Thuế TTĐB đối với đồ uống: Cần lắng nghe ý kiến nhiều chiều

THANH THANH
08:00 15/08/2024

Nhiều chuyên gia đồng tình với việc tăng thuế, nhưng cho rằng nếu áp dụng đột ngột sẽ khiến doanh nghiệp không xoay xở kịp, do đó mục đích tăng thu ngân sách cũng khó đạt được.


Luật Thuế Tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) đối với đồ uống đang là vấn đề “nóng” hiện nay khi nhiều hội thảo gần đây, vấn đề này được đem ra bàn thảo. Chuyên gia thuế Nguyễn Văn Phụng, nguyên Cục trưởng Cục Thuế Doanh nghiệp lớn cho rằng, việc các DN lên tiếng cũng có lý. Do đó cần bình tĩnh lắng nghe từ nhiều chiều và các chuyên gia cho ý kiến một cách thận trọng.

Xung quanh nội dung này, ông Nguyễn Văn Phụng đã có cuộc trao đổi với báo chí và phóng viên Nhadautu.vn.

Thuế TTĐB cần đánh giá tác động toàn diện

Hiện nay Bộ Tài Chính đang lấy ý kiến về đánh thuế lên bia rượu và nước giải khát, ông có ý kiến như thế nào về việc này?

Ông Nguyễn Văn Phụng: Trước hết tôi đang nghiên cứu kỹ về Dự thảo luật thuế TTĐB do Bộ Tài chính trình lên Chính Phủ về vấn đề này theo Tờ trình số 178/TTr-BTC ngày 24/7/2024. Đề xuất này có nhiều điểm mới so với Dự thảo trước đây. Việc tăng thuế đối với đồ uống có cồn có 2 phương án.

Ông Nguyễn Văn Phụng. Ảnh: Trọng Hiếu.

Đứng trên quan điểm toàn diện, cả ở góc độ người dân cũng như nhà nghiên cứu thì tôi thấy dự thảo này có một số tiến bộ so với trước đây. Đầu tiên phải khẳng định là dự thảo đã tiếp thu ý kiến của công luận, chưa áp dụng ngay phương pháp hỗn hợp, phương pháp tuyệt đối.

Ở Việt Nam, nếu áp dụng ngay phương pháp tuyệt đối hoặc phương pháp hỗn hợp thì sẽ gây nên cú sốc và thiệt hại cho doanh nghiệp (DN) và cho chính người tiêu dùng (NTD) vì đại bộ phận chúng ta thu nhập trung bình, không đủ tài chính để tiêu thụ phân khúc giá triệu đồng một chai rượu, hay trăm ngàn một chai bia.

Chúng ta chỉ có thể tiêu thụ sản phẩm ở mức vừa phải khiêm tốn. Ví dụ 15.000-20.000 đồng một lon bia là hợp lý, chai rượu có giá khoảng 100.000 đồng đảm bảo tiêu chuẩn Việt Nam là được. Vậy nên việc áp thuế theo tỷ lệ phần trăm là hợp lý, tôi đánh giá rất cao tiếp thu của ban soạn thảo.

Thứ hai là nghiên cứu mức độ tăng thuế 2 phương án. Sử dụng số liệu nghiên cứu thì tôi thấy chúng ta luôn luôn đặt vấn đề tăng thuế để tăng giá bán sản phẩm thông qua đó thay đổi hành vi NTD, bảo vệ sức khỏe NTD cũng như trật tự an toàn xã hội. Mục tiêu như vậy, nhưng tôi dùng con số kế toán để thống kê thì: Năm 2003-2005, sức tiêu dùng là 3,8 lít/ người/năm, năm 2015-2016 là 8,3 lít/người/năm.

Trong khi đó thuế TTĐB đối với bia trước đây là 45% ở giai đoạn 2010-2012, 50% từ năm 2013, 55% từ 2016, 60% từ 2017, 65% từ 2018 đến nay và tiếp tục tăng thêm. Thuế tăng liên tục trong suốt 10 năm nay, nhưng xét theo số liệu tiêu dùng bình quân đầu người tăng hơn 2 lần và đặc biệt là tác động nghịch của rượu bia, tỷ lệ người lạm dụng rượu bia có hành vi bạo hành năm 2010 chỉ chiếm 1,4% dân số, nhưng đáng báo động là năm 2016 tỉ lệ này đã tăng lên đến 14,4%, gấp 10 lần.

Như vậy, thuế tăng 5% mỗi năm nhưng hành vi bạo lực tăng đến 10 lần. Và tôi thấy chỉ khi Nghị định 100/2019?NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ được Chính phủ thực hiện quyết liệt thì hành vi bạo lực này mới thay đổi. Và tôi thấy tác động của biện pháp hành chính hành chính mạnh hơn so với tác động của biện pháp thuế.

Có lẽ vì vậy nên ban soạn thảo đưa ra 2 phương án. Một là tăng ổn định mỗi năm 10% và đến 2030 đạt mức 100%. Dựa trên quan điểm tăng thuế mạnh để thay đổi hành vi ngay thì tôi đánh giá rằng đây là ý kiến tốt tuy nhiên tôi cũng rất băn khoăn khi nghe ý kiến của nhiều chuyên gia đánh giá tác động chưa được toàn diện. Các con số đánh giá tác động chỉ mang tính tương đối, ngược với đánh giá tác động của nghiên cứu thực hiện bởi Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương.

Việc tăng thuế là tốt, nhưng tăng thuế như thế nào để thúc đẩy hoạt động DN phát triển? Với kinh nghiệm của mình, tôi đặt ra câu hỏi “Nếu tăng thuế ngay bây giờ thì có đảm bảo được phát triển cho DN hay không?”. Điều này chúng ta chưa thể khẳng định chắc chắn được mà cần nghiên cứu thêm dựa trên các cơ sở nghiên cứu khoa học, mô hình kinh tế toàn diện thì mới có thể kiến nghị đề xuất với Quốc hội là áp dụng phương án 1 hay phương án 2.

Hiện ban soạn thảo đang đề xuất thực hiện phương án 1 và tôi cho rằng với mục tiêu cải cách thuế theo chương trình được đặt ra đến 2030 được Chính phủ phê duyệt, tăng thuế trong đó có thuế TTĐB để có nguồn cho chi tiêu ngân sách, đảm bảo quốc phòng an ninh, an sinh xã hội và điều chỉnh lại mức thuế thu nhập cá nhân.

Về nước ngọt, hiện nay chúng ta có Bộ Y tế, Viện dinh dưỡng nghiên cứu sức khỏe cho người dân nhưng số liệu từ các cơ quan không được thống nhất. Do đó cơ quan quản lý cần công bố trước công luận loại nước ngọt nào ảnh hưởng đến sức khoẻ, phải điều tiết các mặt hàng cũng gây ra tác động nghịch, hại cho dạ dày.

Theo tôi, trong mối quan hệ đảm bảo thu ngân sách hợp lý trong bối cảnh phải cơ cấu lại các nguồn thu thuế thì chúng ta phải điều chỉnh các loại thuế gián thu trong đó có thuế TTĐB. Ngoài ra cũng cần có các chiến dịch truyền thông để NTD chấp nhận mức giá, tác động đến nhà sản xuất để họ cải tiến quy trình công nghệ, đổi mới công thức, giảm chất độc hại. Các DN hiện nay quá quan tâm đến quảng bá mà lại không cải tiến sản phẩm, cải tiến quy trình sản xuất…

Lùi hay không lùi tăng thuế TTĐB?

Nhiều ý kiến cho rằng việc tăng thuế đột ngột sẽ khiến các DN gặp rất nhiều khó khăn nhất là trong bối cảnh hiện nay. Theo ông, có thể lùi lộ trình tăng thuế được không?

Ông Nguyễn Văn Phụng: Tại thời điểm này thì tôi chưa thể đánh giá có lùi lại được hay không. Như tôi đã nói, 2 phương án mà Bộ Tài chính đưa ra đều phải được nghiên cứu kỹ lưỡng, dựa trên cơ sở dữ liệu khoa học.

Chúng ta mới chỉ xin ý kiến Đại biểu Quốc hội từ tháng 10, tháng 5 sang năm Luật mới được thông qua. Cho nên chúng ta vẫn còn thời gian để nghiên cứu kỹ lưỡng, đặc biệt là 2 phương án đã đề xuất. Cần bình tĩnh lắng nghe từ nhiều chiều và đề nghị các chuyên gia cho ý kiến một cách thận trọng. Không thể cho ý kiến một cách cảm tính.

Sáng tạo nguồn thu cho ngân sách...

Liệu DN khó khăn, nhà nước có nguồn thu? (ảnh: Ngọc Khánh)

Việc sửa thuế TTĐB lần này có nhiều mục tiêu đặt ra. Theo ông đâu là mục đích chính: Tăng thu cho ngân sách, hạn chế tiêu dùng hay điều tiết sản xuất…?

Ông Nguyễn Văn Phụng: Thuế nói chung cũng như thuế TTĐB nói riêng, nhiệm vụ chính của nó là sáng tạo nguồn thu cho NSNN. Đồng thời việc thu thuế sẽ tác động thay đổi hành vi về sản xuất, về tiêu dùng, về thu nhập. Cùng với việc đó sẽ có tác dụng trong việc tác động đến quan hệ cung cầu, quan hệ trong xã hội.

Tuy nhiên thuế không phải là chìa khóa vạn năng, mục tiêu chính vẫn là để sáng tạo nguồn thu cho NSNN. Việc điều chỉnh các loại thuế cũng nằm trong chiến lược bài bản của nhà nước, đặc biệt trong bối cảnh bây giờ, chúng ta phải tích cực chống tham nhũng, cho nên chính sách thuế càng phải công tâm, càng phải hiệu quả, càng phải nghiên cứu kỹ càng.

Đối với 2 phương án đưa ra, các DN lên tiếng cũng là có lý. Việc điều chỉnh một cách đột ngột cũng khiến cách DN khó thích nghi kịp, do đó cần phải tìm hiểu, thu nhập ý kiến sâu rộng, kỹ càng.

Mục đích quan trọng như ông nói là tăng thu ngân sách, nhưng việc tăng thuế khiến cho DN gặp khó khăn thì liệu mục đích tăng ngân sách có đặt được không, thưa ông?

Ông Nguyễn Văn Phụng: Đây là bài toán khó mà chúng ta cần phải giải. DN và người dân là chủ thể sáng tạo ra thu nhập, cho nên việc thu thuế cần phải đảm bảo phù hợp với người dân, phù hợp với mức thu nhập, phù hợp với tiêu dùng.

Vậy nên trong tất cả các phương án điều chỉnh thuế, đều đã có các phương án được tính toán một cách cẩn thận, tác động nhiều chiều để đảm bảo số thu cao nhất dựa trên cơ sở phát triển sản xuất kinh doanh, đảm bảo lợi ích của người tiêu dùng. Chúng ta thu thuế nhưng phải bảo đảm cho tăng trưởng tốt, xã hội bình ổn phát triển.

Xin cảm ơn ông!

 

  • Cùng chuyên mục
[Gặp gỡ thứ Tư] 'Điều chỉnh mức thuế suất thuế nhập khẩu đảm bảo công bằng giữa các Đối tác chiến lược toàn diện'

[Gặp gỡ thứ Tư] 'Điều chỉnh mức thuế suất thuế nhập khẩu đảm bảo công bằng giữa các Đối tác chiến lược toàn diện'

Điều chỉnh thuế suất một số nhóm mặt hàng góp phần cải thiện cán cân thương mại với các đối tác thương mại; khuyến khích doanh nghiệp đa dạng hóa hàng hóa nhập khẩu, tạo sức mua cho người tiêu dùng.

Pháp luật - 26/03/2025 14:55

Nợ hơn 730 tỷ đồng, Bệnh viện Phụ sản quốc tế Đức Giang bị rao bán

Nợ hơn 730 tỷ đồng, Bệnh viện Phụ sản quốc tế Đức Giang bị rao bán

Công ty CP Hằng Hà, chủ đầu tư của Bệnh viện Phụ sản quốc tế Đức Giang bị ngân hàng BIDV rao bán khoản nợ hơn 730 tỷ đồng.

Pháp luật - 26/03/2025 13:21

Trụ sở Bộ Ngoại giao và
3 dự án có dấu hiệu lãng phí bị đưa vào diện theo dõi, chỉ đạo

Trụ sở Bộ Ngoại giao và 3 dự án có dấu hiệu lãng phí bị đưa vào diện theo dõi, chỉ đạo

4 dự án có dấu hiệu lãng phí, gồm: Dự án Tòa nhà Trung tâm điều hành và giao dịch thương mại của VICEM; Thủy điện Hồi Xuân, tỉnh Thanh Hóa; Xây dựng trụ sở Bộ Ngoại giao; Tiểu dự án 2 (Lim - Phả Lại) thuộc dự án tuyến đường sắt Yên Viên - Phả Lại - Hạ Long - Cái Lân.

Pháp luật - 26/03/2025 08:02

Tiếp tục giảm thuế GTGT 2% đến hết năm 2026: 
Ngân sách giảm thu hơn 120.000 tỷ đồng

Tiếp tục giảm thuế GTGT 2% đến hết năm 2026: Ngân sách giảm thu hơn 120.000 tỷ đồng

Nếu đề xuất tiếp tục giảm thuế GTGT 2% đến hết năm 2026 được Quốc hội thông qua, dự kiến ngân sách sẽ giảm thu hơn 120.000 tỷ đồng nhưng qua đó thúc đẩy tăng trưởng, tạo thêm nguồn thu...

Pháp luật - 26/03/2025 07:19

Người dân trúng số nhưng không được nhận tiền thắng kiện

Người dân trúng số nhưng không được nhận tiền thắng kiện

Ngày 25/3, TAND thị xã Hương Thủy, TP. Huế đã mở phiên tòa sơ thẩm xét xử công khai vụ trúng số độc đắc nhưng không nhận được tiền.

Pháp luật - 25/03/2025 12:58

Bắt giám đốc lừa bán siêu xe Rolls-Royce Phantom VIII cho 'đại gia' Cần Thơ

Bắt giám đốc lừa bán siêu xe Rolls-Royce Phantom VIII cho 'đại gia' Cần Thơ

Nguyễn Huy Tuấn bị công an Cần Thơ bắt giam vì đưa thông tin gian dối có thể nhập khẩu ô tô Rolls-Royce Phantom VIII về bán cho đại gia Cần Thơ nhằm chiếm đoạt gần 6,5 tỷ đồng.

Pháp luật - 24/03/2025 17:55

Cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết khắc phục thiệt hại 600 tỷ đồng

Cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết khắc phục thiệt hại 600 tỷ đồng

Trước phiên tòa phúc thẩm, cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết đã nộp 600 tỷ đồng trong tổng số hơn 1.800 tỷ đồng buộc phải bồi thường thiệt hại

Pháp luật - 24/03/2025 17:18

Cựu Chủ tịch tỉnh An Giang nhận tiền tỷ, tiếp tay khai thác cát lậu

Cựu Chủ tịch tỉnh An Giang nhận tiền tỷ, tiếp tay khai thác cát lậu

"Bảo kê" cho Công ty Trung Hậu đã khải thác cát lậu, cựu Chủ tịch và Phó chủ tịch tỉnh An Giang đã nhận tiền cám ơn từ công ty này hàng trăm ngàn USD.

Pháp luật - 24/03/2025 06:53

Nợ hơn 23 tỷ tiền thuế, CTCP Đông Dương Miền Trung bị thu hồi đất

Nợ hơn 23 tỷ tiền thuế, CTCP Đông Dương Miền Trung bị thu hồi đất

UBND tỉnh Quảng Bình vừa có quyết định thu hồi hơn 71.300m2 của CTCP Đông Dương Miền Trung do nợ thuế với số tiền hơn 23 tỷ đồng.

Pháp luật - 23/03/2025 11:01

Nhiều người 'sập bẫy' trò lừa đảo 'đổ thạch' online

Nhiều người 'sập bẫy' trò lừa đảo 'đổ thạch' online

Gần đây, người dân ở nhiều tỉnh, thành phố đến cơ quan công an trình báo về việc bị "sập bẫy" trò "đổ thạch" online và bị lừa đảo với số tiền lớn.

Pháp luật - 23/03/2025 09:03

Ngày 25/3, xét xử phúc thẩm ông Trịnh Văn Quyết kháng cáo

Ngày 25/3, xét xử phúc thẩm ông Trịnh Văn Quyết kháng cáo

Phiên toà phúc thẩm xét xử cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết kháng cáo xin giảm nhẹ mức án phạt sẽ kéo dài trong nhiều ngày.

Pháp luật - 22/03/2025 17:53

Kiểm kê tài sản công: 20 bộ, ngành và 6 địa phương có tiến độ chậm và rất chậm

Kiểm kê tài sản công: 20 bộ, ngành và 6 địa phương có tiến độ chậm và rất chậm

Mặc dù chỉ còn chục ngày nữa là kết thúc việc tổng kiểm kê tài sản công, tuy nhiên đến thời điểm hiện tại vẫn có 20 bộ, ngành và 6 địa phương có tiến độ chậm và rất chậm.

Pháp luật - 22/03/2025 07:13

Công khai thông tin đất đai như thế nào khi không tổ chức chính quyền cấp huyện?

Công khai thông tin đất đai như thế nào khi không tổ chức chính quyền cấp huyện?

Việc công khai thông tin đất đai trên môi trường điện tử đã có sự cải thiện đáng kể và việc này cần được tiếp tục duy trì trong bối cảnh không tổ chức chính quyền cấp huyện và sáp nhập xã theo đề án của Chính phủ.

Pháp luật - 21/03/2025 11:24

Toàn cảnh vụ Hậu 'Pháo': Số cựu quan chức vướng lao lý, phong tỏa, thu giữ số tiền, tài sản 'khủng'

Toàn cảnh vụ Hậu 'Pháo': Số cựu quan chức vướng lao lý, phong tỏa, thu giữ số tiền, tài sản 'khủng'

5 cựu Bí thư Tỉnh ủy cùng hàng loạt cựu quan chức của một số tỉnh bị cáo buộc nhận hối lộ hoặc lợi dụng chức vụ trong vụ Hậu "Pháo", Chủ tịch Tập đoàn Phúc Sơn. Đây là vụ án có số tiền, tài sản bị phong tỏa, thu giữ rất "khủng".

Pháp luật - 21/03/2025 11:15

Lãnh đạo trung tâm đăng kiểm Huế nhận hối lộ tiền tỷ

Lãnh đạo trung tâm đăng kiểm Huế nhận hối lộ tiền tỷ

Loạt lãnh đạo của Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới tỉnh Thừa Thiên Huế (nay là TP. Huế) nhận hối lộ tiền tỷ để làm thủ tục cải tạo xe.

Pháp luật - 20/03/2025 15:52

Nguy cơ 15.000 xe chở người bốn bánh gắn động cơ 'đắp chiếu', lãng phí 5.250 tỷ đồng

Nguy cơ 15.000 xe chở người bốn bánh gắn động cơ 'đắp chiếu', lãng phí 5.250 tỷ đồng

Quy định xe chở người bốn bánh có gắn động cơ chỉ được tổ chức hoạt động trên các tuyến đường có đặt biển báo tốc độ khai thác tối đa 30 km/h đang làm khó doanh nghiệp, gây lãng phí xã hội hàng nghìn tỷ đồng

Pháp luật - 18/03/2025 17:46