Không có hiện tượng thiếu hàng, sốt giá các thực phẩm thiết yếu

Nhàđầutư
"Hiện nguồn cung các mặt hàng rau, củ, quả, gạo, mỳ, thịt, gia vị…, cho hệ thống các siêu thị khá nhiều, giá được niêm yết rõ ràng, đầy đủ và ổn định so với trước Tết, không có hiện tượng thiếu hàng sốt giá", lãnh đạo Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công thương) khẳng định.
HỒNG NGUYỄN
05, Tháng 02, 2020 | 17:01

Nhàđầutư
"Hiện nguồn cung các mặt hàng rau, củ, quả, gạo, mỳ, thịt, gia vị…, cho hệ thống các siêu thị khá nhiều, giá được niêm yết rõ ràng, đầy đủ và ổn định so với trước Tết, không có hiện tượng thiếu hàng sốt giá", lãnh đạo Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công thương) khẳng định.

84679191_10221745218209586_4640976243687161856_o

Qua thực tế kiểm tra, lãnh đạo Vụ Thị trường trong nước cho biết nguồn hàng thực phẩm thiết yếu rau, củ, quả, thịt,.. của các siêu thị hiện được bày bán khá dồi dào, giá ổn định như trước Tết.

Không có hiện tượng thiếu hàng, sốt giá

Ngày 5/2, Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công thương) đã xuống làm việc và kiểm tra nguồn hàng thực phẩm thiết yếu tại một số hệ thống siêu thị lớn (Big C, Sai gon Coop, Vinmart).

Qua thực tế kiểm tra, lãnh đạo Vụ Thị trường trong nước cho biết nguồn hàng thực phẩm thiết yếu của các siêu thị hiện được bày bán khá dồi dào, giá ổn định như trước Tết.

Qua báo cáo của các doanh nghiệp cho thấy, hiện các doanh nghiệp cũng dự báo được nhu cầu của người dân đối với hàng hóa của hệ thống bán lẻ hiện đại sẽ tăng trong giai đoạn dịch bệnh nên các siêu thị đã có kế hoạch chuẩn bị nguồn cung để đáp ứng nhu cầu tăng thêm này.

Cụ thể hệ thống siêu thị BigC đã tăng gấp 3 lượng hàng dự trữ tại các kho để cung ứng cho thị trường; hệ thống siêu thị Sai gon Coop đã tăng 50% lượng hàng cung ứng cho hệ thống; hệ thống siêu thị Vinmart cũng tăng 30-50% lượng hàng cung ứng cho thị trường.

"Hiện nguồn cung các mặt hàng rau, củ, quả, gạo, mỳ, thịt, gia vị…, đang được cung cấp, bày bán trong hệ thống các siêu thị với số lượng khá nhiều, giá được niêm yết rõ ràng, đầy đủ và ổn định so với trước Tết, không có hiện tượng thiếu hàng sốt giá", lãnh đạo Vụ Thị trường trong nước khẳng định.

84296840_10221745218849602_8768985593817333760_o

 

84033145_10221745217609571_632548773171560448_o (2)

Hệ thống một số siêu thị đã tăng lượng hàng dự trữ tại các kho để cung ứng cho thị trường

Vụ Thị trường trong nước cho biết thêm, qua trao đổi nhanh với một số hệ thống doanh nghiệp phân phối khác như Hệ thống siêu thị Lotte mart, Hệ thống siêu thị MM megamarket, các doanh nghiệp cho biết nguồn cung hàng hóa thực phẩm thiết yếu trong hệ thống vẫn được bảo đảm giá ổn định do chủ động hợp tác với nông dân và có các nguồn hàng từ các tỉnh phía Nam như Đà lạt nên nguồn cung ổn định.

Bên cạnh việc cung ứng các mặt hàng thực phẩm thiết yếu phục vụ đời sống của người dân, các siêu thị cũng đã và đang làm việc với các nhà cung cấp khẩu trang (cả khẩu trang y tế và khẩu trang vải), nước sát khuẩn để tăng mạnh lượng cung cho thị trường.

Theo lãnh đạo Vụ thị trường trong nước, để hỗ trợ tiêu thụ các mặt hàng nông sản xuất khẩu đang bị ùn ứ do việc tạm đóng các cửa khẩu phụ, đường mòn lối mở, hiện các siêu thị này cũng đang làm việc với các nhà cung cấp để tăng lượng bán và mở các đợt bán hàng cao điểm cho các mặt hàng như thanh long, dưa hấu trong hệ thống của mình (Big C dự kiến sẽ mở chiến dịch tiêu thụ 1.200 tấn thanh long; 2.000-3.000 tấn dưa hấu trên toàn hệ thống).

Doanh nghiệp phải kết nối hỗ trợ tiêu thụ các mặt hàng nông sản gặp khó khăn

Để bảo đảm cân đối cung cầu hàng hóa phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân trong bối cảnh dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra (nCoV) đang diễn biến phức tạp, mới đây, Bộ Công thương đề nghị các doanh nghiệp cần có kế hoạch bảo đảm nguồn cung các mặt hàng thiết yếu trong hệ thống phân phối của mình phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân trong mọi tình huống, báo cáo phương án cung ứng hàng hóa về Bộ Công thương trước ngày 8/2/2020.

Đồng thời đẩy mạnh việc đàm phán với các doanh nghiệp sản xuất, cung ứng các mặt hàng phục vụ phòng chống dịch bệnh lây lan (như khẩu trang, nước rửa tay sát khuẩn…) để đáp ứng nhu cầu của người dân với giá hợp lý.

Ngoài ra, doanh nghiệp phải kết nối hỗ trợ tiêu thụ qua hệ thống phân phối của mình đối với các mặt hàng nông sản đang gặp khó khăn trong tiêu thụ do việc hạn chế xuất khẩu sang các nước lân cận trong điều kiện dịch bệnh nCoV đang có nguy cơ lây lan rộng.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25170.00 25172.00 25472.00
EUR 26456.00 26562.00 27742.00
GBP 30871.00 31057.00 32013.00
HKD 3176.00 3189.00 3292.00
CHF 27361.00 27471.00 28313.00
JPY 160.49 161.13 168.45
AUD 15933.00 15997.00 16486.00
SGD 18272.00 18345.00 18880.00
THB 671.00 674.00 701.00
CAD 18092.00 18165.00 18691.00
NZD   14693.00 15186.00
KRW   17.52 19.13
DKK   3553.00 3682.00
SEK   2267.00 2353.00
NOK   2251.00 2338.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ