TP.HCM chuẩn bị hàng nghìn tấn lương thực, thực phẩm thiết yếu ứng phó khẩn cấp dịch COVID-19

Nhàđầutư
Để ứng phó khẩn cấp dịch COVID-19, Sở Công thương TP.HCM đã chuẩn bị hàng nghìn tấn nguồn cung - cầu hàng hóa để phục vụ cho người dân trên địa bàn TP. Trong đó, các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu, lượng hàng bình ổn thị trường chiếm từ 35% đến 50% nhu cầu thị trường.
CHU KÝ
27, Tháng 03, 2020 | 09:35

Nhàđầutư
Để ứng phó khẩn cấp dịch COVID-19, Sở Công thương TP.HCM đã chuẩn bị hàng nghìn tấn nguồn cung - cầu hàng hóa để phục vụ cho người dân trên địa bàn TP. Trong đó, các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu, lượng hàng bình ổn thị trường chiếm từ 35% đến 50% nhu cầu thị trường.

Sở Công thương TP.HCM vừa có báo cáo về diễn biến cung - cầu hàng hóa thiết yếu và các giải pháp ứng phó khẩn cấp đối với dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19.

Theo đó, để ứng phó khẩn cấp dịch COVID-19, Sở Công thương TP đã chuẩn bị hàng nghìn tấn nguồn cung - cầu hàng hóa để phục vụ cho người dân trên địa bàn TP. Đối với các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu, lượng hàng bình ổn thị trường chiếm từ 35% đến 50% nhu cầu thị trường.

Cụ thể, lương thực 3.830,7 tấn/tháng, đường 2.017,5 tấn/tháng, dầu ăn 1.072,5 tấn/tháng, thịt gia súc 6.238,5 tấn/tháng, thịt gia cầm 8.748 tấn/tháng, trứng gia cầm 71,9 triệu quả/tháng, thực phẩm chế biến 728,9 tấn/tháng, rau củ quả 7.395 tấn/tháng, thủy hải sản 184,5 tấn/tháng, gia vị 634,8 tấn/tháng.

84679191_10221745218209586_4640976243687161856_o-1645

Hàng nghìn tấn lương thực, thực phẩm thiết yếu sẽ được chuẩn bị để ứng phó với dịch COVID-19. Ảnh minh họa: Nguyễn Hồng

Đối với mặt hàng khẩu trang y tế, qua báo cáo của 23 doanh nghiệp sản xuất khẩu trang y tế của các doanh nghiệp là 2.957.000 cái/ngày. Về nguyên liệu sản xuất, Sở Công thương TP đã làm việc với các doanh nghiệp sản xuất khẩu trang và doanh nghiệp nhập khẩu nguyên phụ liệu.

Qua đó, đã kết nối với các đơn vị nhập khẩu 88 tấn nguyên liệu vải không dệt để sản xuất khẩu trang y tế, đến nay đã phân phối 40 tấn, còn lại 48 tấn sẽ cung cấp cho các doanh nghiệp sản xuất khẩu trang của TP. Đồng thời, Sở tiếp tục phối hợp với Bộ Công thương tìm kiếm các quốc gia có nguyên liệu khẩu trang y tế để nhập khẩu phục vụ cho sản xuất trong tháng 4.

Hiện nay tại TP.HCM, khẩu trang y tế sẽ được ưu tiên phục vụ cho ngành y tế.

Về khẩu trang vải kháng khuẩn, Sở Công thương TP cũng đã kết nối các đơn vị phân phối với các doanh nghiệp sản xuất khẩu trang vải. Theo đó, đã ký hợp đồng phân phối với 22 doanh nghiệp sản xuất khẩu trang vải với tổng cộng là 56.566.450 cái.

Về cung cấp thực phẩm phục vụ công tác phòng chống dịch, thực hiện chỉ đạo của UBND TP.HCM, Sở Công thương đã phối hợp với Sở Y tế cung cấp suất ăn miễn phí và nhu yếu phẩm thiết yếu cho người bị cách ly, lực lượng y, bác sĩ, điều dưỡng, người phục vụ tham gia chống dịch, bình quân ngày 23/3 là trên 10.000 suất ăn/ngày.

Bên cạnh đó, báo cáo về tình hình hoạt động bán lẻ trong quý I/2020, Sở Công thương cho biết, do chịu tác động bởi nhiều yếu tố tích cực và tiêu cực đan xen nên hoạt động bán lẻ có xu hướng giảm so với cùng kỳ.

Trong đó, 2 yếu tố nổi bật định hình tổng thể bức tranh bán lẻ của thị trường TP trong quý I/2020 là dịp mua sắm cao điểm Tết Nguyên đán Canh Tý và tác động tiêu cực của dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 gây ra.

Đồng thời, mãi lực tại hệ thống chợ và trung tâm thương mại trong thời điểm này giảm khoảng 30% - 40% so với ngày thường, do một số nguyên nhân như: Người dân có xu hướng thay đổi hành vi tiêu dùng theo hướng lựa chọn các kênh mua sắm hiện đại thay vì kênh truyền thống; do được hỗ trợ nhiều tiện ích (giao hàng, thanh toán không dùng tiền mặt, dịch vụ cộng thêm…);

Do ảnh hưởng tâm lý bởi tình hình dịch bệnh, người dân có xu hướng sử dụng hình thức mua sắm trực tuyến để hạn chế đến những nơi tiếp xúc, tập trung đông người theo khuyến cáo của Bộ Y tế để phòng, chống dịch bệnh COVID-19 gây ra.

Theo Sở Công thương TP.HCM, hầu hết các hệ thống siêu thị hoạt động theo phương thức đa kênh nên được hưởng lợi, tăng mãi lực so với cùng kỳ. Mặt khác, việc hạn chế đến những nơi tiếp xúc, tập trung đông người còn ảnh hưởng tiêu cực đến nhu cầu tham quan, mua sắm, vui chơi, giải trí tại chợ và trung tâm thương mại trên địa bàn TP.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25188.00 25488.00
EUR 26599.00 26706.00 27900.00
GBP 30785.00 30971.00 31939.00
HKD 3184.00 3197.00 3301.00
CHF 27396.00 27506.00 28358.00
JPY 160.58 161.22 168.58
AUD 16138.00 16203.00 16702.00
SGD 18358.00 18432.00 18976.00
THB 669.00 672.00 700.00
CAD 18250.00 18323.00 18863.00
NZD   14838.00 15339.00
KRW   17.68 19.32
DKK   3572.00 3703.00
SEK   2299.00 2388.00
NOK   2277.00 2366.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ