Thủ tướng nêu 7 giải pháp đột phá của ngành logistics
3 mục tiêu phát triển ngành logistics Việt Nam thời gian tới bao gồm giảm chi phí logistics so với GDP Việt Nam từ 18% xuống còn 15% trong năm 2025, nâng tỷ trọng ngành logistics Việt Nam trong quy mô GDP từ 10% lên 15% và phấn đấu đạt 20%. Đồng thời nâng tỷ trọng của ngành logistics Việt Nam so với quy mô ngành logistics toàn cầu từ 0,4% lên 0,5% và phấn đấu đạt 0,6%. Cùng với đó, nâng tốc độ tăng trưởng của ngành logistics Việt Nam từ 14-15% mỗi năm hiện nay lên 20%.
Hạ tầng có nhiều đột phá
Phát biểu tại Diễn đàn Logistics Việt Nam năm 2024, với chủ đề "Khu thương mại tự do, giải pháp đột phá thúc đẩy tăng trưởng logistics" do Bộ Công Thương phối hợp với UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu tổ chức, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đánh giá cao việc tổ chức Diễn đàn với quyết tâm cao, tinh thần đổi mới sáng tạo mạnh mẽ. Báo cáo của Bộ Công Thương và các ý kiến tham luận trình bày tại Diễn đàn đã đánh giá đầy đủ, khá toàn diện kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển logistics quốc gia giai đoạn 2017-2023; chỉ ra những tồn tại, hạn chế; đề xuất phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ giai đoạn tới.
Thủ tướng nhấn mạnh một số kết quả, thành tựu phát triển ngành logistics Việt Nam thời gian qua, mà trước hết là nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của ngành logistics, về vị trí Việt Nam trên bản đồ logistics thế giới, khả năng đưa Việt Nam trở thành trung tâm logistics thế giới.
Cùng với đó, khung khổ pháp lý, cơ chế, chính sách được tiếp tục hoàn thiện; cắt giảm, đơn giản hóa điều kiện kinh doanh, thủ tục hành chính, kiểm tra chuyên ngành đạt kết quả tích cực, chuyển mạnh từ tiền kiểm sang hậu kiểm.
Hạ tầng logistics phát triển nhanh với nhiều công trình lớn, hiện đại, thúc đẩy cơ cấu hợp lý, kết nối hài hoà các phương thức vận tải, giảm chi phí. Trong đó, hạ tầng đường bộ có nhiều đột phá, hệ thống đường cao tốc đã đạt trên 2.000 km. Việt Nam cũng đang quyết tâm xây dựng đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam, kết nối đường sắt với Lào, Trung Quốc. Hệ thống sân bay phát triển tương đối tốt. Năng lực đường thủy nội địa được nâng cao với 298 cảng nội địa; hình thành các cảng biển cửa ngõ, bến chuyên dùng gắn với khu công nghiệp trung tâm công nghiệp (có 286 bến cảng, 95 km cầu cảng, 25 tuyến quốc tế…); hoàn thiện khu xử lý hàng hóa riêng biệt tại các cảng hàng không; đẩy mạnh đầu tư các trung tâm logistics (hiện có 69 trung tâm lớn và vừa), chuyển mạnh sang trung tâm thế hệ mới ứng dụng công nghệ 4.0…
Số doanh nghiệp logistics tiếp tục gia tăng, đi vào hiện đại, khả năng cạnh tranh ngày càng cao. Năm 2023, có 7.919 doanh nghiệp logistics thành lập mới; Việt Nam đứng đầu ASEAN về số doanh nghiệp được cấp phép vận chuyển đường biển đi và đến Hoa Kỳ.
Phát triển logistics có xu hướng tích cực hơn, phát huy đa dạng các phương thức vận tải, giảm dần phụ thuộc vào vận tải bằng đường bộ. Phát triển nhân lực logistics được đẩy mạnh; hiện nay đã tập trung phát triển 3 cấp độ đào tạo (đại học và trên đại học; cao đẳng, trung cấp; đào tạo ngắn hạn) và 49 trường đại học có ngành học logistics.
Nhiều chỉ số xếp hạng quốc tế về logistics của Việt Nam được cải thiện. Năm 2023, Chỉ số hiệu quả logistics của Việt Nam xếp 43/139 (xếp hạng của WB), các chỉ số thành phần về hiệu quả vận chuyển quốc tế, hạ tầng và hiệu quả hải quan được cải thiện; Việt Nam đã được xếp hạng thuộc nhóm 5 thị trường dẫn đầu ASEAN.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả quan trọng đạt được, vẫn còn những hạn chế, tồn tại liên quan tới nhận thức về ngành logistics và tiềm năng, vị trí của Việt Nam trong lĩnh vực này. Chí phí logistics còn cao, làm giảm năng lực cạnh tranh của sản phẩm, doanh nghiệp và nền kinh tế; quy mô của ngành so với quy mô GDP Việt Nam và quy mô ngành logistics toàn cầu (lên tới 9.000 tỷ USD) còn hạn chế. Nguồn nhân lực còn yếu và thiếu; doanh nghiệp phát triển chưa mạnh, chưa có cơ chế để phát triển; mối liên kết giữa các phương thức vận tải với kho bãi còn hạn chế; hạ tầng logistics còn lạc hậu.
3 mục tiêu, 7 đột phá phát triển ngành logistics
Theo Thủ tướng, thời gian tới, với xu thế hội nhập, thương mại quốc tế sẽ ngày càng phát triển; mặt khác thế giới phải đối mặt nhiều vấn đề mang tính toàn dân, toàn diện, toàn cầu mà không một quốc gia đơn lẻ nào có thể giải quyết được.
Ở trong nước, kỷ nguyên phát triển mới và việc đẩy mạnh khai thác không gian biển, không gian ngầm, không gian vũ trụ, chuyển đổi số, đẩy mạnh 3 đột phá chiến lược về thể chế, hạ tầng và nhân lực cũng sẽ đặt ra những yêu cầu mới, đồng thời tạo điều kiện thúc đẩy mạnh mẽ ngành logistics, giảm thời gian, chi phí, nâng cao khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp.
Trong bối cảnh đó, dịch vụ logistics càng có vai trò quan trọng, đóng góp thiết thực vào công cuộc phát triển của đất nước và hội nhập, tham gia giải quyết các vấn đề toàn cầu.
Thủ tướng nhấn mạnh, phát triển ngành logistics phải đi theo các xu thế mới như chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, phát triển kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, kinh tế tri thức; trên tinh thần "nguồn lực bắt nguồn từ tư duy và tầm nhìn, động lực bắt nguồn từ sự đổi mới và sáng tạo, sức mạnh bắt nguồn từ nhân dân và doanh nghiệp", "sáng tạo để bay cao, đổi mới để vươn xa, hội nhập để phát triển".
Thủ tướng nêu rõ 3 mục tiêu phát triển ngành logistics, góp phần phục vụ mục tiêu lớn phát triển đất nước.
Đầu tiên, giảm chi phí logistics so với GDP Việt Nam từ 18% xuống còn 15% trong năm 2025, nâng tỷ trọng ngành logistics Việt Nam trong quy mô GDP từ 10% lên 15% và phấn đấu đạt 20%.
Đồng thời nâng tỷ trọng của ngành logistics Việt Nam so với quy mô ngành logistics toàn cầu từ 0,4% lên 0,5% và phấn đấu đạt 0,6%. Cùng với đó, nâng tốc độ tăng trưởng của ngành logistics Việt Nam từ 14-15% mỗi năm hiện nay lên 20%.
Thủ tướng nhấn mạnh 7 giải pháp phát triển ngành logistics, đồng thời là 7 đột phá để thực hiện 3 mục tiêu đã đề ra, góp phần đưa tăng trưởng kinh tế đạt mức 2 con số mỗi năm trong những năm tới.
Thứ nhất, nâng cao hơn nữa nhận thức về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của ngành logistics và vị trí Việt Nam ở trung tâm khu vực châu Á - Thái Bình Dương để khai thác, phát huy tối đa tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh trong chuỗi logistics thế giới.
Thứ hai, tạo đột phá thể chế theo hướng thông thoáng để phát triển ngành xứng tầm, với quan điểm "thể chế là nút thắt của nút thắt", là "đột phá của đột phá".
Thứ ba, xây dựng hạ tầng logistics hiện đại, thông suốt để giảm chi phí, tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm, đặc biệt là phát triển ngành hàng không, hàng hải và đường sắt tốc độ cao.
Thứ tư, xây dựng quản trị thông minh và đào tạo nhân lực chất lượng cao cho ngành logistics.
Thứ năm, đẩy mạnh hội nhập, ngoại giao logistics và hiện đại hóa ngành logistics nội địa.
Thứ sáu, xây dựng và phát triển quốc gia thương mại tự do, đồng thời quản lý hiệu quả, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, giữ vững môi trường hòa bình, hữu nghị, hợp tác, phát triển.
Thứ bảy, kết nối chặt chẽ giữa các phương thức giao thông (hàng không, hàng hải, đường sắt, đường bộ và đường thủy nội địa) và kết nối với giao thông quốc tế, với các khu thương mại tự do của thế giới.
Tốc độ phát triển của ngành logistics ở Việt Nam những năm gần đây đạt khoảng 14-16%, với quy mô khoảng 40-42 tỷ USD/năm. Theo xếp hạng của Ngân hàng Thế giới, Việt Nam hiện đứng thứ 43/155 nước về hiệu quả logistics và thuộc nhóm 5 nước dẫn đầu ASEAN. Trong 9 tháng năm 2024, cả nước có gần 6.500 doanh nghiệp trong lĩnh vực logistics đăng ký thành lập mới, với tổng số vốn đăng ký là 36.550 tỷ đồng và tổng số lao động đăng ký gần 28.900 lao động, tăng 13,5% về số doanh nghiệp, tăng 18,3% về số lao động, nhưng lại giảm 11,3% về vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2023.
- Cùng chuyên mục
Quảng Nam giảm 1 huyện và 8 xã từ đầu năm 2025
Từ ngày 1/1/2025, tỉnh Quảng Nam có 17 đơn vị cấp huyện, 233 đơn vị cấp xã. Như vậy, địa phương này giảm 1 đơn vị hành chính cấp huyện và 8 đơn vị hành chính cấp xã.
Sự kiện - 02/12/2024 16:16
Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
Thủ tướng Phạm Minh Chính ký Công điện số 125/CĐ-TTg ngày 1/12/2024 yêu cầu các bộ, ngành, địa phương đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Sự kiện - 02/12/2024 10:44
Sớm làm chủ công nghệ điện gió ngoài khơi, hình thành trung tâm năng lượng tái tạo tầm cỡ thế giới
Tối 1/12, tại Bà Rịa - Vũng Tàu, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự chuỗi các sự kiện về dầu khí và điện gió ngoài khơi có quy mô nhiều tỷ USD
Sự kiện - 02/12/2024 06:54
Tổng Bí thư: Không để cơ quan nhà nước là 'vùng trú an toàn' cho cán bộ yếu kém
Tổng Bí thư nhấn mạnh việc tinh gọn tổ chức bộ máy đi đôi với tinh giản biên chế, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ đủ phẩm chất, năng lực, không để cơ quan nhà nước là 'vùng trú an toàn' cho cán bộ yếu kém.
Sự kiện - 01/12/2024 12:45
Cuộc cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị
Bộ Chính trị xác định việc tổng kết Nghị quyết 18-NQ/TW và sắp xếp, hoàn thiện tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng.
Sự kiện - 01/12/2024 10:42
Sử dụng 100% vốn ngân sách TP. Hà Nội để xây cầu Trần Hưng Đạo
Định hướng ban đầu sẽ đầu tư cầu Trần Hưng Đạo theo hình thức đối tác công tư (PPP) nhưng đến nay được xác định lại sẽ sử dụng vốn đầu tư công và sử dụng 100% vốn ngân sách TP. Hà Nội.
Sự kiện - 01/12/2024 07:04
Tổng thư ký Quốc hội nói việc sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả
Tổng thư ký Quốc hội cho biết đã thành lập Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả tại các cơ quan của Quốc hội.
Sự kiện - 30/11/2024 20:13
Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận chính thức được tái khởi động
Quốc hội đồng ý tiếp tục thực hiện chủ trương đầu tư dự án điện hạt nhân Ninh Thuận như tờ trình của Chính phủ.
Sự kiện - 30/11/2024 18:22
Chậm nhất tháng 6/2025 phải sửa nghị định về quản lý kinh doanh vàng
Quốc hội yêu cầu chậm nhất tháng 6/2025, tổng kết, nghiên cứu và đề xuất sửa đổi Nghị định số 24/2012 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng.
Sự kiện - 30/11/2024 17:13
Chủ tịch Quốc hội: Công tác nhân sự đã được thực hiện chặt chẽ
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho hay công tác nhân sự đã được thực hiện chặt chẽ theo đúng quy định của Đảng, pháp luật Nhà nước.
Sự kiện - 30/11/2024 17:00
Công nghiệp bán dẫn, chip điện tử - 'mạch máu' của nền kinh tế hiện đại
Đại biểu Trần Thị Vân (đoàn Bắc Ninh) cho biết, công nghiệp bán dẫn và chip điện tử được xem như mạch máu của nền kinh tế hiện đại, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh, quốc phòng.
Sự kiện - 30/11/2024 16:38
Quốc hội thông qua Luật Điện lực (sửa đổi)
Với 439/463 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, Luật Điện lực (sửa đổi) đã chính thức được thông qua, trong đó quy định lộ trình xóa bỏ bù chéo giá điện.
Sự kiện - 30/11/2024 16:37
Quốc hội quyết đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam hơn 1,7 triệu tỷ đồng
Quốc hội khóa XV vừa thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam với tổng mức đầu tư hơn 1,7 triệu đồng.
Sự kiện - 30/11/2024 15:49
Chủ tịch TP. Hải Phòng được bổ nhiệm, kỷ luật Chủ tịch, Phó Chủ tịch quận
Với mô hình chính quyền đô thị TP. Hải Phòng đã được Quốc hội thông qua, Chủ tịch UBND TP. Hải Phòng được bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, biệt phái, khen thưởng, kỷ luật, tạm đình chỉ công tác Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND quận.
Sự kiện - 30/11/2024 12:54
Năm 2024, TP. Hà Nội kết nạp 11.114 đảng viên
Theo Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong, năm 2024, toàn thành phố đã kết nạp 11.114 đảng viên, trong đó, có khoảng 2000 đảng viên mới được kết nạp từ sinh viên.
Sự kiện - 30/11/2024 12:52
Hà Nội ấn định ngày hoàn thành sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã
Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn phải xong trước ngày 25/12/2024.
Sự kiện - 30/11/2024 12:16
- Đọc nhiều
-
1
Công nghiệp bán dẫn, chip điện tử - 'mạch máu' của nền kinh tế hiện đại
-
2
Chiều nay (28/11),VAFIE tổ chức hội thảo 'Góp ý sửa nghị định về đặt cược thể thao'
-
3
Quốc hội quyết đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam hơn 1,7 triệu tỷ đồng
-
4
Đề nghị giảm sâu hoặc miễn thuế cho cơ quan báo chí
-
5
Đứng Top thế giới về tài sản số nhưng Việt Nam chưa có quy định rõ ràng
Đáng đọc
- Đáng đọc
Bộ Tài chính Mỹ: Việt Nam không thao túng tiền tệ
Thị trường - Update 2 week ago
Tỷ phú muốn 'rót' tiền vào dự án của bà Trương Mỹ Lan là ai?
Đầu tư - Update 1 week ago
Đại gia Rolls Royce Ninh Bình vừa bị khởi tố là ai?
Tài chính - Update 3 week ago
Đại gia Nguyễn Cao Trí 'thao túng' cựu cán bộ Thanh tra Chính phủ ra sao?
Pháp luật - Update 4 week ago