Thiếu đơn hàng, doanh nghiệp Đà Nẵng phải cắt giảm lao động

Nhàđầutư
2 tháng đầu năm, nhiều doanh nghiệp ở Đà Nẵng giảm đơn hàng cả về số lượng và quy mô buộc phải cắt giảm lao động, điều chỉnh giờ làm, ngưng dây chuyền sản xuất để duy trì bộ máy hoạt động. Đơn cử như Công ty cổ phần Dệt may 29/3, Công ty Hữu Nghị Đà Nẵng, Công ty Cao su Đà Nẵng…
THÀNH VÂN
14, Tháng 03, 2023 | 12:20

Nhàđầutư
2 tháng đầu năm, nhiều doanh nghiệp ở Đà Nẵng giảm đơn hàng cả về số lượng và quy mô buộc phải cắt giảm lao động, điều chỉnh giờ làm, ngưng dây chuyền sản xuất để duy trì bộ máy hoạt động. Đơn cử như Công ty cổ phần Dệt may 29/3, Công ty Hữu Nghị Đà Nẵng, Công ty Cao su Đà Nẵng…

Nhiều doanh nghiệp thiếu đơn hàng

Theo Cục Thống kê Đà Nẵng, chỉ số sản xuất công nghiệp của Đà Nẵng 2 tháng đầu năm sụt giảm mạnh do nhiều doanh nghiệp không có đơn hàng mới, nhu cầu tiêu dùng giảm sút, giá nguyên liệu đầu vào duy trì ở mức cao. 

Đặc biệt, nhiều doanh nghiệp sản xuất công nghiệp ngành chế biến, chế tạo đóng trên địa bàn cho thấy, sự biến động bất lợi từ thị trường thế giới dẫn đến khó khăn trong xuất khẩu, đơn hàng giảm cả về số lượng và quy mô ở cả trong nước và nước ngoài... buộc nhiều doanh nghiệp phải cắt giảm lao động, điều chỉnh thời gian làm việc, tạm ngừng dây chuyền sản xuất để duy trì bộ máy hoạt động. Đơn cử như Công ty cổ phần Dệt may 29/3, Công ty CP SXTM Hữu Nghị Đà Nẵng, Công ty Cao su Đà Nẵng…

Thống kê cho thấy, từ đầu năm đến nay chỉ số tiêu thụ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo giảm hơn 15%; chỉ số hàng tồn kho đến cuối tháng 2/2023 tăng gần 21% so với cùng kỳ. Một số ngành có chỉ số tồn kho cao do không có đơn hàng như sản xuất máy móc, thiết bị trên 55%, sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic trên 95%, sản xuất trang phục trên 40%...

Ngoài ra, chỉ số sử dụng lao động nhiều lĩnh vực công nghiệp của Đà Nẵng tháng qua giảm mạnh, như công nghiệp dệt giảm trên 32%, sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính giảm 19%.

DSC01450

Nhiều doanh nghiệp sản xuất công nghiệp ngành chế biến, chế tạo giảm đơn hàng cả về số lượng và quy mô buộc phải cắt giảm lao động. Ảnh: Thành Vân.

Ông Trần Văn Lĩnh, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Thủy sản và Thương mại Thuận Phước cho biết, các đơn hàng của đơn vị vẫn chưa được phục hồi hoàn toàn. "Trong giai đoạn đầu năm nay, các đơn hàng chỉ ở mức vừa đủ, vì vậy, đơn vị đang sản xuất cho những đơn hàng đã ký kết từ trước và đợi thêm nhiều đơn hàng mới", ông Lĩnh cho hay.

Trong khi đó, ông Phạm Bắc Bình, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Đà Nẵng cho biết, TP. Đà Nẵng cần tiếp tục triển khai các chương trình xúc tiến thương mại, thương mại điện tử, các hoạt động kết nối giao thương, các chương trình khuyến mại kích cầu mua sắm, hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng thương mại điện tử, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu… phù hợp với bối cảnh và tình hình khó khăn hiện nay.

Bên cạnh đó, cần có biện pháp tháo gỡ những vướng mắc trong tiếp cận các khoản vốn vay ưu đãi của doanh nghiệp để các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi thực sự phát huy hiệu quả.

Ông Bình cho biết thêm, thành phố cần cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, với trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh, cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp. 

IMG_3477-2

2 tháng đầu năm, Đà Nẵng có 2.116 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động. Ảnh: Thành Vân.

Hơn 2.100 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động

Theo Cục Thống kê Đà Nẵng, trong 2 tháng đầu năm 2023, Đà Nẵng có 399 doanh nghiệp được cấp mới đăng ký kinh doanh với tổng vốn 1.524 tỷ đồng, giảm 6,3% về số doanh nghiệp và giảm 32,2% về số vốn so với cùng kỳ.

Đáng chú ý, trong khoảng thời gian trên, Đà Nẵng có 106 doanh nghiệp giải thể, rút khỏi thị trường (tăng 20,5% so với cùng kỳ); 2.116 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động trong khi chỉ có 569 doanh nghiệp hoạt động trở lại.

Về thu hút đầu tư trong nước, trong 2 tháng đầu năm, thành phố đã cấp giấy chứng nhận đầu tư cho 2 dự án trong nước với tổng vốn đăng ký 39,5 tỷ đồng, giảm 50% số dự án và chỉ bằng 2,4% tổng vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2022.

Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), thành phố đã cấp mới chứng nhận cho 16 dự án FDI với tổng vốn đăng ký 2,55 triệu USD (so với cùng kỳ tăng 11 dự án nhưng giảm 53,6% về số vốn đăng ký); có 3 lượt nhà đầu tư nước ngoài góp vốn mua cổ phần với tổng giá trị góp vốn 0,42 triệu USD; 4 dự án điều chỉnh tăng vốn với phần vốn tăng thêm 6,8 triệu USD và 1 dự án điều chỉnh giảm với phần vốn giảm tương ứng 0,56 triệu USD.

Ông Trần Văn Vũ, Cục trưởng Cục Thống kê Đà Nẵng cho biết, sau thời gian dài gồng mình chống dịch, khả năng chống chịu của doanh nghiệp bị bào mòn; sản xuất công nghiệp, xuất khẩu có xu hướng tăng chậm lại; sức ép lạm phát còn cao.

Cùng với đó, lãi suất tăng nhanh tạo áp lực lớn về huy động vốn, tăng chi phí sản xuất; động lực thúc đẩy xuất khẩu tại các thị trường lớn gặp nhiều thách thức khi đơn hàng, thị trường xuất khẩu bị thu hẹp do sức cầu suy giảm...

Điều này đã khiến cộng đồng doanh nghiệp Đà Nẵng đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, nhiều doanh nghiệp phải lựa chọn giải pháp tạm ngừng hoạt động hoặc giải thể, khiến cho số lượng doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường có xu hướng gia tăng trong những tháng đầu năm 2023.

Bên cạnh đó, số doanh nghiệp thành lập mới gia nhập thị trường và số doanh nghiệp tạm ngừng quay trở lại hoạt động đều có chỉ số giảm so với cùng kỳ năm 2022.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ