Thứ trưởng Bộ Công Thương: "Hoan nghênh các nhà đầu tư nước ngoài nhưng kiên quyết bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp Việt"

Nhàđầutư
"Việc giải quyết của Big C với 200 nhà cung cấp về mặt hàng may mặc trước hết là của doanh nghiệp và trên cơ sở hợp đồng đã ký, phải tuân thủ các quy định khác của pháp luật Việt Nam", Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải nhấn mạnh.
HẢI ĐĂNG
04, Tháng 07, 2019 | 16:43

Nhàđầutư
"Việc giải quyết của Big C với 200 nhà cung cấp về mặt hàng may mặc trước hết là của doanh nghiệp và trên cơ sở hợp đồng đã ký, phải tuân thủ các quy định khác của pháp luật Việt Nam", Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải nhấn mạnh.

Thông tin tại buổi họp báo thường kỳ Bộ Công Thương diễn ra chiều 4/7, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết, ngày 3/7 các phương tiện thông tin đại chúng đưa nhiều thông tin ngừng hàng dệt may của nhà cung cấp Việt Nam vào Big C. Do đó, Bộ Công Thương đã mời đại diện Tập đoàn Central Group (Thái Lan) làm việc trực tiếp.

“10h sáng nay, chúng tôi cùng nhiều đơn vị của Bộ làm việc với Tổng giám đốc Central Group, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Vương quốc Thái Lan làm việc tại cuộc họp này”, Thứ trưởng Hải cho hay.

Theo Thứ trưởng Hải, tại buổi họp sáng 4/7, phía Central Group Việt Nam cho biết, Central Group đang xác lập lại hệ thống cửa hàng cần thời gian nhất định chính vì vậy họ tạm dừng mua hàng của một số doanh nghiệp Việt Nam.

Theo đó, việc tạm dừng có thể diễn ra trong 15 ngày, việc dừng là tạm thời. Central có 4.000 nhà cung cấp trong đó 200 nhà cung cấp dệt may.

thu truong hai

Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải

Thứ trưởng Hải chia sẻ, Bộ Công Thương đánh giá cao việc Big C và trực tiếp là Central Group với những đối tác như Nguyễn Kim và Lan Chi Mart đã tạo việc làm trực tiếp và gián tiếp cho nhiều lao động. Central đóng góp 1.000 tỷ đồng, riêng Big C đóng góp 500 tỷ đồng thuế.

Thứ trưởng Hải nhấn mạnh, quan điểm của Bộ Công Thương là đánh giá cao những đóng góp về tạo việc làm, giúp nông sản Việt Nam trực tiếp từ người sản xuất đến người tiêu dùng không qua trung gian….

Nhưng mặt khác, Bộ Công Thương cũng nêu quan điểm bảo đảm quyền lợi chính đáng của các nhà đầu tư tại Việt Nam, doanh nghiệp và người tiêu dùng Việt Nam.

"Việc giải quyết của Big C với 200 nhà cung cấp về mặt hàng may mặc trước hết là việc của doanh nghiệp và trên cơ sở hợp đồng đã ký, phải tuân thủ các quy định khác của pháp luật Việt Nam", Thứ trưởng Hải nhấn mạnh.

Thứ trưởng Hải cho biết thêm, sau khi làm việc, Big C cam kết mở đơn hàng cho 50/200 nhà cung cấp Việt Nam, trong 10 ngày tới làm việc với các nhà cung cấp Việt Nam, 2 tuần hoặc ít hơn 100 nhà cung cấp nữa sẽ tiếp tục được mở đơn.

Còn lại, 50 nhà cung cấp của Việt Nam sẽ được làm kỹ hơn về việc doanh nghiệp Việt chưa đáp ứng được quy định, cam kết theo hợp đồng đã ký và Central khẳng định tuân thủ đúng nội dung tinh thần hợp đồng đã ký giữa Central và các nhà cung cấp.

Thứ trưởng Bộ Công Thương cho hay, buổi làm việc này cũng có đại diện Hiệp hội Dệt may Việt Nam, Hiệp hội và Central ký biên bản nguyên tắc 2 bên có sự hợp tác, nếu doanh nghiệp Việt Nam có vấn đề tương tự, Hiệp hội giải quyết phục vụ lợi ích của doanh nghiệp.

big c

Trong thông báo phát đi chiều 3/7 Big C Việt Nam khẳng định "việc tạm dừng các đơn đặt hàng chỉ là tạm thời và Big C Việt Nam sẽ không dừng hoạt động kinh doanh của ngành hàng may mặc tại Việt Nam".

Như Nhadautu.vn thông tin trước đó, trong thông báo ngày 2/7, Tập đoàn Central Group Thái Lan - công ty sở hữu chuỗi bán lẻ siêu thị Big C Việt Nam cho biết tạm dừng mua sản phẩm may mặc từ các nhà cung cấp tại Việt Nam.

Trong thư, Tập đoàn Central cho biết nhằm chuẩn bị cho kế hoạch tái cấu trúc ngành hàng may mặc của Tập đoàn tại thị trường Việt Nam, đơn vị này quyết định tạm dừng hoạt động thu mua các sản phẩm may mặc từ các nhà cung cấp ngành hàng may mặc tại Việt Nam, kể từ tháng 7/2019.

Theo thông báo này, tất cả vấn đề phát sinh trước ngày 2/7/2019 sẽ tiếp tục giải quyết theo quy định của Hợp đồng Hợp tác Thương mại.

Việc tạm ngừng đặt hàng tạm thời nói trên được lý giải là do có sự thay đổi chiến lược trong phát triển mô hình ngành hàng may mặc cho phù hợp với chỉ đạo của Tập đoàn Central tại Thái Lan.

Bất chấp các lý do, hành động này đẩy hàng loạt các nhà cung cấp sản phẩm may mặc Việt Nam đang hợp tác với BigC đối diện với tình hình cực kì khó khăn.

Nếu tiền lệ này được thông qua, hàng loạt các sản phẩm Việt Nam khác trong siêu thị do nước ngoài sở hữu sẽ đứng trước nguy cơ từng bước bị đẩy ra ngoài, nhường chỗ cho các sản phẩm ngoại nhập.

Trong chiều 3/7, lãnh đạo và công nhân nhiều doanh nghiệp dệt may đang cung ứng sản phẩm may mặc cho Big C Việt Nam có mặt tại trụ sở Central Group ở TP.HCM để phản đối thông báo đột ngột tạm dừng nhập mặt hàng này của chuỗi siêu thị.

Trong thông báo phát đi chiều 3/7 Big C Việt Nam khẳng định "việc tạm dừng các đơn đặt hàng chỉ là tạm thời và Big C Việt Nam sẽ không dừng hoạt động kinh doanh của ngành hàng may mặc tại Việt Nam".

Big C Việt Nam cho biết, đơn vị đang phát triển các thương hiệu mới. Do vậy, để bảo đảm mô hình kinh doanh mới này có thể phát triển thành công, đơn vị đang xây dựng lộ trình cụ thể để hiện thực hóa kế hoạch này. Tìm kiếm các nguồn cung ứng là nhà cung cấp Việt Nam luôn là ưu tiên hàng đầu trong kế hoạch phát triển đó.

Big C Việt Nam đang xem xét lại danh mục hàng hóa và tính khả thi từ nhà cung cấp nhằm đem đến các sản phẩm Việt Nam chất lượng cao nhất để phục vụ khách hàng.

Hiện tại, Big C Việt Nam có hơn 4000 nhà cung cấp trong chuỗi siêu thị của mình. Big C Việt Nam đang trong quá trình xem xét cùng với hơn 200 nhà cung cấp hàng may mặc để phát triển các sản phẩm với chất lượng tốt nhất nhằm thỏa điều kiện không chỉ cho thị trường trong nước mà còn hướng tới xuất khẩu sang các thị trường tiềm năng.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25155.00 25475.00
EUR 26606.00 26713.00 27894.00
GBP 30936.00 31123.00 32079.00
HKD 3170.00 3183.00 3285.00
CHF 27180.00 27289.00 28124.00
JPY 158.79 159.43 166.63
AUD 16185.00 16250.300 16742.00
SGD 18268.00 18341.00 18877.00
THB 665.00 668.00 694.00
CAD 18163.00 18236.00 18767.00
NZD   14805.00 15299.00
KRW   17.62 19.25
DKK   3573.00 3704.00
SEK   2288.00 2376.00
NOK   2265.00 2353.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ