[Tìm 'phác đồ' điều trị cơn sốt vàng miếng] Bài 2: Nỗi lo vàng hoá nền kinh tế và các đề xuất chính sách
Quản lý thị trường vàng hiện nay không phải chỉ là sửa Nghị định 24, chống độc quyền vàng miếng, mà chính là các giải pháp ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo tính minh bạch và hạn chế tiền tệ hóa vàng miếng, đồng thời củng cố niềm tin vào đồng nội tệ.
Vàng miếng và giao dịch "cây - chỉ"
Ở Việt Nam, vàng miếng không chỉ là một tài sản mà còn có nguy cơ trở thành một dạng tiền tệ thứ hai. Trước đây các giao dịch nhà đất, xe cộ... thường được định giá bằng "cây, chỉ". Nay dù hình thức giao dịch này không còn phổ biến nhưng thói quen dường như đã "ăn sâu cắm rễ" là việc tích trữ vàng miếng như một biện pháp bảo vệ tài sản trước những biến động kinh tế và lạm phát, đặc biệt khi niềm tin vào đồng nội tệ bị giảm sút.
Chính vì lý do này, hơn 10 năm trước Nghị định 24 về quản lý vàng miếng được ban hành với mục đích cụ thể là quản lý và kiểm soát việc sử dụng vàng miếng với mục tiêu chống vàng hoá nền kinh tế, tức là ngăn chặn việc sử dụng vàng miếng như một phương tiện thanh toán chính thống, thay thế cho tiền tệ trái phép hoặc tăng cường tính minh bạch và hiệu quả của hoạt động tài chính trong nước.

Đổi mới phương cách về quản lý thị trường vàng là yêu cầu thúc bách hiện nay. Ảnh: QĐND.VN
Nghị định 24 đã thiết kế một số quy định cụ thể nhằm chống tiền tệ hóa, bao gồm: Quy định về việc cấp phép và quản lý việc sản xuất, kinh doanh và sử dụng vàng miếng; Quy định về giới hạn số lượng vàng được sử dụng trong các giao dịch; Quy định về báo cáo và kiểm tra định kỳ, như yêu cầu các tổ chức, cá nhân liên quan phải báo cáo và tiến hành kiểm tra định kỳ về việc kinh doanh, sử dụng vàng miếng.
Tuy đã được đánh giá là "hoàn thành sứ mệnh" là giúp ổn định kinh tế vĩ mô, song Nghị định 24 vẫn bị chỉ trích là tạo ra thế độc quyền, tạo cơ hội cho một số "cá mập" lũng đoạn thị trường dẫn đến (có lúc) chênh lệch giá vàng miếng SJC với giá vàng thế giới lên tới 18-19 triệu đồng/lượng. Ngay trách nhiệm thanh kiểm tra, giám sát gần đây lãnh đạo Chính phủ thúc giục, cơ quan quản lý mới lập đoàn thanh tra liên ngành đi kiểm tra!
Chính vì thế câu hỏi cần lời đáp hiện nay không phải chỉ là sửa Nghị định 24, chống độc quyền vàng miếng, mà chính là các giải pháp ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo tính minh bạch và hạn chế tiền tệ hóa vàng miếng, đồng thời củng cố niềm tin vào đồng nội tệ.
Chính sách bản vị vàng và sự củng cố niềm tin vào đồng nội tệ
Nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, củng cố niềm tin vào đồng nội tệ, ngoài lựa chọn "độc quyền vàng miếng" như Việt Nam, cũng có nơi đã áp dụng chính sách "bảo đảm giá trị tiền bằng vàng". Ví dụ cụ thể nhất là Hoa Kỳ đã từng áp dụng chế độ bản vị vàng, nơi giá trị đồng USD được đảm bảo bằng một lượng vàng, trước khi từ bỏ hoàn toàn chế độ này vào năm 1971.
Hoa Kỳ chính thức áp dụng chế độ bản vị vàng vào cuối thế kỷ 19 và duy trì cho đến năm 1933 khi Tổng thống Franklin D. Roosevelt ký Sắc lệnh 6102, cấm tích trữ vàng cá nhân và thu hồi vàng về Ngân hàng Dự trữ Liên bang.
Sau Thế chiến II, Hoa Kỳ cùng các quốc gia khác đã thiết lập hệ thống Bretton Woods, trong đó USD được cố định với giá vàng và các đồng tiền khác được cố định với USD. Hệ thống này tồn tại đến năm 1971 khi Tổng thống Richard Nixon tuyên bố chấm dứt hoán đổi USD lấy vàng, đánh dấu sự kết thúc hoàn toàn của chế độ bản vị vàng.
Thay vào đó, Chính phủ giữ quyền kiểm soát và quản lý toàn bộ dự trữ vàng của quốc gia thông qua các ngân hàng trung ương, như Ngân hàng Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ nắm giữ và quản lý một lượng lớn vàng tại các kho dự trữ của mình.
Cạnh đó, Chính phủ ban hành các quy định nghiêm ngặt về việc mua bán và tích trữ vàng. Ví dụ, Sắc lệnh 6102 của Hoa Kỳ vào năm 1933 đã cấm người dân sở hữu vàng và yêu cầu họ nộp vàng cho ngân hàng trung ương. Đồng thời, để tránh tình trạng vàng trở thành một loại tiền tệ thứ hai, chính phủ thiết lập các chính sách nghiêm ngặt về việc chuyển đổi vàng sang đồng tiền quốc gia và ngược lại. Giá vàng thường được cố định hoặc kiểm soát chặt chẽ để đảm bảo tính ổn định của hệ thống tài chính.
Sau thời gian tương đối dài, chính phủ Hoa Kỳ nhận thấy chế độ bản vị vàng đã giới hạn khả năng của ngân hàng trung ương trong việc điều chỉnh cung tiền, gây khó khăn trong việc quản lý lạm phát và điều chỉnh kinh tế. Một số quốc gia khác cũng đã phải từ bỏ chế độ bản vị vàng do áp lực kinh tế và khủng hoảng tài chính. Việc cố định đồng tiền với vàng có thể dẫn đến thiếu hụt cung tiền và giảm khả năng đáp ứng nhu cầu thanh khoản trong nền kinh tế.
Tuy từ bỏ, họ vẫn phải thực thi các biện pháp để bảo đảm giá trị đồng nội tệ khi không còn áp dụng chế độ bản vị vàng, đặc biệt trong các thời kỳ khủng hoảng như chiến tranh, thiên tai, và dịch bệnh.
Một số chiến lược chính mà các chính phủ áp dụng thay thế bao gồm: "Chính sách về tiền tệ và lãisuất". Các ngân hàng trung ương, như Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (Fed) hoặc Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB), sử dụng chính sách tiền tệ để kiểm soát lạm phát và ổn định giá trị đồng tiền. Bằng cách điều chỉnh lãi suất và quản lý cung tiền, các ngân hàng trung ương có thể ảnh hưởng đến nền kinh tế và duy trì niềm tin vào đồng tiền quốc gia. Trong thời kỳ khủng hoảng, các ngân hàng trung ương thường giảm lãi suất để kích thích nền kinh tế, làm cho việc vay vốn trở nên rẻ hơn và thúc đẩy chi tiêu và đầu tư .
Cạnh đó là áp dụng các "chính sách tài khóa", như tăng chi tiêu công của chính phủ để hỗ trợ nền kinh tế trong thời kỳ khủng hoảng. Các gói cứu trợ, trợ cấp và chương trình kích thích kinh tế (kích cầu nhằm tăng sức mua của dân như cho tiền, giảm thuế, phí chứ không hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp mà thực chất là kích cung) giúp ổn định thu nhập và duy trì niềm tin của người dân vào sự ổn định tài chính của quốc gia.
Chính phủ cũng áp dụng đồng thời các giải pháp nhằm "cân đối ngân sách", như duy trì các cân đối lớn hoặc tạo ra các quỹ dự trữ trong thời kỳ kinh tế ổn định để sử dụng trong những thời kỳ khủng hoảng, giúp tránh phải in tiền quá mức và giữ vững niềm tin vào giá trị đồng tiền.
Ưu tiên thứ ba mới là các biện pháp can thiệp trực tiếp vào ngoại hối, gồm "dự trữ vàng và ngoại hối". Nhiều quốc gia duy trì dự trữ vàng và ngoại hối lớn để hỗ trợ giá trị đồng tiền quốc gia. Việc nắm giữ tài sản dự trữ này giúp tăng cường niềm tin của người dân và nhà đầu tư vào khả năng thanh toán và ổn định tài chính của quốc gia, trong đó áp dụng chính sách quản lý chặt chẽ việc mua bán và sở hữu vàng để ngăn chặn tình trạng găm giữ vàng.
Đồng thời với các giải pháp trên, các chính phủ luôn theo nguyên tắc "minh bạch và truyền thông". Theo đó Chính phủ và ngân hàng trung ương thường xuyên công bố thông tin về chính sách tiền tệ, tài khóa và tình hình kinh tế để duy trì sự minh bạch và niềm tin của công chúng.
Cuối cùng là việc tái cấu trúc tạo nên "hệ thống ngân hàng vững mạnh" không có sở hữu chéo. Hệ thống ngân hàng vững mạnh với các quy định chặt chẽ giúp đảm bảo an toàn tài chính và duy trì niềm tin của người dân vào đồng tiền và hệ thống tài chính. Minh bạch các chương trình bảo hiểm tiền gửi giúp bảo vệ tiền gửi của người dân trong ngân hàng, làm tăng niềm tin vào hệ thống tài chính, tuyệt đối không để xảy ra các hình ảnh người dân đi kiện nhân viên (làm thuê cho ngân hàng) đòi tiền hay căng băng rôn đưa lên mạng đòi tiền.
Bắt đầu từ Nghị định 24 và...
Thực tế thì sứ mệnh của Nghị định 24 về quản lý hoạt động kinh doanh vàng miếng của Việt Nam đã kết thúc, mặc dù kỳ vọng chống tiền tệ hoá vàng miếng chưa đạt được mục tiêu; Người dân vẫn có xu hướng găm giữ vàng thay vì đầu tư vào các kênh khác như chứng khoán hay bất động sản; Các biện pháp quản lý vàng miếng chưa đủ linh hoạt để đối phó với biến động thị trường vàng.

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cho biết Chính phủ đang chỉ đạo quyết liệt nhiều giải pháp chống vàng hoá nền kinh tế. Ảnh: Quochoi.vn
Từ kinh nghiệm của các quốc gia đi trước, từ hiện tượng người dân "kéo co" với nhà nước khi xếp hàng mua, găm giữ vàng miếng, các đề xuất chính sách nên chú trọng các yêu cầu sau:
Thứ nhất là tăng minh bạch và thông tin. Chính phủ cần đẩy mạnh tuyên truyền các chính sách kinh tế, tình hình tài chính quốc gia để tạo niềm tin cho người dân.
Thứ hai, phát triển các kênh đầu tư an toàn khác. Khuyến khích người dân đầu tư vào các kênh khác như trái phiếu chính phủ, chứng khoán, và các quỹ đầu tư để giảm sự phụ thuộc vào vàng.
Thứ ba áp dụng chính sách tiền tệ linh hoạt. Ngân hàng Nhà nước cần tiếp tục duy trì chính sách tiền tệ linh hoạt, điều chỉnh lãi suất và cung tiền phù hợp để kiểm soát lạm phát và ổn định kinh tế.
Thứ tư củng cố bảo hiểm tiền gửi. Tăng cường các chương trình bảo hiểm tiền gửi để bảo vệ tiền gửi của người dân trong ngân hàng, làm tăng niềm tin vào hệ thống tài chính.
Thứ năm, phổ biến giáo dục tài chính. Tăng cường giáo dục tài chính để người dân hiểu rõ hơn về các rủi ro và lợi ích của việc đầu tư vào vàng cũng như các kênh đầu tư khác.
Việc quản lý vàng miếng và duy trì niềm tin của người dân vào đồng nội tệ đòi hỏi một chiến lược toàn diện và dài hạn. Các biện pháp bình ổn giá vàng cần được kết hợp với cải cách kinh tế và tăng cường giáo dục tài chính để xây dựng một hệ thống tài chính vững mạnh và bền vững.
- Cùng chuyên mục
Lãnh đạo UBND cấp xã mới cần có những yêu cầu nào ?
Lãnh đạo, quản lý UBND cấp xã mới phải đáp ứng được các yêu cầu của Bộ Chính trị, có năng lực lãnh đạo, kinh nghiệm quản lý nhà nước, có tư duy đổi mới, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm.
Sự kiện - 08/06/2025 06:47
[Cafe Cuối tuần] Nhà ở xã hội: Cơ hội thực - Thể chế mới
Trong suốt nhiều năm qua, phát triển nhà ở xã hội luôn là một chủ trương đúng, mang đậm tính nhân văn, nhưng lại triển khai rất chật vật. Nguyên nhân không chỉ nằm ở thiếu vốn hay vướng mắc về quỹ đất, mà sâu xa hơn là thiếu một thể chế đủ cởi mở, đủ khích lệ để khu vực tư nhân thật sự nhập cuộc.
Sự kiện - 07/06/2025 10:30
Nguyên Chủ tịch Tập đoàn Cao su Trần Ngọc Thuận bị khai trừ Đảng
Ban Bí thư đã quyết định khai trừ ra khỏi Đảng đối với ông Trần Ngọc Thuận, nguyên Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam.
Sự kiện - 06/06/2025 20:23
Việt - Mỹ ký thêm thỏa thuận nông sản 600 triệu USD
Tiếp tục chuyến công tác ở Mỹ, phái đoàn do Bộ trưởng Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy dẫn đầu đã ký các thỏa thuận hợp tác thương mại nông sản trị giá 600 triệu USD.
Sự kiện - 06/06/2025 06:45
'Cấm mua, bán dữ liệu cá nhân'
Dự thảo Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân tiếp thu, bổ sung nhiều hành vi nghiêm cấm dữ liệu cá nhân trong đó có cấm mua, bán.
Sự kiện - 05/06/2025 14:21
Thủ tướng chỉ đạo tiếp tục đẩy mạnh cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi buôn lậu, gian lận thương mại
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện 82/CĐ-TTg ngày 4/6/2025 về tiếp tục đẩy mạnh cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Sự kiện - 05/06/2025 08:43
Báo VietNamNet trực thuộc Bộ Dân tộc và Tôn giáo
Chính phủ ban hành Nghị định quy định Báo VietNamNet về trực thuộc Bộ Dân tộc và Tôn giáo.
Sự kiện - 04/06/2025 18:48
Thủ tướng: Vướng về thể chế thì 'khó đến mấy cũng phải tháo gỡ'
Với các khó khăn, vướng mắc về thể chế, pháp luật, tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5, Thủ tướng yêu cầu dứt khoát phải tháo gỡ, "khó mấy cũng phải tháo gỡ", để biến thể chế thành lợi thế cạnh tranh. Đồng thời, dành thêm hơn 20.000 tỷ đồng, bảo đảm đủ ít nhất 3% ngân sách cho khoa học công nghệ.
Sự kiện - 04/06/2025 14:34
Kịch bản nào cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam đến năm 2045?
Bám sát mục tiêu tăng trưởng 2 con số trong giai đoạn 2026-2030, các chuyên gia vừa đưa ra nhận định về các kịch băn tăng trưởng kinh tế Việt Nam đến năm 2045.
Sự kiện - 04/06/2025 10:43
[Gặp gỡ thứ Tư]'Bỏ thuế khoán với hộ kinh doanh - tăng tính công bằng quản lý thuế'
"Việc xóa bỏ hình thức thuế khoán đối với hộ kinh doanh mang nhiều ý nghĩa quan trọng như tăng tính minh bạch và công bằng trong quản lý thuế", Phó cục trưởng Cục Thuế Mai Sơn nhận định.
Sự kiện - 04/06/2025 08:56
Phân biệt rõ hơn giữa đặc khu và đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt
Dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) đã bổ sung một số tiêu chí cụ thể làm định hướng cho việc thành lập đơn vị này, đồng thời giúp phân biệt rõ hơn giữa đặc khu và đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.
Sự kiện - 03/06/2025 17:54
Thủ tướng: Lập quỹ Nhà ở quốc gia ngay trong tháng 6
Thủ tướng Phạm Minh Chính giao Bộ Xây dựng chủ trì với các bộ, ngành liên quan khẩn trương rà soát, cắt giảm thủ tục rườm rà liên quan tới nhà ở xã hội; chủ trì nghiên cứu, xây dựng, trình Chính phủ thành lập Quỹ nhà ở quốc gia, hoàn thành trong tháng 6.
Sự kiện - 03/06/2025 07:04
Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh xử lý tài sản sau sắp xếp
Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký công điện yêu cầu các bộ ngành, địa phương đẩy mạnh công tác triển khai thực hiện phương án xử lý tài sản sau sắp xếp, tổ chức bộ máy, đơn vị hành chính các cấp.
Sự kiện - 02/06/2025 12:00
Tiêu chí nào để lựa chọn tư nhân làm đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam?
Một số chuyên gia cho rằng, bất kỳ doanh nghiệp tư nhân nào đáp ứng được các tiêu chí: Công nghệ, kỹ thuật; năng lực tài chính và phương án huy động tài chính khả thi; năng lực quản trị và vận hành; khả năng kiểm soát rủi ro, đều có thể làm dự án Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam.
Sự kiện - 01/06/2025 08:38
Nhiều ý kiến góp ý hoàn thiện Quỹ Nhà ở quốc gia
Một số chuyên gia, doanh nghiệp kiến nghị có thể sử dụng những dự án nhà ở tái định cư hoặc loại hình khác nhưng chưa triển khai, chưa sử dụng hiệu quả, để làm NOXH.
Sự kiện - 31/05/2025 10:05
[Cafe Cuối tuần] Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam: Phép thử lớn cho doanh nghiệp tư nhân Việt
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam đang được xem là một trong những công trình hạ tầng giao thông chiến lược, mang tính bước ngoặt trong lịch sử phát triển quốc gia. Với tổng vốn đầu tư hàng chục tỷ USD và yêu cầu kỹ thuật, công nghệ khắt khe, đây không chỉ là một dự án giao thông đơn thuần, mà còn là phép thử về năng lực quản trị, phối hợp đa ngành, đa cấp, khả năng huy động nguồn lực và đặc biệt là niềm tin vào sức bật của kinh tế tư nhân Việt Nam.
Sự kiện - 31/05/2025 08:30
- Đọc nhiều
Đáng đọc
- Đáng đọc
Tổng Bí thư Tô Lâm: 'Bộ tứ trụ cột' để giúp đất nước cất cánh
Sự kiện - Update 2 week ago
Thủ tướng: Cần truyền cảm hứng cho doanh nhân cống hiến vì đất nước
Sự kiện - Update 2 week ago
Chuyên gia: Không nên quá ‘hoảng loạn’ với con số thuế 46% từ Mỹ
Tài chính - Update 2 month ago