Thấy gì từ vụ bắt giữ Giám đốc Huawei gây chấn động?
Vào ngày 1/12, khi Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đạt thỏa thuận "đình chiến" thương mại trong cuộc gặp diễn ra ở thủ đô Buenos Aires của Argentina, thì nhà chức trách Canada thực hiện một vụ bắt giữ mà giờ đây đang có khả năng khiến xung đột Mỹ-Trung trở nên tồi tệ hơn

Bà Wanzhou Meng, Giám đốc tài chính (CFO) kiêm Phó chủ tịch tập đoàn công nghệ Trung Quốc Huawei.
Đó là vụ bắt giữ bà Wanzhou Meng, Giám đốc tài chính (CFO) kiêm Phó chủ tịch tập đoàn công nghệ Trung Quốc Huawei. Vụ bắt giữ bà Meng diễn ra theo đề nghị của Mỹ nhằm phục vụ cho công tác điều tra của Bộ Tư pháp Mỹ về nghi án Huawei vi phạm lệnh trừng phạt của Washington đối với Iran. Hiện Mỹ đang tìm cách dẫn độ bà Meng từ Canada về Mỹ.
Trung Quốc đã chỉ trích mạnh động thái trên của Mỹ và Canada, yêu cầu hai nước ngay lập tức trả tự do cho bà Meng.
Vụ bắt giữ gây chấn động
Việc nữ doanh nhân này bị bắt gây chấn động trước hết bởi vị trí của chính bà và tập đoàn Huawei. Không chỉ là một trong những lãnh đạo cấp cao nhất của Huawei, bà Meng còn là con gái của nhà sáng lập tập đoàn, ông Nhiệm Chính Phi. Huawei là công ty đi đầu trong nỗ lực của Trung Quốc nhằm đạt tới khả năng tự chủ về các công nghệ mang tính chiến lược.
Mỹ vốn thường xuyên đề nghị các nước đồng minh dẫn độ tội phạm như các trùm ma túy, các tay buôn vũ khí khét tiếng, và các phần tử phạm tội nguy hiểm khác. Tuy nhiên, việc bắt giữ một doanh nhân Trung Quốc như bà Meng là rất hiếm, thậm chí chưa từng có tiền lệ.
"Thời điểm và cách thức hành động trong vụ này cũng gây sốc", ông Andrew Gilholm, người phụ trách khu vực Bắc Á thuộc công ty tư vấn chính trị Control Risks Group, nhận định. "Không phải lúc nào chúng tôi cũng phải dùng câu ‘OMG’ (Ôi trời!) trong cuộc thảo luận nội bộ qua đường email như lần này".
Hiện chưa rõ ông Trump có vai trò như thế nào trong vụ bắt bà Meng, hay ông liệu có can thiệp vào vụ việc này hay không. Mấy ngày qua, nhà lãnh đạo Mỹ có vẻ bận rộn với việc thuyết phục thế giới rằng Trung Quốc đã nhất trí có những nhượng bộ lớn với Mỹ, bao gồm xóa, giảm thuế quan đối với xe hơi nhập khẩu từ Mỹ và ngay lập tức tăng mua hàng hóa Mỹ.
Theo một số nhà phân tích, nhiều khả năng vụ bắt giữ bà Meng không liên quan gì đến cuộc đàm phán thương mại Mỹ-Trung, và thay vào đó là một phần trong nỗ lực của Mỹ nhằm tăng cường xử lý các công ty Trung Quốc mà Washington cho là có hành vi gián điệp kinh tế và vi phạm trừng phạt. Hồi tháng 10, Mỹ cho biết Bỉ đã dẫn độ một quan chức tình báo Trung Quốc bị cáo buộc đánh cắp bí mật thương mại của các công ty Mỹ - một vụ việc cũng chưa từng có tiền lệ.
Bước leo thang quan trọng
Nhưng dù gì đi chăng nữa, Trung Quốc nhiều khả năng sẽ xem vụ bắt giữ bà Meng như một bước leo thang quan trọng trong xung đột thương mại Mỹ-Trung, mâu thuẫn đang có nguy cơ đẩy hai nền kinh tế lớn nhất thế giới vào một cuộc chiến tranh lạnh kinh tế. Trong đàm phán thương mại với Trung Quốc, ông Trump nhất quyết đòi Bắc Kinh phải dừng các biện pháp hỗ trợ của Chính phủ dành cho những ngành chiến lược như trí tuệ nhân tạo (AI) và người máy (robot) - hai lĩnh vực mà Huawei đang đặt nhiều tham vọng, đồng thời là trọng tâm trong chiến lược công nghệ mang tên "Made in China 2025" của ông Tập.
"Chắc chắn vụ việc này sẽ phức tạp hóa cuộc đàm phán thương mại Mỹ-Trung. Bắc Kinh có thể cho rằng vụ bắt người này được thực hiện để gia tăng sức ép đối với họ trong thời hạn 90 ngày" của thỏa thuận "đình chiến" thương mại - ông Dennis Wilder, cựu chuyên gia của Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) về Trung Quốc, nhận định.
"Vụ bắt giữ này đang gửi đi một tín hiệu rằng đã có một cuộc chơi mới. Mỹ đang tìm cách ngăn hoạt động gián điệp của Trung Quốc và muốn nói rõ rằng sẽ có hậu quả thực sự", ông Wilder phát biểu.
"Hiện thân" của nguy cơ thương mại
Trong số các công ty của Trung Quốc hiện nay, có lẽ Huawei là "hiện thân" rõ ràng nhất của nguy cơ thương mại mà nước này đặt ra đối với Mỹ. Huawei đã vượt qua đối thủ Mỹ Apple về doanh số điện thại thông minh (smartphone) và tuyên bố thẳng mục tiêu vượt qua đối thủ Hàn Quốc Samsung, trong khi đặt ra mục tiêu doanh thu kỷ lục 102,2 tỷ USD trong năm nay, lớn hơn cả doanh thu của hãng chế tạo máy bay Mỹ Boeing. Ngoài ra, Huawei đang chạy đua mạnh mẽ để giành vị thế đi đầu trong lĩnh vực mạng không dây thế hệ thứ 5 (5G) và cạnh tranh với một số công ty sản xuất con chip vào hàng lớn nhất của Mỹ.
Sự cạnh tranh quyết liệu của Huawei là một phần lý do vì sao chính quyền ông Trump đưa cái tên Huawei vào lý do chặn vụ sáp nhập giữa hai hãng chip Qualcomm và Broadcom. Washington nói rằng vụ sáp nhập này sẽ giúp Trung Quốc, cụ thể hơn là Huawei, chiếm lấy vị thế đi đầu về 5G.
Kể từ đó, Huawei đã bị cấm bán thiết bị 5G ở Australia và New Zealand, bị mất một hợp đồng ở hàn Quốc, và đối mặt với sự cạnh tranh của Mỹ ngay cả ở Papua New Guinea.
Động thái mới nhất của Mỹ đối với Huawei thậm chí còn có ý nghĩa quan trọng hơn. Dù đã có những bước tiến trong việc chế tạo con chip riêng, Huawei vẫn phụ thuộc vào thiết bị của Mỹ để sản xuất thiết bị mạng viễn thông và smartphone.
Đối thủ đồng hương của Huawei là ZTE đã gần như sụp đổ khi bị Mỹ trừng phạt bằng cách cấm các công ty Mỹ cung cấp thiết bị và công nghệ, với lý do ZTE vi phạm lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Iran. Sau đó, ZTE đã được ông Trump dỡ trừng phạt theo đề nghị của ông Tập.
Vụ ZTE cho Trung Quốc thấy rằng nước này cần phải xóa bỏ sự phụ thuộc vào Mỹ trong những công nghệ quan trọng như chất bán dẫn và hạ tầng mạng - theo ông Graham Webster, chuyên gia thuộc tổ chức nghiên cứu New America có trụ sở ở Washington.
"Điều làm cho Huawei trở nên quan trọng là công ty này đi đầu trong việc phát triển những công nghệ giúp Trung Quốc giảm bớt sự phụ thuộc vào các nhà cung cấp Mỹ và châu Âu", ông Webster nói. "Nhằm vào Huawei bằng cách tìm cách dẫn độ một lãnh đạo cấp cao của Huawei là một động thái lớn của Chính phủ Mỹ".
Đối với một số nhà phân tích ở Trung Quốc, vụ bắt giữ bà Meng cho thấy bộ máy an ninh quốc gia Mỹ dường như không quan tâm đến việc đạt thỏa thuận thương mại với Bắc Kinh, cho dù ông Trump nghĩ gì. "Mục tiêu của họ là cách ly với Trung Quốc, trong khi ông Trump và Phố Wall muốn đàm phán", giáo sư Wang Yong thuộc Đại học Bắc Kinh nhận định.
(Theo VnEconomy)
- Cùng chuyên mục
Đội vô địch Press Cup 2025 chạm trán tuyển Báo chí Thái Lan tại sân Mỹ Đình
Vòng chung kết Press Cup 2025 sẽ diễn ra từ ngày 5-7/6 với sự tham dự giải có 8 đội bóng. Đặc biệt, đội vô địch sẽ dự trận Siêu cup với đội tuyển Liên đoàn báo chí Thái Lan vào ngày 10/6 tại Sân vận động Quốc gia Mỹ Đình.
Sự kiện - 20/05/2025 15:59
Ra mắt sách 'Phát triển khu công nghiệp sinh thái: Kiến tạo tương lai xanh cho Việt Nam'
Cuốn sách "Phát triển khu công nghiệp sinh thái: Kiến tạo tương lai xanh cho Việt Nam" cung cấp góc nhìn toàn diện và thực tiễn về chuyển đổi xanh trong công nghiệp, góp phần hiện thực hóa mục tiêu phát triển bền vững và phát thải ròng bằng 0 của Việt Nam đến năm 2050.
Sự kiện - 20/05/2025 14:06
Đề xuất cho phép chủ đầu tư quyết giá bán nhà ở xã hội
Chính phủ đã đưa ra nhiều đề xuất như thành lập Quỹ nhà ở quốc gia, cơ chế đặc thù chỉ định thầu, thí điểm tỉnh quyết đầu tư dự án, cho phép chủ đầu tư quyết giá bán, giá thuê mua nhà ở xã hội.
Sự kiện - 20/05/2025 10:07
Kiến nghị thành lập tòa án chuyên biệt thuộc Trung tâm tài chính quốc tế
Việc thành lập tòa án chuyên biệt được kỳ vọng giúp nhà đầu tư tin tưởng vào hệ thống pháp luật linh hoạt, minh bạch của Trung tâm tài chính quốc tế.
Sự kiện - 20/05/2025 07:27
Sắp diễn ra hội thảo Góp ý dự thảo Nghị quyết Quốc hội về phát triển nhà ở xã hội
Ngày 27/5 tại Hà Nội, Tạp chí Nhà đầu tư tổ chức Hội thảo nhằm đóng góp ý kiến hoàn thiện dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội.
Sự kiện - 20/05/2025 07:00
Đề xuất điều chỉnh tăng vốn đầu tư cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu hơn 3.700 tỷ đồng
Ủy ban Kinh tế và Tài chính cho rằng tổng mức đầu tư dự án tăng thêm 3.714 tỷ đồng so với tổng mức đầu tư được Quốc hội quyết định là khá lớn, đề nghị tiếp tục rà soát.
Sự kiện - 19/05/2025 16:50
Ra mắt sách song ngữ 'Bác Hồ ở Thái Lan'
Nhân dịp kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam và Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Khon Kaen Thái Lan vừa lễ ra mắt cuốn sách song ngữ Việt - Thái mang tên "Bác Hồ ở Thái Lan".
Sự kiện - 19/05/2025 13:52
Chính phủ đề xuất 9 chính sách đặc thù, đặc biệt làm dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku
Để đảm bảo tiến độ, hiệu quả cho dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku, Ủy ban Kinh tế và Tài chính đánh giá việc cho phép áp dụng một số cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt là cần thiết.
Sự kiện - 19/05/2025 11:46
Danh sách bí thư, chủ tịch 52 tỉnh, thành dự kiến sáp nhập
Tới đây, Ban Tổ chức Trung ương sẽ thẩm định và tham mưu Bộ Chính trị, Ban Bí thư chỉ định nhân sự bí thư, phó bí thư tỉnh ủy, thành ủy; Thủ tướng sẽ chỉ định nhân sự chủ tịch, phó chủ tịch UBND các tỉnh, thành mới sau sáp nhập.
Sự kiện - 19/05/2025 11:28
Thủ tướng phát lệnh khởi công cầu Tứ Liên gần 20.000 tỷ bắc qua sông Hồng
Cầu Tứ Liên dài khoảng 5,15km, điểm đầu kết nối với đường Nghi Tàm, điểm cuối kết nối với đường Trường Sa, tổng mức đầu tư khoảng 19.830 tỷ đồng
Sự kiện - 19/05/2025 10:43
Đại kỳ Tổ quốc 2.025 m² tung bay trên bầu trời Nghệ An
Sáng ngày 19/5, tại Quảng trường Hồ Chí Minh (TP. Vinh, Nghệ An), tỉnh Nghệ An đã tổ chức Lễ chào cờ, chào mừng kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025).
Sự kiện - 19/05/2025 09:41
Hải quan Hoa Kỳ cảnh báo hành vi chuyển tải bất hợp pháp nhằm lẩn tránh thuế
Hoạt động chuyển tải bất hợp pháp sẽ gây thiệt hại không chỉ cho doanh nghiệp Hoa Kỳ và doanh nghiệp Việt Nam, làm cho các doanh nghiệp mất lợi thế do mất đi môi trường cạnh tranh lành mạnh, công bằng.
Sự kiện - 19/05/2025 06:50
Đà Nẵng chuẩn bị chỗ ở cho công chức Quảng Nam sau sáp nhập
TP Đà Nẵng lên phương án sử dụng công sở, ký túc xá trống và xây thêm nhà ở xã hội để đón công chức Quảng Nam ra làm việc sau sáp nhập.
Sự kiện - 18/05/2025 14:36
Tổng Bí thư Tô Lâm: 'Bộ tứ trụ cột' để giúp đất nước cất cánh
Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh bốn Nghị quyết quan trọng của Bộ Chính trị ban hành trong thời gian gần đây là "Bộ tứ trụ cột" để giúp chúng ta cất cánh.
Sự kiện - 18/05/2025 14:35
Thủ tướng: Cần truyền cảm hứng cho doanh nhân cống hiến vì đất nước
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng, thương trường là "chiến trường" do đó, cần tạo động lực, truyền cảm hứng cho các doanh nhân - "chiến sỹ" trên mặt trận kinh tế và phát động phong trào toàn dân thi đua làm giàu trên phạm vi cả nước, phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Sự kiện - 18/05/2025 13:34
Việt Nam là điểm đến hấp dẫn cho các 'đại bàng công nghệ'
Thông qua Diễn đàn Hợp tác Công nghệ cao và Đổi mới sáng tạo Việt Nam – Áo 2025, Việt Nam khẳng định vai trò mắt xích chiến lược trong chuỗi giá trị đổi mới sáng tạo toàn cầu, là điểm đến hấp dẫn cho các “đại bàng công nghệ” của Áo và châu Âu.
Sự kiện - 18/05/2025 08:43
- Đọc nhiều
-
1
Có gì ở Dược phẩm Tâm Bình – ‘ông lớn’ trong ngành thực phẩm chức năng?
-
2
Loạt cán bộ 'nhúng chàm' vì ăn chia tiền 'cơ chế' với ông chủ Thuận An
-
3
Thủ tướng: Cần truyền cảm hứng cho doanh nhân cống hiến vì đất nước
-
4
Các doanh nghiệp hàng đầu Thái Lan kinh doanh tại Việt Nam ra sao?
-
5
Đề xuất bỏ cấp phép xây dựng đối với chủ đầu tư uy tín
Đáng đọc
- Đáng đọc
Tổng Bí thư Tô Lâm: 'Bộ tứ trụ cột' để giúp đất nước cất cánh
Sự kiện - Update 2 day ago
Thủ tướng: Cần truyền cảm hứng cho doanh nhân cống hiến vì đất nước
Sự kiện - Update 2 day ago
Chuyên gia: Không nên quá ‘hoảng loạn’ với con số thuế 46% từ Mỹ
Tài chính - Update 1 month ago