TP.HCM đề nghị trình Quốc hội cho thí điểm chính sách đặc thù mới

Về cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM, Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết, Chính phủ đề nghị chưa đưa vào chương trình kỳ họp bất thường lần thứ 2, Quốc hội khóa XV vì chưa chuẩn bị kịp và chưa có kết luận của Bộ Chính trị.
VŨ PHẠM
28, Tháng 11, 2022 | 13:45

Về cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM, Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết, Chính phủ đề nghị chưa đưa vào chương trình kỳ họp bất thường lần thứ 2, Quốc hội khóa XV vì chưa chuẩn bị kịp và chưa có kết luận của Bộ Chính trị.

Sáng 28/11, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức phiên họp thứ 17, cho ý kiến về một số vấn đề tại kỳ họp bất thường lần thứ 2, Quốc hội khóa XV.

Phát biểu tại phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh kỳ họp thứ 4 đã thành công tốt đẹp với nhiều đổi mới. Nhưng, ông cũng đặt vấn đề sau mỗi kỳ họp nên tổ chức hội nghị quán triệt, triển khai để các luật, nghị quyết sớm đi vào cuộc sống cũng như có những vấn đề cần rút kinh nghiệm.

Tại phiên họp, Tổng thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết, Chính phủ đề nghị trình Quốc hội các nội dung tại kỳ họp bất thường sắp tới. Cụ thể, xem xét, quyết định quy hoạch tổng thể quốc gia theo quy định của Luật Quy hoạch; xem xét, thông qua dự thảo Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi); xem xét việc tổng kết, đánh giá việc thực hiện quy định tại khoản 3 Nghị quyết số 30 về kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV.

Quoc-hoi

Chủ tịch Quốc hội phát biểu tại phiên họp. Ảnh: Quốc hội

Chính phủ cũng đề nghị Quốc hội xem xét, quyết định một số vấn đề về tài chính, ngân sách (gồm: giải pháp xử lý vướng mắc, bất cập tại một số trạm thu phí/dự án đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông theo hình thức BOT; việc điều chỉnh dự toán kinh phí bảo đảm hoạt động chưa sử dụng hết của Tổng cục Thuế và Tổng cục Hải quan năm 2021; bổ sung dự toán ngân sách nhà nước nguồn vốn viện trợ không hoàn lại của nước ngoài năm 2021; điều chỉnh vốn vay lại của các địa phương năm 2022).

Tuy nhiên, theo ông Cường, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến bằng văn bản và cho rằng đề xuất của Chính phủ chưa có đủ cơ sở chính trị, căn cứ pháp lý và cơ sở thực tiễn cho việc sử dụng ngân sách nhà nước để xử lý hỗ trợ/thanh toán các hợp đồng dự án giao thông BOT. Đồng thời đề nghị Chính phủ tiếp tục hoàn thiện, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, cho ý kiến...

Đối với nội dung cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM, ông Trần Văn Sơn, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ cho biết, tại buổi làm việc của Thủ tướng Phạm Minh Chính với TP.HCM ngày 27/11, địa phương đề nghị trình để Quốc hội xem xét, cho thí điểm chính sách mới thay thế cho Nghị quyết 54 tại kỳ họp bất thường sắp tới.

"TP.HCM đang vướng mắc rất nhiều, đặc biệt là các dự án trọng điểm. Do đó, TP.HCM đề nghị xem xét các chính sách mới tại kỳ họp bất thường để tháo gỡ", ông Sơn nói.

Liên quan đến vấn đề này, Tổng Thư ký Bùi Văn Cường cho biết, Chính phủ đề nghị chưa đưa nội dung này vào chương trình kỳ họp bất thường lần thứ 2 vì chưa chuẩn bị kịp và chưa có kết luận của Bộ Chính trị.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nêu quan điểm, nếu Chính phủ đề nghị bổ sung thì ủng hộ, nhưng quan trọng chuẩn bị có kịp hay không vì còn thẩm tra, cho ý kiến trước khi ra Quốc hội.

Kỳ họp bất thường có thể tổ chức ngay tháng 1/2023

Tại kỳ họp bất thường lần này, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhìn nhận, việc quyết định quy hoạch tổng thể quốc gia là nội dung quan trọng nhất, do đó cơ quan được giao phụ trách chuẩn bị cần sát sao.

Đối với dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi), Chủ tịch Vương Đình Huệ cho rằng, việc chưa thông qua tại kỳ họp thứ 4 được đánh giá là thận trọng, chính xác và đúng đắn. Nhưng nếu như thông qua tại kỳ họp vừa rồi thì tốt hơn.

"Chính phủ, các bộ ngành phải tập trung vào làm. 6 tháng mà chuẩn bị không đến nơi đến chốn thì cũng không xong, nhưng 1 tháng mà chuẩn bị tốt thì vẫn kịp", Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.

Về phương án tổ chức kỳ họp bất thường, Tổng Thư ký Bùi Văn Cường đề xuất 2 phương án. Trong đó, ưu tiên phương án tổ chức họp trong tháng 2/2023 (tức sau Tết Nguyên đán) để tránh trường hợp gấp gáp.

"Với phương án 1, toàn bộ nội dung trình tại kỳ họp bất thường chưa kịp xem xét đủ điều kiện trong tháng 12/2022 thì tổ chức họp tập trung sau Tết Nguyên đán. Phương án 2, toàn bộ nội dung được xem xét xong trong tháng 12/2022 và đủ điều kiện trình thì tổ chức họp đầu tháng 1/2023, theo hình thức họp trực tuyến kết hợp họp tập trung hoặc trực tuyến cả kỳ. Như vậy, phương án họp vào tháng 1 năm sau sẽ rất gấp và cận Tết cổ truyền", ông Cường nói và đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét lựa chọn phương án 1.

Tuy nhiên, Chủ tịch Vương Đình Huệ cho rằng, không nên tổ chức kỳ họp bất thường sau Tết Nguyên đán vì quá trễ, ảnh hưởng đến kỳ họp giữa năm.

"Kỳ họp bất thường chỉ xem xét, quyết định vấn đề cấp bách, đã được chuẩn bị kỹ lưỡng, đã chín, đủ rõ và có sự đồng thuận, thống nhất cao. Cái gì chưa cấp bách hay chuẩn bị chưa kỹ thì chưa đưa vào xem xét. Trên cơ sở chuẩn bị, kỳ họp có thể được tổ chức vào đầu tháng 1/2023", Chủ tịch Quốc hội nêu rõ.

Đồng quan điểm, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng nhìn nhận, việc tổ chức muộn kỳ họp bất thường sẽ ảnh hưởng đến hiệu lực của biện pháp cấp bách. Do đó, đề nghị nên tổ chức kỳ họp vào ngay đầu tháng 1/2023.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25187.00 25487.00
EUR 26723.00 26830.00 28048.00
GBP 31041.00 31228.00 3224.00
HKD 3184.00 3197.00 3304.00
CHF 27391.00 27501.00 28375.00
JPY 160.53 161.17 168.67
AUD 16226.00 16291.00 16803.00
SGD 18366.00 18440.00 19000.00
THB 672.00 675.00 704.00
CAD 18295.00 18368.00 18925.00
NZD   14879.00 15393.00
KRW   17.79 19.46
DKK   3588.00 3724.00
SEK   2313.00 2404.00
NOK   2291.00 2383.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ