Thực phẩm nông nghiệp hữu cơ: 'Vàng thau lẫn lộn'

Nhàđầutư
Xu hướng tiêu dùng toàn cầu đang chuyển từ "ăn no" sang "ăn ngon, ăn nên thuốc", nhu cầu sản phẩm hữu cơ (Organics) đang lớn lên từng ngày nhất là trong bối cảnh hậu COVID-19. Tuy nhiên, do thực phẩm hữu cơ trên thị trường “vàng thau lẫn lộn” người tiêu dùng vẫn còn e ngại sử dụng thực phẩm được gắn nhãn Organics.
AN HÒA
30, Tháng 09, 2022 | 15:53

Nhàđầutư
Xu hướng tiêu dùng toàn cầu đang chuyển từ "ăn no" sang "ăn ngon, ăn nên thuốc", nhu cầu sản phẩm hữu cơ (Organics) đang lớn lên từng ngày nhất là trong bối cảnh hậu COVID-19. Tuy nhiên, do thực phẩm hữu cơ trên thị trường “vàng thau lẫn lộn” người tiêu dùng vẫn còn e ngại sử dụng thực phẩm được gắn nhãn Organics.

nong san huu co tg

Sản phẩm Organics-xu hướng tiêu dùng hiện nay. Ảnh TL

Nhu cầu sản phẩm Organics tăng nhanh

Theo ông Nguyễn Minh Tiến, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Thương mại nông nghiệp (Bộ NN&PTNT), người tiêu dùng đang dần nhận thức rõ tầm quan trọng của sản phẩm hữu cơ đối với sức khỏe và môi trường, nhất là trong bối cảnh hậu COVID-19.

Doanh số bán lẻ sản phẩm hữu cơ trên toàn cầu đã tăng 15% mỗi năm lên 129 tỷ USD vào năm 2020, 188 tỷ USD vào năm 2021 và ước năm 2022 sẽ đạt 208 tỷ USD. Thị trường sản phẩm hữu cơ đang trở nên quan trọng ở các nước như Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ, Thái Lan,… Thị trường này  vẫn chủ yếu là rau quả hữu cơ, trong đó trái cây nhiệt đới, các loại hạt và gia vị chiếm tỷ lệ chính. Đây là những mặt hàng mà Việt Nam đang có lợi thế.

Cũng theo ông Tiến, trên phạm vi toàn cầu, hiện có 74 triệu ha diện tích sản xuất nông nghiệp hữu cơ, trong đó, Úc là quốc gia chiếm gần 50%, với 34-35 triệu ha Trong khi đó, đến thời điểm này, Việt Nam chỉ có khoảng 174.000 ha đất sản xuất nông nghiệp canh tác hữu cơ, chiếm tỷ lệ rất nhỏ so với thế giới.

"Cả nước hiện có 555 cơ sở sản xuất sản phẩm hữu cơ, trong đó, có 55-60 doanh nghiệp, tập đoàn lớn xuất khẩu với kim ngạch xuất khẩu sản phẩm hữu cơ chỉ khoảng 335 triệu USD/năm, tập trung vào một số sản phẩm như gạo, gia vị, các loại hạt", ông Tiến thông tin.

Ông Nguyễn Văn Kiền, Giảng viên Đại học Quốc gia Úc, Giám đốc Công ty TNHH Mekong Organics cho biết, doanh số bán lẻ nông sản hữu cơ tại Úc đã tăng lên hơn 2,5 tỷ AUD. Thị trường về hữu cơ của Úc tăng trên 5% mỗi năm và đặc biệt có những năm tăng trên 10%. Mặc dù Úc là quốc gia sản xuất nhiều nông sản hữu cơ nhưng vẫn không đủ đáp ứng tiêu dùng trong nước.

"Hiện tại qua quan sát tại các kênh siêu thị, nhà hàng, các cửa hàng bán buôn cho thấy sản phẩm hữu cơ có nguồn gốc từ Việt Nam đang dần thâm nhập vào thị trường Úc. Đó tín hiệu tốt để sản phẩm nông nghiệp hữu cơ của Việt Nam tăng thị phần tiêu thụ tại thị trường này", ông Kiền nhận định.

Trong khi đó, theo ông Paul Le, Phó Chủ tịch Tập đoàn Central Retail, với sự gia tăng dân số nhanh, người tiêu dùng có thu nhập cao ổn định khoảng 40 triệu người, thị trường nội địa Việt Nam sẽ là thị trường tiềm năng trong tiêu thụ sản phẩm hữu cơ trong thời gian tới.

sieu thi

Sản phẩm hữu cơ được sản xuất và đưa vào hệ thống siêu thị vẫn còn hạn chế. Ảnh An Hòa

Niềm tin nhỏ, thị phần không thể lớn

"Dù thị trường nhỏ như vậy, nhưng lòng tin của người tiêu dùng với sản phẩm hữu cơ, kể cả sản phẩm nông nghiệp có chứng nhận VietGAP, GlobalGAP (thực hành sản xuất nông nghiệp tốt theo tiêu chuẩn Việt Nam, thế giới) vẫn là một câu chuyện nan giải. Sản phẩm có chứng nhận hữu cơ nhưng chưa chắc đã hữu cơ đã làm mất lòng tin của người tiêu dùng là rất lớn", ông Nguyễn Minh Tiến, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Thương mại nông nghiệp đưa ra đánh giá như trên đối với sản phẩm nông nghiệp hữu cơ hiện nay.

Để phát triển thị trường sản phẩm hữu cơ tại Việt Nam, theo ông Tiến cần phải xây dựng "lòng tin" đối với người tiêu dùng, điều này cần cả quá trình với sự nỗ lực từ cơ quan quản lý Nhà nước, doanh nghiệp sản xuất, hệ thống phân phối. Ngoài ra, các sản phẩm hữu cơ cần đa dạng chủng loại, mẫu mã để người tiêu dùng có thể dễ dàng tiếp cận và sử dụng.

Đồng tình với quan điểm đó, bà Vũ Kim Hạnh, Chủ tịch Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao cho biết, qua khảo sát, hiện nay chỉ có 26% người tiêu dùng Việt Nam lựa chọn sử dụng sản phẩm hữu cơ. Người tiêu dùng cho biết lý do chính chưa sử dụng sản phẩm hữu cơ là chưa tin tưởng không biết đây có thật sự là sản phẩm hữu cơ hay không. Bên cạnh đó, nhiều người tiêu dùng vẫn chưa hiểu đúng về định nghĩa "hữu cơ". Do đó, ngành chức năng cần đưa ra một định nghĩa đơn giản, rõ ràng về mô hình sản xuất hữu cơ. Doanh nghiệp sản xuất cũng như phải xây dựng thương hiệu nhà sản xuất uy tín sản phẩm hữu cơ để tạo niềm tin cho người tiêu dùng.

Theo ông Phạm Minh Đức, Phó Chủ tịch Hiệp hội Nông nghiệp Hữu cơ Việt Nam - Giám đốc Điều hành Ecolink: Từ năm 2018, doanh nghiệp Việt Nam bắt đầu tham gia chuỗi cung ứng nông nghiệp hữu cơ của toàn cầu. Trong giai đoạn này, một số doanh nghiệp lớn như Vinamilk hay Tập đoàn TH… bắt đầu chuyển một phần sản phẩm sang làm hữu cơ. Tuy nhiên, thương hiệu của doanh nghiệp Việt Nam hiện còn nhỏ, khó xâm nhập thị trường khó tính.

Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN&PTNT) Nguyễn Quốc Toản cho biết, để nhân rộng mô hình sản phẩm nông nghiệp hữu cơ trong thời gian tới, trước tiên là các cơ sở sản xuất phải tuân thủ về mặt sản xuất, truyền thông minh bạch, rõ ràng, trách nhiệm. Về phía cơ quan quản lý, Bộ NN&PTNT cũng đang phối hợp với các bộ, ngành hoàn thiện chuỗi nông sản hữu cơ và hoàn thiện chính sách liên quan đến hỗ trợ doanh nghiệp, hộ sản xuất.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25187.00 25487.00
EUR 26723.00 26830.00 28048.00
GBP 31041.00 31228.00 3224.00
HKD 3184.00 3197.00 3304.00
CHF 27391.00 27501.00 28375.00
JPY 160.53 161.17 168.67
AUD 16226.00 16291.00 16803.00
SGD 18366.00 18440.00 19000.00
THB 672.00 675.00 704.00
CAD 18295.00 18368.00 18925.00
NZD   14879.00 15393.00
KRW   17.79 19.46
DKK   3588.00 3724.00
SEK   2313.00 2404.00
NOK   2291.00 2383.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ