Thủ tướng yêu cầu ngành KH&ĐT 'nghĩ sâu làm lớn, nhìn xa trông rộng'

THANH THANH
17:01 28/12/2024

Khẳng định vai trò quan trọng của kế hoạch trong phát triển kinh tế- xã hội, Thủ tướng yêu cầu ngành KH&ĐT "đổi mới tư duy, nghĩ sâu làm lớn, nhìn xa trông rộng", làm tốt hơn nữa công tác điều hành kế hoạch và điều phối kinh tế vĩ mô…

Sáng 28/12, phát biểu tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 của ngành KH&ĐT, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh ngành kế hoạch đầu tư và thống kê (KHĐT&TK) ra đời từ yêu cầu lịch sử, khi đất nước cần một cơ quan đầu mối đảm nhiệm vai trò tham mưu chiến lược về phát triển kinh tế - xã hội.

80 năm "xoay chuyển tình thế, chuyển đổi trạng thái"

Thủ tướng đã nhắc lại sự kiện ngay sau khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thành lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 78-SL thành lập Ủy ban Nghiên cứu kế hoạch kiến thiết (tiền thân của Bộ KH&ĐT ngày nay), trong đó Người đã căn dặn: "Đảng cần phải có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế và văn hóa nhằm không ngừng nâng cao đời sống của Nhân dân".

Đồng thời khẳng định, frong các giai đoạn của đất nước, từ kháng chiến, kiến quốc đến công cuộc Đổi mới và hội nhập quốc tế, qua gần 80 năm hình thành và phát triển, ngành luôn hoàn thành xuất sắc sứ mệnh tham mưu cho Đảng, Nhà nước, Chính phủ, khẳng định vai trò tiên phong trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc….

Thủ tướng biểu dương sự nỗ lực và kết quả rất đáng ghi nhận của toàn thể lãnh đạo, công chức, viên chức, người lao động ngành KHĐT&TK, góp phần quan trọng vào thành tựu phát triển của đất nước ta trong năm 2024 và gần 80 năm qua. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.

Thủ tướng nhấn mạnh 5 thành tựu, kết quả mang tính chất bước ngoặt, "xoay chuyển tình thế, chuyển đổi trạng thái" của ngành trong gần 80 năm.

Thứ nhất, ngành đã góp phần đắc lực, hiệu quả trong thời kỳ kháng chiến, đấu tranh giành độc lập chủ quyền, thống nhất đất nước.

Thứ hai, góp phần tham mưu cho Đảng, Nhà nước trong công cuộc đổi mới với 3 trụ cột: Xóa quan liêu, bao cấp; phát triển nền kinh tế nhiều thành phần; hội nhập quốc tế.

Thứ ba, thúc đẩy, thu hút đầu tư trong và ngoài nước, đầu tư nhà nước và đầu tư xã hội trở thành một động lực truyền thống cho tăng trưởng.

Thứ tư, thúc đẩy mạnh mẽ động lực tăng trưởng mới là khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, kinh tế tri thức, kinh tế ban đêm, kinh tế sáng tạo…

Thứ năm là truyền thống vẻ vang của ngành suốt 79 năm với tinh thần đoàn kết, thống nhất, tương trợ, hỗ trợ lẫn nhau để cùng phát triển, cùng tiến bộ.

Theo Thủ tướng, ngành KHĐT&TK được Đảng, Nhà nước tin tưởng giao trọng trách chủ trì xây dựng các Chiến lược, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội qua các thời kỳ;Cchủ động nghiên cứu, tham mưu, đề xuất với tư duy đổi mới, đột phá trong xây dựng thể chế, pháp luật về kinh tế phù hợp với các giai đoạn phát triển của đất nước; Luôn được Đảng, Nhà nước, Chính phủ tin tưởng giao nhiều Đề án quan trọng về nghiên cứu các mô hình, định hướng phát triển đất nước;

Hội nghị kết nối trực tuyến từ Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (Hòa Lạc, Hà Nội) tới các điểm cầu tại 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Đặc biệt ngành đã tham mưu, đề xuất những chính sách ứng phó, giải pháp điều hành kinh tế - xã hội; đóng vai trò quan trọng điều phối nguồn lực quốc gia; tiên phong, đi đầu trong đổi mới, tăng cường phân cấp quản lý kinh tế gắn với trao quyền mạnh mẽ; bảo đảm thông tin thống kê.

Nhìn lại năm 2024, trong bối cảnh khó khăn, thách thức nhiều hơn cơ hội, thuận lợi và nhiều hơn năm 2023, Thủ tướng đánh giá, chúng ta đã bám sát thực tiễn, phản ứng chính sách linh hoạt, kịp thời, hiệu quả, đạt thành tựu cao hơn năm 2024.

Trong kết quả chung của đất nước, trong đó tốc độ tăng trưởng GDP khoảng 7% trên nền kinh tế vĩ mô duy trì ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn của nền kinh tế được bảo đảm và có thặng dư cao, có sự đóng góp rất quan trọng, hiệu quả của ngành KHĐT&TK.

Trước hết, ngành thực hiện tốt vai trò của cơ quan tổng hợp tham mưu cấp chiến lược, cơ quan đầu mối, điều phối điều hành kinh tế vĩ mô.

Thứ hai, thể chế, cơ chế chính sách về quản lý kinh tế tiếp tục được chú trọng hoàn thiện, sửa đổi, bổ sung. Trong đó, trình Quốc hội thông qua 02 luật quan trọng là (Luật Đầu tư công (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu).

Thứ ba, công tác quy hoạch được tập trung triển khai, cơ bản đáp ứng tiến độ, chất lượng; trình Thủ tướng Chính phủ ban hành 06 quy hoạch vùng; 62/63 quy hoạch tỉnh.

Thứ tư, giải ngân vốn đầu tư công được triển khai quyết liệt gắn với tháo gỡ khó khăn, đẩy mạnh kiểm tra, giám sát.

Thứ năm, đóng góp tích cực vào cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, phát triển doanh nghiệp và thu hút FDI, thu hút FDI đạt gần 40 tỷ USD và vốn thực hiện đạt cao. Nhiều tập đoàn công nghệ lớn, hàng đầu thế giới quyết định hợp tác, đầu tư và mở rộng đầu tư tại Việt Nam như Samsung; NVIDIA đã ký Thỏa thuận hợp tác với Chính phủ Việt Nam.

Thứ sáu, khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo có bước phát triển mạnh mẽ, định hình hệ sinh thái đổi mới sáng tạo tại Việt Nam; xây dựng và hoàn thiện Trung tâm đổi mới sáng tạo quốc gia (NIC); góp phần đưa Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu của Việt Nam tăng 04 bậc so với năm 2022, xếp thứ 44/132.

Đánh giá cao, biểu dương sự nỗ lực và kết quả rất đáng ghi nhận của toàn thể lãnh đạo, công chức, viên chức, người lao động ngành KHĐT&TK, góp phần quan trọng vào thành tựu phát triển của đất nước trong năm 2024 và gần 80 năm qua, Thủ tướng cũng thắng thắn chỉ ra một số tồn tại, hạn chế.

Thừa uỷ quyền của Chủ tịch nước, Thủ tướng Phạm Minh Chính trao Huân chương Lao động hạng Ba cho Bộ KH&ĐT. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.

Theo Thủ tướng, ngành KHĐT&TK cần nỗ lực, cố gắng nhiều hơn nữa trong công tác nắm bắt, dự báo tình hình trong bối cảnh thế giới biến động; tham mưu huy động mọi nguồn lực cho phát triển; khai thác tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh, phát huy sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại; tăng cường công tác phối hợp với các bộ, ngành, địa phương; phân cấp, phân quyền; xóa bỏ cơ chế xin cho, loại bỏ môi trường phát sinh tiêu cực, cắt bỏ thủ tục rườm rà, kiến tạo không gian phát triển cho người dân và doanh nghiệp.

Đặc biệt, đầu tư công cần không dàn trải mà có trọng tâm, trọng điểm, tập trung cho những việc lớn, dự án ở tầm quốc gia, kết nối vùng, kết nối quốc tế, lấy đầu tư công dẫn dắt đầu tư tư và kích hoạt mọi nguồn lực khác…

Nhấn mạnh một số bài học kinh nghiệm quan trọng đúc rút từ thực tiễn, Thủ tướng nêu rõ, phải có tư tưởng biến không thành có, biến khó thành dễ, biến không thể thành có; phải biết vượt qua chính mình, vượt qua giới hạn của mình, không thỏa mãn với những gì đã có, đã làm được, hướng tới những kỷ lục mới, chinh phục những đỉnh cao mới; tuyệt đối không chủ quan, lơ là, mất cảnh giác, nắm chắc tình hình thực tiễn, phản ứng chính sách chủ động, kịp thời, linh hoạt, đúng thời điểm, hiệu quả.

Năm 2025 - Phát huy tinh thần "5 tiên phong"

Bước sang năm 2025, Thủ tướng yêu cầu ngành KHĐT&TK cần tiếp tục phát huy truyền thống vẻ vang gần 80 năm, phát huy tinh thần 5 "tiên phong", "đổi mới tư duy, “nghĩ sâu làm lớn, nhìn xa trông rộng", làm tốt hơn nữa trong công tác điều hành kế hoạch và điều phối kinh tế vĩ mô, xây dựng kịch bản tăng tốc, bứt phá, huy động mọi nguồn lực cho phát triển nhanh và bền vững, khai thác các không gian phát triển mới, không gian ngầm, không gian biển, không gian vũ trụ.

Thủ tướng Phạm Minh Chính thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước trao Huân chương Lao động hạng Nhất cho Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.

5 "tiên phong" được người đứng đầu Chính phủ lưu ý gồm:

Thứ nhất, tiên phong trong đổi mới tư duy, vì nguồn lực bắt nguồn từ tư duy, động lực bắt nguồn từ sự đổi mới, sức mạnh bắt nguồn từ nhân dân; nghĩ sâu làm lớn, nhìn xa trông rộng; đã nói là làm, đã cam kết phải thực hiện, đã làm, đã thực hiện phải có sản phẩm, kết quả cụ thể.

Thứ hai, tiên phong trong xây dựng, hoàn thiện thể chế, xác định đây là đột phá của đột phá, là nguồn lực, động lực phát triển.

Thứ ba, tiên phong trong dẫn dắt, thu hút mọi nguồn lực cho phát triển nhanh và bền vững, gồm nguồn lực nhà nước, nguồn lực tư nhân, nguồn lực đầu tư nước ngoài trực tiếp và gián tiếp, nguồn lực hợp tác công tư.

Thứ tư, tiên phong trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, phát triển kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, kinh tế tri thức, kinh tế ban đêm, kinh tế sáng tạo… và cơ cấu lại nền kinh tế.

Thứ năm, tiên phong trong xây dựng dữ liệu quốc gia và hoạch định chính sách trên cơ sở dữ liệu.

Chỉ rõ 8 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm năm 2025 và thời gian tới, Thủ tướng yêu cầu ngành tiếp tục làm tốt hơn nữa trong công tác điều hành kế hoạch và điều phối kinh tế vĩ mô, xây dựng kịch bản tăng tốc, bứt phá với mục tiêu tăng trưởng năm 2025 cao hơn chỉ tiêu Trung ương và Quốc hội đã giao.

Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, tiếp tục cắt giảm số dự án đầu tư công trung hạn 2026-2030 (bảo đảm dưới 3.000 dự án), tập trung nguồn vốn thúc đẩy triển khai các công trình kết cấu hạ tầng chiến lược để khai thác các không gian phát triển mới, không gian ngầm, không gian biển, không gian vũ trụ.

"Trong năm 2025, phải hoàn thành ít nhất 3.000km cao tốc, thông tuyến cao tốc từ Cao Bằng tới Cà Mau; khởi công tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng; chuẩn bị tốt dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam; triển khai các tuyến đường sắt nội đô Hà Nội và TPHCM, các dự án sân bay, cảng biển lớn; phát triển hạ tầng số quốc gia, hạ tầng đổi mới sáng tạo…", Thủ tướng giao nhiệm vụ cụ thể.

Cùng với đó, tập trung cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng và đề xuất triển khai các mô hình kinh tế mới, thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới, mô hình tăng trưởng xanh; đẩy mạnh thu hút FDI gắn với cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tăng cường công khai, minh bạch; thúc đẩy đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp và phát triển doanh nghiệp; đẩy mạnh nâng cao chất lượng công tác thống kê, với quan điểm chủ đạo là thông tin thống kê trung thực, khách quan, chính xác, kịp thời và minh bạch.

Thủ tướng cũng lưu ý ngành KHĐT&TK cần làm tốt nhiệm vụ Thường trực Tiểu ban Kinh tế - Xã hội để xây dựng các báo cáo, chiến lược, kế hoạch trình Đại hội XIV của Đảng. Thực hiện tốt công tác xây dựng Đảng, chỉnh đốn Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các tổ chức Đảng và đảng viên, đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí.

Thủ tướng Phạm Minh Chính thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước trao Huân chương Lao động hạng Ba cho 2 cá nhân của Bộ KH&ĐT. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.

Với bề dầy truyền thống vẻ vang gần 80 năm, Thủ tướng tin tưởng rằng tập thể lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngành KHĐT&TK tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được; nỗ lực vượt qua khó khăn thách thức; phấn đấu hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó, đóng góp nhiều hơn nữa cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Tinh gọn bộ máy: "Chỉ bàn làm, không bàn lùi"
Thủ tướng nêu rõ, hiện các cơ quan, trong đó có Bộ KH&ĐT đang tập trung cao độ công tác tổng kết Nghị quyết số 18-NQ/TW, đẩy mạnh sắp xếp, tinh gọn bộ máy theo hướng "Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả" .
Thủ tướng yêu cầu quán triệt tinh thần "chỉ bàn làm, không bàn lùi", bảo đảm không bỏ sót, không trùng chéo chức năng, nhiệm vụ, một việc chỉ giao một người, ai làm tốt nhất thì giao; Giảm đầu mối, giảm khâu trung gian, tăng cường cho cơ sở; Giảm thủ tục, xóa bỏ cơ chế "xin - cho", đẩy mạnh chuyển đổi số, giảm tiếp xúc trực tiếp, giảm tham nhũng vặt, giảm phiền hà sách nhiễu cho người dân và doanh nghiệp; Tinh giản biên chế gắn với cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của cán bộ, công chức, viên chức;
Thủ tướng cũng đặc biệt lưu ý, trong quá trình sắp xếp, tinh gọn bộ máy các nhiệm vụ vẫn phải thúc đẩy, triển khai và hoàn thành và sau khi hoàn thành thì phải bắt tay ngay vào công việc.

  • Cùng chuyên mục
'Úc muốn thành đối tác số 1 của Việt Nam về công nghệ, khoáng sản quý hiếm'

'Úc muốn thành đối tác số 1 của Việt Nam về công nghệ, khoáng sản quý hiếm'

Úc chọn Việt Nam là một trong những nước ưu tiên triển khai Chiến lược Kinh tế Đông Nam Á đến năm 2040, với trọng tâm là xúc tiến đầu tư.

Sự kiện - 28/12/2024 06:11

Tạp chí Nhà đầu tư tổng kết công tác năm 2024

Tạp chí Nhà đầu tư tổng kết công tác năm 2024

Sáng ngày 27/12, Tạp chí Nhà đầu tư đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025.

Sự kiện - 27/12/2024 20:09

Dấu ấn Quốc hội năm 2024 và những quyết sách hệ trọng quốc gia

Dấu ấn Quốc hội năm 2024 và những quyết sách hệ trọng quốc gia

Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, Quốc hội khoá XV đã đồng hành, phối hợp chặt chẽ với Chính phủ, kịp thời quyết nghị nhiều vấn đề quan trọng, đáp ứng yêu cầu thực tiễn và mong mỏi của cử tri, nhân dân và doanh nghiệp.

Sự kiện - 27/12/2024 08:53

Quảng Bình xuất hiện các sở mới sau sáp nhập

Quảng Bình xuất hiện các sở mới sau sáp nhập

Tỉnh ủy Quảng Bình sẽ chấm dứt hoạt động 9 đảng đoàn, ban cán sự đảng cấp tỉnh, các cơ quan Đảng, thành lập nhiều sở mới.

Sự kiện - 27/12/2024 06:50

Thủ tướng: 'Công an gương mẫu đi đầu trong sắp xếp tổ chức bộ máy'

Thủ tướng: 'Công an gương mẫu đi đầu trong sắp xếp tổ chức bộ máy'

Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, lực lượng công an nhân dân đã gương mẫu, đi đầu trong sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy, để lại nhiều kinh nghiệm quan trọng cho các ban, bộ ngành khác trong hệ thống chính trị.

Sự kiện - 26/12/2024 17:43

Hà Nội 'chốt' vị trí xây cầu Thượng Cát

Hà Nội 'chốt' vị trí xây cầu Thượng Cát

UBND TP. Hà Nội đã có quyết định phê duyệt phương án, vị trí cầu Thượng Cát và đường hai đầu cầu kết nối phường Thượng Cát (quận Bắc Từ Liêm) với xã Đại Mạch (huyện Đông Anh).

Sự kiện - 26/12/2024 15:56

SJC có quyền Tổng giám đốc mới

SJC có quyền Tổng giám đốc mới

Phó tổng giám đốc Đào Công Thắng được giao quyền Tổng giám đốc Công ty SJC thay bà Lê Thúy Hằng.

Sự kiện - 26/12/2024 15:27

Chiều nay, giá xăng trong nước dự báo giảm khoảng 400 đồng/lít

Chiều nay, giá xăng trong nước dự báo giảm khoảng 400 đồng/lít

Giá xăng trong nước chiều nay 26/12 được dự báo giảm khoảng 400 đồng/lít, trong khi giá dầu dự báo giảm ít hơn.

Sự kiện - 26/12/2024 10:04

Những chuyến công du nổi bật của lãnh đạo cấp cao Việt Nam năm 2024

Những chuyến công du nổi bật của lãnh đạo cấp cao Việt Nam năm 2024

Trong năm 2024, các lãnh đạo cấp cao Việt Nam đã thực hiện nhiều chuyến công du nước ngoài nhằm thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực, thể hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa của Việt Nam.

Sự kiện - 26/12/2024 06:53

Hà Nội đề xuất duy trì Sở GTVT và Sở Xây dựng khi tinh gọn bộ máy

Hà Nội đề xuất duy trì Sở GTVT và Sở Xây dựng khi tinh gọn bộ máy

Theo đề xuất mới, sau khi thực hiện phương án sắp xếp, sáp nhập để tinh gọn bộ máy, Hà Nội sẽ còn 18 sở và cơ quan tương đương.

Sự kiện - 25/12/2024 15:13

Thủ tướng đề nghị tăng đầu tư hai chiều về năng lượng, dầu khí với 3 nước Trung Đông

Thủ tướng đề nghị tăng đầu tư hai chiều về năng lượng, dầu khí với 3 nước Trung Đông

Thủ tướng đề nghị sớm phối hợp, nghiên cứu thành lập tổ công tác chung để thúc đẩy hiện thực hóa thỏa thuận cấp cao về tạo đột phá trong kinh tế, thương mại và đầu tư.

Sự kiện - 25/12/2024 05:50

Hà Nội ứng dụng AI, IoT xây dựng hạ tầng số hiện đại

Hà Nội ứng dụng AI, IoT xây dựng hạ tầng số hiện đại

Là một trong những địa phương đi đầu trong việc triển khai ứng dụng các công nghệ mới tại Việt Nam, Hà Nội đã vươn mình mạnh mẽ trong việc ứng dụng và phát triển AI, IoT nhằm xây dựng hạ tầng số hiện đại

Sự kiện - 24/12/2024 17:32

TP. Thủ Đức thúc đẩy thanh toán không tiền mặt tại Lễ hội đón năm mới

TP. Thủ Đức thúc đẩy thanh toán không tiền mặt tại Lễ hội đón năm mới

City Tết Fest - Thủ Đức 2025 thúc đẩy thanh toán không tiền mặt, đóng góp thực hiện chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa của thành phố đến năm 2030.

Sự kiện - 24/12/2024 15:54

Bộ Nội vụ nói về việc nâng lương trước thời hạn với cán bộ, công chức, viên chức

Bộ Nội vụ nói về việc nâng lương trước thời hạn với cán bộ, công chức, viên chức

Ngoài quy định tại thông tư của Bộ Nội vụ, việc nâng lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động còn phụ thuộc vào Quy chế nâng bậc lương của cơ quan, đơn vị.

Sự kiện - 24/12/2024 08:18

Vissan có Tổng Giám đốc mới

Vissan có Tổng Giám đốc mới

Công ty CP Việt Nam Kỹ nghệ Súc sản (Vissan) bổ nhiệm ông Lê Minh Tuấn làm tổng giám đốc mới của công ty, thay thế người tiền nhiệm là ông Nguyễn Ngọc An.

Sự kiện - 24/12/2024 08:11