Thế giới đối mặt với một cuộc khủng hoảng năng lượng mới
Cuộc khủng hoảng bắt nguồn từ nhu cầu năng lượng tăng cao khi sự phục hồi kinh tế từ đại dịch đang diễn ra kết hợp một hệ thống dễ bị gián đoạn bởi các sự kiện thời tiết.
Cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu do thời tiết và sự phục hồi nhu cầu đang trở nên tồi tệ hơn, gây báo động trước mùa đông sắp tới. Các chính phủ trên khắp thế giới đang cố gắng hạn chế tác động đến người tiêu dùng, nhưng thừa nhận rằng họ có thể không ngăn được việc giá tăng đột biến.
Điều này cũng đang gia tăng áp lực lên các chính phủ trong việc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sang năng lượng sạch khi các nhà lãnh đạo thế giới chuẩn bị cho hội nghị thượng đỉnh về khí hậu quan trọng vào tháng 11.
Ở Trung Quốc, tình trạng mất điện kéo dài đã bắt đầu, trong khi ở Ấn Độ, các nhà máy điện lại đang tranh giành than. Tương tự ở EU, người dân các nước cũng đang vật lộn với cuộc khủng hoảng năng lượng.
"Cú sốc giá này là một cuộc khủng hoảng không mong đợi ở thời điểm quan trọng. Ưu tiên trước mắt cần là giảm thiểu tác động xã hội và bảo vệ các hộ gia đình dễ bị tổn thương", Giám đốc năng lượng EU Kadri Simson cho biết, đồng thời xác nhận châu Âu sẽ phản ứng với các chính sách dài hạn hơn vào tuần tới.
Tại châu Âu, khí đốt tự nhiên đã tăng hơn 130% kể từ đầu tháng 9 và cao hơn 8 lần so với cùng thời điểm năm ngoái, theo dữ liệu từ Independent Commodity Intelligence.
Tại Đông Á, giá khí đốt tự nhiên đã tăng 85% kể từ đầu tháng 9. Dù giá vẫn thấp hơn nhiều so với ở Mỹ, nước xuất khẩu ròng khí đốt tự nhiên, nhưng nó vẫn tăng lên mức cao nhất trong 13 năm.
Cuộc khủng hoảng này cũng đang đẩy giá than và dầu lên cao, những thứ có thể được sử dụng thay thế nhưng lại gây ảnh hưởng xấu đến khí hậu. Ấn Độ, quốc gia vẫn phụ thuộc rất nhiều vào than, trong tuần này cho biết có tới 63 trong số 135 nhà máy nhiệt điện than của nước này bị hạn chế nguồn cung.
Tình hình đang khiến các ngân hàng trung ương và các nhà đầu tư lo lắng. Giá năng lượng tăng đang góp phần gây ra lạm phát, vốn đã là một mối quan tâm lớn khi nền kinh tế toàn cầu cố gắng loại bỏ những tác động kéo dài của COVID-19. Những diễn biến sắp tới trong mùa đông năm nay có thể làm cho vấn đề tồi tệ hơn.
Không có giải pháp dễ dàng
Cuộc khủng hoảng bắt nguồn từ nhu cầu năng lượng tăng cao khi sự phục hồi kinh tế từ đại dịch đang diễn ra kết hợp một hệ thống dễ bị gián đoạn bởi các sự kiện thời tiết hoặc sự cố máy móc.
Một mùa đông dài và lạnh bất thường vào đầu năm nay đã làm cạn kiệt nguồn dự trữ khí đốt tự nhiên ở châu Âu. Nhu cầu năng lượng tăng cao đã cản trở quá trình tái sản xuất, thường xảy ra vào mùa xuân và mùa hè.
"Sự thèm muốn" ngày càng tăng của Trung Quốc đối với khí đốt tự nhiên hóa lỏng có nghĩa là thị trường LNG không thể lấp đầy khoảng trống. Xuất khẩu khí đốt của Nga sụt giảm và thời tiết bất thường đã làm trầm trọng thêm vấn đề.
Các nhà phân tích năng lượng tại ngân hàng Société Générale nói với các khách hàng trong tuần này: "Việc giá điện tại châu Âu tăng vọt như hiện nay thực sự bất ngờ. Chưa bao giờ giá điện lại tăng nhanh như vậy".
Nhu cầu than tăng cũng khiến nhiều công ty châu Âu phải trả thêm cho các khoản tín dụng carbon để họ có thể đốt nhiên liệu hóa thạch.
Tại Mỹ, giá khí đốt tự nhiên cũng đã tăng 47% kể từ đầu tháng 8. Ngoài ra, cuộc khủng hoảng năng lượng đang hỗ trợ giá dầu, vốn đã đạt mức cao nhất trong bảy năm tại Mỹ trong tuần này.
Ngân hàng Bank of America gần đây đã dự đoán rằng một mùa đông lạnh giá có thể đẩy giá dầu thô Brent, tiêu chuẩn toàn cầu, vượt 100 USD/thùng. Giá dầu đã không cao như vậy kể từ năm 2014.
Về mặt lý thuyết, Nga có thể hỗ trợ phần nào cuộc khủng hoảng lần này. Société Générale lưu ý rằng việc các nhà chức trách Đức phê duyệt nhanh hơn đối với đường ống Nord Stream 2 (vốn nhạy cảm về mặt chính trị), dẫn khí đốt trực tiếp từ Nga đến châu Âu, sẽ giảm bớt căng thẳng đáng kể.
Hôm thứ Tư, Tổng thống Nga Vladimir Putin gợi ý rằng Nga có thể tăng sản lượng của mình, nói rằng tập đoàn khí đốt nhà nước Gazprom chưa bao giờ "từ chối tăng nguồn cung cho người tiêu dùng".
Khủng hoảng với chi phí
Thời tiết khắc nghiệt trong những tháng tới sẽ tạo ra căng thẳng lớn - đặc biệt là ở các quốc gia phụ thuộc nhiều vào khí đốt tự nhiên để sản xuất năng lượng, như Ý và Vương quốc Anh. Anh đang ở trong tình thế đặc biệt khó khăn vì nước này thiếu khả năng lưu trữ và đang phải đối phó với sự cố do đứt đường dây điện với Pháp.
Henning Gloystein, giám đốc nhóm năng lượng, khí hậu và tài nguyên tại công ty tư vấn Eurasia Group, cho biết: "Vương quốc Anh có nguy cơ cao nhất trong số các nền kinh tế lớn của châu Âu về tình trạng thiếu hụt nguồn cung vào mùa đông. Nếu điều này xảy ra, chính phủ có thể sẽ yêu cầu các nhà máy giảm sản lượng và tiêu thụ khí đốt để đảm bảo nguồn cung cấp cho các hộ gia đình".
Sự gia tăng lớn về chi phí năng lượng, không có dấu hiệu giảm bớt, đang làm dấy lên lo ngại lạm phát, vốn đã buộc các nhà hoạch định chính sách phải cân nhắc cẩn thận các bước tiếp theo của họ.
Giá năng lượng ở các nước phát triển đã tăng 18% trong tháng 8, tốc độ nhanh nhất kể từ năm 2008, theo dữ liệu do Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế công bố. Và đó là trước khi tình hình xấu đi đáng kể trong những tuần gần đây.
Chi phí năng lượng cao hơn có thể làm giảm chi tiêu của người tiêu dùng cho quần áo hoặc các hoạt động như ăn uống ở ngoài, ảnh hưởng đến sự phục hồi trở lại của đại dịch. Nếu các doanh nghiệp được yêu cầu cắt giảm hoạt động để đảm bảo nguồn điện, điều đó cũng có thể gây tổn hại cho nền kinh tế.
Ông Gloystein nói: "Có những lo ngại rằng giá khí đốt tăng sẽ khiến sự phục hồi kinh tế sau đại dịch của châu Âu gặp rủi ro".
Theo ông Gloystein, người tiêu dùng cũng lo lắng rằng biến động giá có thể gây ra sự hoài nghi của công chúng về việc tài trợ cho quá trình chuyển đổi năng lượng, nếu người tiêu dùng yêu cầu đầu tư nhiều hơn vào dầu và khí đốt để hạn chế những biến động trong tương lai.
Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen cho biết: "Rõ ràng là với năng lượng trong dài hạn, điều quan trọng là phải đầu tư vào năng lượng tái tạo. Điều đó mang lại cho chúng tôi giá cả ổn định và độc lập hơn, vì 90% khí đốt đang được nhập khẩu vào Liên minh châu Âu".
- Cùng chuyên mục
Ô tô nhập từ Nhật Bản tăng đột biến trong tháng 10
Ô tô từ 9 chỗ ngồi trở xuống nhập khẩu từ Nhật Bản tăng mạnh trong tháng 10, theo Tổng cục Hải quan.
Thị trường - 22/11/2024 18:37
Hà Nội khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích trong thực hiện nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh
Chủ tịch UBND TP. Hà Nội đã quyết định tặng Bằng khen cho các tập thể, cá nhân có thành tích trong thực hiện nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh.
Thị trường - 22/11/2024 15:52
Tổ chức hội nghị quốc tế về du lịch nông thôn lần đầu tiên ở Quảng Nam
Hội nghị quốc tế về du lịch nông thôn lần thứ nhất sẽ tổ chức tại Quảng Nam, đây là sự kiện mang tính toàn cầu đầu tiên về du lịch nông thôn.
Thị trường - 22/11/2024 14:40
Hà Nội khai mạc hội chợ Đặc sản vùng miền Việt Nam 2024
Hội chợ Đặc sản vùng miền Việt Nam năm 2024 là dịp để các doanh nghiệp quảng bá đặc sản tới người tiêu dùng tại thị trường Thủ đô Hà Nội.
Thị trường - 22/11/2024 14:38
Phố đi bộ nơi 'tọa độ kim cương' của Phổ Yên chính thức lộ diện
Phố đi bộ sầm uất sắp ra mắt bên cạnh quảng trường Vạn Xuân – nơi hội tụ tinh hoa Phổ Yên, hứa hẹn trở thành biểu tượng giao thương và điểm đến sôi động bậc nhất, mở ra tiềm năng gia tăng giá trị bất động sản vượt trội.
Doanh nghiệp - 22/11/2024 14:00
Thị trường bất động sản chu kỳ mới, hành vi mua hàng nào sẽ thay đổi?
Thị trường bất động sản hạng sang đang trải qua một giai đoạn chuyển mình rõ rệt. Khách hàng ngày càng có những yêu cầu khắt khe hơn về sản phẩm, không chỉ đơn thuần là một nơi để ở mà còn là một biểu tượng của đẳng cấp, một không gian sống hoàn hảo và một kênh đầu tư sinh lời bền vững.
Doanh nghiệp - 22/11/2024 10:46
Dư địa cho phát triển công nghiệp văn hóa của Việt Nam còn rất lớn
Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL Hồ An Phong nhận định, dư địa cho phát triển công nghiệp văn hóa của Việt Nam còn rất lớn, vấn đề là phải thay đổi cách làm để hiệu quả…
Thị trường - 22/11/2024 09:36
VietinBank tiên phong triển khai đồng bộ các giải pháp, nâng cao trải nghiệm khách hàng
VietinBank là ngân hàng tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ trong hoạt động giao dịch giúp giảm thiểu rủi ro và bảo vệ người dùng trước các gian lận, lừa đảo.
Doanh nghiệp - 22/11/2024 09:30
EVNCPC tiếp tục xây dựng 70 căn nhà tình nghĩa tại miền Trung - Tây Nguyên trong năm 2025
Tổng công ty Điện lực miền Trung (EVNCPC) vừa quyết định trích 4,9 tỷ đồng từ Quỹ phúc lợi để triển khai chương trình xây dựng 70 căn nhà tình nghĩa tại 13 tỉnh, thành khu vực miền Trung - Tây Nguyên trong năm 2025. Mỗi căn nhà được hỗ trợ kinh phí 70 triệu đồng, giúp các hộ nghèo, gia đình chính sách có nơi ở an toàn và kiên cố hơn.
Doanh nghiệp - 22/11/2024 09:00
Công ty Nhiệt điện Duyên Hải - Những dấu ấn trong công tác an sinh xã hội
Những năm qua, Công ty Nhiệt điện Duyên Hải không chỉ tập trung đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả mà còn ghi dấu ấn với cộng đồng trong công tác an sinh xã hội.
Doanh nghiệp - 22/11/2024 09:00
PVcomBank khuyến nghị khách hàng cập nhật xác thực sinh trắc học
Nhằm tăng cường an toàn, bảo mật các giao dịch thanh toán điện tử không bị gián đoạn sau ngày 01/01/2025, PVcomBank khuyến nghị khách hàng nhanh chóng cập nhật sinh trắc học của chủ tài khoản theo quy định.
Doanh nghiệp - 22/11/2024 09:00
Các công ty Trung Quốc tích trữ đô la khi căng thẳng thương mại gia tăng
Các công ty Trung Quốc đang tích trữ nhiều đô la hơn, định giá hợp đồng bằng nhân dân tệ và mở các tuyến nhập khẩu để giảm thiểu rủi ro tiền tệ khi căng thẳng thương mại đe dọa làm đảo lộn tỷ giá hối đoái, theo Reuters.
Thị trường - 22/11/2024 07:27
Giá Bitcoin tiến sát mốc 100.000 USD, lần đầu trong lịch sử
Giá Bitcoin đã tiến sát mốc 100.000 USD lần đầu tiên vào thứ năm sau khi chiến thắng của Donald Trump thúc đẩy kỳ vọng sẽ có một môi trường quản lý thân thiện cho tiền điện tử, theo Reuters.
Thị trường - 22/11/2024 07:05
Ví điện tử hết thời?
Ví điện tử chắc chắn rơi vào thoái trào khi mà mức độ cạnh tranh so với ứng dụng ngân hàng thường kém xa. Xu thế người ta không muốn dùng quá nhiều thứ thay vì all in one.
Thị trường - 22/11/2024 06:30
SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
Nhằm hỗ trợ các khách hàng dễ dàng hiện thực hóa ước mơ sở hữu tổ ấm sung túc, hạnh phúc trọn vẹn tại dự án căn hộ cao cấp NewTown Diamond (Đà Nẵng), Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) triển khai chương trình Cho vay mua nhà lãi suất 0% tại dự án NewTown Diamond với mức lãi suất cho vay 0% và ân hạn trả nợ gốc lên tới 36 tháng.
Doanh nghiệp - 21/11/2024 16:19
Giá Bitcoin hướng tới ngưỡng 100.000 USD, chuyện gì đang xảy ra?
Giá Bitcoin đang hướng tới ngưỡng 100.000 USD sau khi tiếp tục tăng vào sáng thứ Năm khi các nhà đầu tư đặt cược vào cách tiếp cận quản lý thân thiện của Hoa Kỳ đối với tiền điện tử, theo Reuters.
Thị trường - 21/11/2024 14:12
- Đọc nhiều
Đáng đọc
- Đáng đọc
Bộ Tài chính Mỹ: Việt Nam không thao túng tiền tệ
Thị trường - Update 1 week ago
Tỷ phú muốn 'rót' tiền vào dự án của bà Trương Mỹ Lan là ai?
Đầu tư - Update 3 day ago
Đại gia Rolls Royce Ninh Bình vừa bị khởi tố là ai?
Tài chính - Update 2 week ago
Đại gia Nguyễn Cao Trí 'thao túng' cựu cán bộ Thanh tra Chính phủ ra sao?
Pháp luật - Update 2 week ago