Thủ tướng: Bảo đảm an sinh xã hội là trọng yếu, vaccine, thuốc điều trị là chiến lược

TRẦN VÕ
20:10 23/08/2021

"Tổ chức thực hiện vẫn là khâu yếu, nhất là ở một số xã, phường, thị trấn. Các bộ, ngành, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao khẩn trương khắc phục các hạn chế, yếu kém, tổ chức thực hiện quyết liệt hơn, nghiêm hơn, hiệu quả hơn các giải pháp phòng, chống dịch COVID-19", công điện Thủ tướng nêu rõ.

ttg-phat-bieu-cuoc-hop-1-1539

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.

Ngày 23/8, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành Công điện số 1102/CĐ-TTg về việc tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trên toàn quốc.

Công điện gửi Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.

Công điện của Thủ tướng nêu rõ, trên thế giới và trong khu vực, dịch bệnh COVID-19 với biến chủng Delta hiện đang gia tăng nhanh chóng. Trong nước, dịch bệnh diễn biến hết sức phức tạp, có nơi rất nghiêm trọng, nhất là tại TP.HCM và một số địa phương phía nam.

Thực tiễn thời gian qua cho thấy các biện pháp phòng, chống dịch theo chỉ đạo của Trung ương và thực hiện của các địa phương, đặc biệt là biện pháp giãn cách xã hội đã được áp dụng kịp thời, đúng đắn, đạt kết quả tích cực, dịch bệnh có chiều hướng giảm tại 13/23 địa phương thực hiện giãn cách xã hội. Tuy nhiên, dịch bệnh có thể bùng phát bất cứ khi nào, ở bất cứ đâu.

Đảng, Nhà nước ghi nhận, biểu dương, đánh giá cao những nỗ lực của các lực lượng tuyến đầu, sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, đặc biệt là tinh thần đoàn kết, sự ủng hộ và tham gia của các tầng lớp Nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp trong công tác phòng, chống dịch bệnh.

Để nhanh chóng ngăn chặn, đẩy lùi, kiểm soát dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe, tính mạng của Nhân dân là trên hết, trước hết, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan liên quan tiếp tục tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện triệt để, nghiêm ngặt, quyết liệt, hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19.

Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và đẩy mạnh huy động sự tham gia của nhân dân

Các địa phương kết hợp linh hoạt, hiệu quả giữa tập trung chỉ đạo và phân cấp thực hiện, bảo đảm đáp ứng các yêu cầu về phòng, chống dịch và phát triển kinh tế - xã hội. Lấy xã, phường, thị trấn là "pháo đài", người dân là "chiến sĩ", là trung tâm phục vụ, là chủ thể phòng, chống dịch. Sự tham gia, chấp hành, tuân thủ quy định của người dân đóng vai trò quyết định thành công trong phòng, chống dịch; đây là trách nhiệm, là nghĩa vụ và quyền lợi của mỗi người dân để bảo vệ sức khỏe cho chính mình, gia đình mình và cộng đồng. Chiến thắng dịch bệnh là chiến thắng của Nhân dân.

Đối với các địa phương đang thực hiện giãn cách xã hội, Thủ tướng yêu cầu thực hiện nghiêm Chỉ thị số 16/CT-TTg. Đối với địa phương thực hiện tăng cường giãn cách xã hội (như TP.HCM, các tỉnh: Bình Dương, Đồng Nai, Long An), ngoài thực hiện nghiêm các quy định của Chỉ thị số 16/CT-TTg, yêu cầu người dân không ra khỏi nhà, "ai ở đâu ở đó", cách ly người với người, nhà với nhà, xã phường với xã phường… và phải bảo đảm các yêu cầu y tế, lương thực, thực phẩm, dịch vụ thiết yếu và trật tự an toàn xã hội cho Nhân dân ngay tại xã, phường, thị trấn.

Người đứng đầu cấp ủy phải trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo và chịu trách nhiệm về kết quả công tác phòng, chống dịch trên địa bàn; bảo đảm lãnh đạo, chỉ đạo tập trung, thống nhất, xuyên suốt, dứt khoát, quyết liệt, hiệu quả; thành lập Trung tâm chỉ huy phòng, chống dịch các cấp do Chủ tịch Ủy ban nhân dân đứng đầu, quy định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, ban hành quy chế hoạt động; phân công ứng trực 24/24 giờ để kịp thời tiếp nhận, xử lý, báo cáo theo thẩm quyền mọi vấn đề liên quan phòng, chống dịch trên địa bàn.

Các địa phương phải ưu tiên cao nhất cho công tác phòng, chống dịch bệnh. Tuy nhiên, tùy tình hình, địa phương cần quan tâm chỉ đạo phát triển các mặt kinh tế - xã hội và các công việc quan trọng khác trên nguyên tắc bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng, chống dịch.

Các đơn vị huy động sự vào cuộc quyết liệt, đồng bộ của cả hệ thống chính trị; phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Công đoàn Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, các đoàn thể xã hội, tổ chức tôn giáo, các tổ chức khác và cộng đồng doanh nghiệp trong công tác phòng, chống dịch, nhất là vận động, hướng dẫn, giải thích, thuyết phục và yêu cầu người dân chấp hành nghiêm việc tăng cường giãn cách xã hội và các biện pháp phòng, chống dịch.

Thủ tướng nhấn mạnh, công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19 là nhiệm vụ cấp bách trước mắt và lâu dài; không được tự mãn với kết quả phòng, chống dịch; tuyệt đối không chủ quan, lơ là, mất cảnh giác; phải luôn sẵn sàng cho mọi tình huống dịch bệnh có thể xảy ra.

Đại dịch COVID-19 diễn biến nhanh, phức tạp, khó lường, đặc biệt là sự xuất hiện của các biến thể mới, nguy hiểm; công tác phòng, chống đại dịch chưa có tiền lệ. Vì vậy, trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện cần nêu cao tinh thần đoàn kết, thống nhất; phát huy dân chủ, trí tuệ tập thể, bám sát thực tiễn, cầu thị, khiêm tốn, lắng nghe; khi thực hiện cần chủ động, linh hoạt, sáng tạo, không cầu toàn, không nóng vội, vừa làm vừa rút kinh nghiệm, kịp thời bổ sung, hoàn thiện phù hợp với tình hình, đạt hiệu quả cao nhất.

Công tác tổ chức thực hiện

Công điện của Thủ tướng Chính phủ nêu rõ, tổ chức thực hiện vẫn là khâu yếu, nhất là ở một số xã, phường, thị trấn. Các bộ, ngành, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao khẩn trương khắc phục các hạn chế, yếu kém, tổ chức thực hiện quyết liệt hơn, nghiêm hơn, hiệu quả hơn các giải pháp phòng, chống dịch COVID-19.

Theo đó, giãn cách xã hội là yếu tố quyết định để hạn chế tối đa lây nhiễm dịch bệnh; phải thực hiện nghiêm, thực chất, kịp thời việc cách ly nguồn lây nhiễm trong cộng đồng, không để "chặt ngoài lỏng trong". Phải tranh thủ "thời gian vàng" giãn cách để kiểm soát dịch bệnh nhanh nhất có thể, không để dịch bệnh lây lan.

Các đơn vị thần tốc xét nghiệm trên diện rộng là then chốt để phát hiện sớm, cách ly nhanh, phân loại kịp thời và điều trị phù hợp, hiệu quả người nhiễm COVID-19 theo quy định của Bộ Y tế.

Thủ tướng nhấn mạnh, điều trị giảm tử vong là ưu tiên hàng đầu. Các địa phương chuẩn bị đầy đủ về cơ sở thu dung, chăm sóc điều trị người bệnh và người nhiễm COVID-19, bảo đảm đủ ô xy y tế, thuốc, trang thiết bị, vật tư và nhân lực y tế cho các cơ sở này. Tại các xã, phường, thị trấn đang thực hiện tăng cường giãn cách xã hội phải khẩn trương thiết lập các trạm y tế lưu động để bảo đảm hỗ trợ y tế, điều trị người nhiễm COVID-19.

Các cơ quan chức năng tổ chức huy động, tập huấn và phân bổ nhân lực cần thiết cho các địa phương có số ca nhiễm lớn, nhiều bệnh nhân nặng; huy động nguồn lực, nhân lực, cơ sở vật chất y tế của các bộ, ngành, doanh nghiệp, tư nhân cho công tác điều trị; bảo đảm việc phân loại, điều phối, chuyển tuyến kịp thời để điều trị tất cả bệnh nhân, đặc biệt đối với bệnh nhân có diễn biến nặng.

"Bảo đảm an sinh xã hội là trọng yếu. Tại các địa bàn thực hiện giãn cách xã hội, phải bảo đảm lương thực, thực phẩm, các dịch vụ thiết yếu cho người dân, nhất là người nghèo, người già, phụ nữ và trẻ em, nhóm người yếu thế, người dễ bị tổn thương; huy động mọi nguồn lực xã hội, phát huy tinh thần tương thân, tương ái, giúp đỡ lẫn nhau, hoạt động thiện nguyện, không để bất cứ người dân nào thiếu ăn, thiếu mặc", công điện nêu rõ.

Vaccine, thuốc điều trị là chiến lược. Thủ tướng chỉ đạo các đơn vị tiếp tục đẩy mạnh "ngoại giao vaccine" để có sớm nhất, nhiều nhất vaccine; thúc đẩy mạnh mẽ và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho việc nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, sản xuất vaccine trong nước; khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân nhập khẩu vaccine nhưng phải bảo đảm vaccine thuộc danh mục Bộ Y tế cấp phép và rõ nguồn gốc xuất xứ.

Bộ Y tế chịu trách nhiệm cấp phép nhập khẩu, kiểm định và tổ chức tiêm chủng.

Các bộ, ngành, địa phương tổ chức tiêm chủng miễn phí, an toàn, kịp thời, hiệu quả, không phân biệt các loại vaccine; không tổ chức tiêm dịch vụ có thu tiền; thông tin đến người dân tinh thần vaccine tốt nhất là vaccine được tiêm sớm nhất; khắc phục ngay tình trạng chờ đợi lựa chọn vaccine.

Bộ Y tế tập trung chỉ đạo việc nhập khẩu, nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, sản xuất trong nước thuốc điều trị COVID-19.

Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp Bộ Y tế đề xuất cấp có thẩm quyền tăng phụ cấp cho lực lượng làm công tác tiêm vaccine.

Bảo đảm an dân, an ninh, trật tự an toàn xã hội là nhiệm vụ quan trọng, nhất là tại các địa phương thực hiện giãn cách xã hội, tại các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, các cơ sở sản xuất khác... Địa phương tăng cường công tác phòng, chống dịch tại các cơ sở giam, giữ, cơ sở cai nghiện, bảo trợ xã hội; bảo đảm an toàn, an ninh trên không gian mạng.

Các địa phương chịu trách nhiệm chủ động bảo đảm nhân lực, cơ sở vật chất theo phương châm "4 tại chỗ" để thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo đúng chỉ đạo của Trung ương, nhất là tại các địa phương thực hiện tăng cường giãn cách xã hội; ưu tiên nguồn lực, tăng cường tiết kiệm chi thường xuyên, nhất là các khoản chi chưa cần thiết, các khoản chi sự nghiệp có tính chất đầu tư, sử dụng tiết kiệm quỹ dự phòng ngân sách, quỹ dự trữ tài chính để tập trung cho phòng, chống dịch; có phương án và sẵn sàng về nhân lực, trang thiết bị, vật tư y tế, phương tiện, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để kịp thời hỗ trợ các địa phương khác khi có yêu cầu.

Các bộ, ngành, địa phương tăng cường công tác truyền thông, bảo đảm thống nhất, kịp thời, chính xác; giao 1 đầu mối có thẩm quyền ở các cấp chủ động cung cấp thông tin thường xuyên cho người dân về tình hình và các biện pháp phòng, chống dịch; chú ý lắng nghe tâm tư, nguyện vọng, phản ánh của người dân; kịp thời hướng dẫn, cổ vũ, động viên để Nhân dân biết, hiểu, đồng cảm, tin tưởng và tự giác thực hiện giãn cách xã hội và các biện pháp phòng, chống dịch; phát huy vai trò quan trọng của toàn bộ hệ thống truyền thông, nhất là mạng lưới thông tin cơ sở; lan tỏa những mô hình tốt, điển hình tiên tiến, cách làm hiệu quả của tổ chức và cá nhân. Kiên quyết đấu tranh, phản bác các thông tin sai trái, xấu độc.

Bên cạnh đó, các đơn vị, địa phương cần bảo đảm vận tải, lưu thông hàng hóa kịp thời, thông suốt mọi lúc, mọi nơi. Các địa phương thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ với tinh thần chỉ kiểm tra tại điểm đi, điểm đến và bảo đảm các quy định an toàn phòng, chống dịch; bãi bỏ ngay các quy định không phù hợp. Phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa các bộ, ngành và các địa phương để xử lý linh hoạt, tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận tải, lưu thông hàng hóa, nhất là hàng hóa thiết yếu phục vụ phòng, chống dịch, phục vụ đời sống nhân dân và nguyên vật liệu sản xuất, hàng hóa xuất nhập khẩu...

Thủ tướng cũng lưu ý, duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh ở những nơi đủ điều kiện theo nguyên tắc "an toàn mới sản xuất, sản xuất phải an toàn".

Các bộ, ngành, địa phương lắng nghe phản ánh, kiến nghị của doanh nghiệp, người dân và căn cứ tình hình thực tế, hướng dẫn, tổ chức sản xuất, kinh doanh an toàn; tăng cường các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp thiết thực, hiệu quả; kịp thời đánh giá, sơ kết, tổng kết các mô hình như: "3 tại chỗ", "3 cùng", "1 cung đường 2 điểm đến", "doanh nghiệp xanh"… để rút kinh nghiệm, hoàn thiện và tổ chức thực hiện phù hợp với diễn biến tình hình. Lãnh đạo các cấp ở địa phương thường xuyên gặp gỡ, tiếp nhận, xử lý, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp tại địa phương. Tăng cường kiểm tra, giám sát bảo đảm an toàn phòng, chống dịch bệnh tại các doanh nghiệp.

Các Thành viên Chính phủ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Lãnh đạo cấp ủy, chính quyền các cấp ở địa phương, các cơ quan, đơn vị có liên quan, nhất là người đứng đầu, căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao, chủ động chỉ đạo, tổ chức thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp về giãn cách xã hội, tăng cường giãn cách xã hội và các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định của Trung ương và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện này.

Các bộ, ngành, địa phương hỗ trợ tối đa cho các địa phương trong phòng, chống dịch; kịp thời động viên, khen thưởng các tổ chức, cá nhân có thành tích, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

  • Cùng chuyên mục
Hà Nội triển khai tính năng lấy số thứ tự trực tuyến trên Ứng dụng iHanoi

Hà Nội triển khai tính năng lấy số thứ tự trực tuyến trên Ứng dụng iHanoi

Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội ra mắt tính năng lấy số thứ tự trực tuyến và đặt lịch hẹn qua Ứng dụng iHanoi, bắt đầu từ ngày 21/7/2025.

Sự kiện - 24/07/2025 07:25

ADB hạ dự báo tăng trưởng của Việt Nam xuống 6,3% trong năm 2025

ADB hạ dự báo tăng trưởng của Việt Nam xuống 6,3% trong năm 2025

ADB đã điều chỉnh giảm dự báo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm 2025 xuống còn 6,3% và 6,0% trong năm 2026.

Sự kiện - 23/07/2025 19:11

Áp thuế 20% trên thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản: Sẽ có lộ trình phù hợp

Áp thuế 20% trên thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản: Sẽ có lộ trình phù hợp

Bộ Tài chính cho biết, việc thu thuế thu nhập cá nhân theo phương pháp 20% trên thu nhập trong chuyển nhượng bất động sản cần có lộ trình phù hợp, đảm bảo đồng bộ với quá trình hoàn thiện các chính sách khác.

Sự kiện - 23/07/2025 08:27

Thủ tướng đề nghị Tập đoàn Sumitomo triển khai nghiêm túc dự án Thành phố thông minh Bắc Hà Nội

Thủ tướng đề nghị Tập đoàn Sumitomo triển khai nghiêm túc dự án Thành phố thông minh Bắc Hà Nội

Lãnh đạo Sumitomo cho biết Tập đoàn muốn đưa dự án Thành phố thông minh Bắc Hà Nội trở thành một biểu tượng trong quan hệ Việt Nam - Nhật Bản.

Sự kiện - 23/07/2025 07:52

Doanh nghiệp bảo hiểm ước chi trả trên 14,2 tỷ đồng cho nạn nhân vụ lật tàu Vịnh Xanh 58

Doanh nghiệp bảo hiểm ước chi trả trên 14,2 tỷ đồng cho nạn nhân vụ lật tàu Vịnh Xanh 58

Cục Quản lý giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính) cho biết, tính đến 11h ngày 22/7, qua số liệu báo cáo từ doanh nghiệp bảo hiểm, tổng số tiền bồi thường, trả tiền bảo hiểm liên quan đến thiệt hại về người và của do lật tàu Vịnh Xanh 58 dự kiến khoảng 14,27 tỷ đồng.

Sự kiện - 22/07/2025 17:10

'Bơm' hơn 33.600 tỷ vốn đầu tư công cho 21 bộ, ngành và địa phương

'Bơm' hơn 33.600 tỷ vốn đầu tư công cho 21 bộ, ngành và địa phương

Phó Thủ tướng giao bổ sung hơn 33.600 tỷ đồng dự toán chi đầu tư phát triển và kế hoạch đầu tư công vốn ngân sách Trung ương năm 2025 từ nguồn tăng thu ngân sách Trung ương năm 2024 cho 21 bộ, ngành và địa phương.

Sự kiện - 22/07/2025 13:28

Cộng đồng doanh nghiệp Quảng Ninh chia sẻ nỗi đau vụ đắm tàu Vịnh Xanh 58

Cộng đồng doanh nghiệp Quảng Ninh chia sẻ nỗi đau vụ đắm tàu Vịnh Xanh 58

Cộng đồng doanh nghiệp Quảng Ninh đã chung tay hỗ trợ gia đình các nạn nhân và lực lượng cứu hộ vụ đắm tàu du lịch Vịnh Xanh 58.

Sự kiện - 21/07/2025 16:56

Mức chi trả bảo hiểm cho hành khách bị tử nạn vụ đắm tàu Vịnh Xanh 58 là bao nhiêu?

Mức chi trả bảo hiểm cho hành khách bị tử nạn vụ đắm tàu Vịnh Xanh 58 là bao nhiêu?

Công ty Bảo hiểm Bảo Long dự kiến chi khoảng 1,2 tỷ đồng cho các nạn nhân tử vong trong vụ đắm tàu Vịnh Xanh 58 trên Vịnh Hạ Long.

Sự kiện - 21/07/2025 16:53

'Nóng' với đề xuất đánh thuế bất động sản mới của Bộ Tài chính

'Nóng' với đề xuất đánh thuế bất động sản mới của Bộ Tài chính

Mỗi lần xuất hiện thông tin về việc đánh thuế bất động sản, dư luận lại được phen dậy sóng với nhiều ý kiến trái chiều.

Sự kiện - 21/07/2025 16:38

VAFIE trao chứng nhận hội viên cho ACAC

VAFIE trao chứng nhận hội viên cho ACAC

Ngày 21/7, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE) đã trao Giấy chứng nhận hội viên cho Công ty TNHH Tư vấn và Kiểm toán Anh (ACAC).

Sự kiện - 21/07/2025 13:39

Giải ngân vốn đầu tư công: Thước đo cán bộ, công chức sau phân cấp, phân quyền

Giải ngân vốn đầu tư công: Thước đo cán bộ, công chức sau phân cấp, phân quyền

Với việc phân cấp, phân quyền, kỳ vọng giải ngân vốn đầu tư công trong 6 tháng cuối năm 2025 sẽ được đẩy mạnh, góp phần tăng trưởng kinh tế.

Sự kiện - 21/07/2025 07:52

'Tàu du lịch trên vịnh Hạ Long có chất lượng an toàn cao hơn quy chuẩn'

'Tàu du lịch trên vịnh Hạ Long có chất lượng an toàn cao hơn quy chuẩn'

Đó là khẳng định của Phó Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Quảng Ninh tại hội nghị thông tin báo chí về việc đắm tàu du lịch trên vịnh Hạ Long vào chiều 19/7.

Sự kiện - 20/07/2025 20:42

Thủ tướng: Có chính sách đặc biệt để thu hút ít nhất 100 chuyên gia công nghệ hàng đầu

Thủ tướng: Có chính sách đặc biệt để thu hút ít nhất 100 chuyên gia công nghệ hàng đầu

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Bộ Nội vụ xây dựng, ban hành cơ chế, chính sách thu hút nguồn nhân lực, nhân tài khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số trong và ngoài nước; có chính sách đãi ngộ đặc biệt để thu hút ít nhất 100 chuyên gia hàng đầu về nước làm việc, hoàn thành trong tháng 8.

Sự kiện - 20/07/2025 18:45

Chủ tịch TP. Hà Nội yêu cầu hỗ trợ kịp thời các nạn nhân vụ lật tàu du lịch Vịnh Xanh

Chủ tịch TP. Hà Nội yêu cầu hỗ trợ kịp thời các nạn nhân vụ lật tàu du lịch Vịnh Xanh

Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu Sở Y tế chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, các đơn vị liên quan khẩn trương tham mưu chính sách hỗ trợ nạn nhân tử vong và người bị thương trong vụ lật tàu du lịch Vịnh Xanh 58.

Sự kiện - 20/07/2025 18:33

Ra mắt hai công ty hỗ trợ kết nối doanh nghiệp trong và ngoài nước

Ra mắt hai công ty hỗ trợ kết nối doanh nghiệp trong và ngoài nước

Sáng 20/7, Công ty CP Xúc tiến Thương mại & Đầu tư toàn cầu Việt Anh (Công ty Việt Anh) cùng Công ty GIV LAW & Associates (Công ty GIV LAW) khai trương văn phòng mới tại phường An Khánh, TP.HCM.

Sự kiện - 20/07/2025 15:18

Tân Tổng Giám đốc Petrolimex là ai?

Tân Tổng Giám đốc Petrolimex là ai?

Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) vừa bổ nhiệm ông Lưu Văn Tuyển giữ chức vụ Tổng Giám đốc Petrolimex với thời hạn 5 năm. Ông Tuyển là người gắn bó và trải qua nhiều vị trí chủ chốt của tập đoàn.

Sự kiện - 20/07/2025 09:52