài chính và công nghiệp hàng đầu thế giới, có trụ sở tại Nhật Bản.
Công nghệ - 22/04/2025 11:51
Chính thức vận hành tuyến cáp quang có dung lượng lớn nhất Việt Nam
Tuyến cáp quang biển Asia Direct Cable (ADC) có dung lượng lớn nhất Việt Nam với tổng vốn đầu tư 290 triệu USD vừa được Tổng Công ty Mạng lưới Viettel (Viettel Networks) đưa vào vận hành.
Công nghệ - 16/04/2025 18:28
GSMA ghi nhận tiếng nói của Việt Nam và Viettel trong ngành di động toàn cầu
Ông Julian Gorman, Giám đốc khu vực châu Á – Thái Bình Dương của Hiêp hội di động toàn cầu (GSMA) cho rằng, tiếng nói của Việt Nam và Viettel xứng đáng được lớn hơn trong ngành công nghiệp di động thế giới…
Công nghệ - 16/04/2025 13:01
FPT trở thành đối tác chuyển đổi số toàn cầu của CLB Chelsea
Không còn là đồn đoán, FPT chính thức trở thành đối tác chuyển đối số toàn cầu của CLB Chelsea. Giá trị thương vụ được cho là ở mức hàng chục triệu Bảng Anh/năm.
Công nghệ - 10/04/2025 13:59
Doanh nghiệp kêu quy định chặt, ngay Amazon hay Tesla cũng khó IPO ở Việt Nam
Để đáp ứng nhu cầu vốn, IPO (phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng) là lựa chọn của nhiều doanh nghiệp. Nhưng ngay cả Tesla của Elon Musk hay "ông lớn" Amazon nếu khởi nghiệp ở Việt Nam cũng khó có cơ hội niêm yết, kêu gọi vốn.
Công nghệ - 31/03/2025 11:53
Hợp tác công tư trong phát triển ngành công nghiệp bán dẫn
Trung tâm Ươm tạo và phát triển bán dẫn (VSIC) và Không gian ươm tạo startup về bán dẫn FPT-ALCHIP là mô hình hiện thực hóa chủ trương hợp tác công tư của Đảng, Chính phủ về phát triển ngành công nghiệp bán dẫn.
Công nghệ - 28/03/2025 16:44
Huế cùng với Tập đoàn FPT phối hợp phát triển chuyển đổi số
TP. Huế vừa làm việc với tập đoàn FPT về các nội dung liên về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.
Công nghệ - 28/03/2025 16:06
Công nghệ cao là động lực tăng trưởng mới cho 25 năm tới
Trong bối cảnh Mỹ hạn chế công nghệ bán dẫn từ Trung Quốc, đại diện UOB cho rằng, Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội lớn thu hút FDI vào lĩnh vực này - công nghệ cao sẽ chính là động lực tăng trưởng mới cho kinh tế Việt Nam giai đoạn 2025 - 2050.
Công nghệ - 27/03/2025 16:47
FPT muốn mở rộng hợp tác lĩnh vực bán dẫn ở Hàn Quốc
Lãnh đạo TP. Yongin, thành phố đang được chính phủ Hàn Quốc chú trọng đầu tư phát triển công nghệ, vừa có buổi gặp gỡ với doanh nghiệp Việt Nam và Hàn Quốc để bàn việc hợp tác đầu tư.
Công nghệ - 26/03/2025 17:02
- Đọc nhiều
-
1
Tập đoàn Thuận An được cựu Trợ lý Chủ tịch Quốc hội móc nối, tác động để thắng thầu ra sao?
-
2
Cựu Bí thư Bắc Giang Dương Văn Thái hưởng lợi 900 triệu, nộp khắc phục 8 tỷ đồng trong vụ Thuận An
-
3
Cách Tập đoàn Thuận An dùng 'quân xanh, quân đỏ' để thắng thầu
-
4
Vụ Tập đoàn Thuận An: Nguyễn Duy Hưng hưởng lợi bất chính hơn 98 tỷ đồng
-
5
Các doanh nghiệp hàng đầu Thái Lan kinh doanh tại Việt Nam ra sao?
Đáng đọc
- Đáng đọc
Chuyên gia: Không nên quá ‘hoảng loạn’ với con số thuế 46% từ Mỹ
Tài chính - Update 1 month ago
'Bối cảnh mới mở ra những cơ hội đầu tư chưa từng có'
Tài chính - Update 1 month ago
Phát triển kinh tế tư nhân - đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng
Sự kiện - Update 1 month ago