Tàu vũ trụ NASA đâm vào tiểu hành tinh để thử cứu Trái Đất

PHÚC THỊNH
07:21 27/09/2022

Sứ mệnh DART của NASA thành công tốt đẹp khi tàu vũ trụ nhận biết và đâm vào tiểu hành tinh Dimorphos, mở đường cho kỹ thuật ngăn chặn vật thể có thể gây hại cho Trái Đất.

cuu-trai-dat

Ảnh mô phỏng tàu vũ trụ DART đâm vào tiểu hành tinh Dimorphos. Ảnh: NASA.

Lúc 19h14 ngày 26/9 (giờ Mỹ), tức 6h14 27/9 (giờ Việt Nam), tàu vũ trụ thuộc sứ mệnh thử nghiệm chuyển hướng tiểu hành tinh đôi (Double Asteroid Redirection Test – DART) thuộc Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) đã đâm vào tiểu hành tinh Dimorphos, đánh dấu kết thúc của một sứ mệnh lần đầu được thực hiện.

Nhiệm vụ của sứ mệnh là thử nghiệm kỹ thuật mới của NASA nhằm chủ động thay đổi quỹ đạo quay của một hành tinh, ngăn chặn các vật thể vũ trụ có khả năng tàn phá sự sống trên Trái Đất trong tương lai.

Theo New York Times, trong 4 tiếng cuối cùng trước vụ va chạm, tàu vũ trụ đã nhận thành công mục tiêu là tiểu hành tinh Dimorphos. Đến 5 phút trước vụ va chạm, đội ngũ điều khiển sứ mệnh trở thành những khán giả như mọi người. Camera của DART đã kịp gửi về những hình ảnh chụp bề mặt của Dimorphos trước khi chủ động đâm vào tiểu hành tinh.

DART được phóng từ California (Mỹ) vào ngày 24/11/2021, mục tiêu là Dimorphos với đường kính 160 m, quay quanh một tiểu hành tinh khác có tên Didymos (đường kính 780 m). Cả 2 quay quanh lẫn nhau với khoảng cách 1,18 km, một vòng quay mất 11 tiếng 15 phút.

cuu-trai-dat-1

Hình ảnh được tàu vũ trụ DART gửi cho NASA vài phút trước vụ va chạm. Ảnh: NASA.

Cả 2 tiểu hành tinh vốn không gây ra mối đe dọa cho Trái Đất. Tuy nhiên, thử nghiệm đâm tàu vũ trụ vào tiểu hành tinh thuộc hệ đôi như thế này rất quan trọng, có thể giúp các nhà thiên văn học phân tích kết quả vụ va chạm.

Khi các tiểu hành tinh quay quanh nhau, ánh sáng Mặt Trời có độ phản xạ thay đổi một cách có hệ thống. Hơn 40 kính viễn vọng, kể cả Hubble và James Webb sẽ được sử dụng để theo dõi sự biến đổi của ánh sáng phản xạ trước và sau vụ va chạm nhằm phân tích quỹ đạo mới của tiểu hành tinh, có thể chênh lệch khoảng vài phút so với trước vụ va chạm.

Một sứ mệnh tương lai ở châu Âu, được gọi là HERA, cũng sẽ khởi động trong vài năm tới và gặp gỡ hai tiểu hành tinh để khảo sát quỹ đạo của 2 tiểu hành tinh. NASA đặt mục tiêu thay đổi chu kỳ quay của Dimorphos quay quanh Didymos khoảng 1%, tức 7 phút.

Không chỉ các kính viễn vọng trên Trái Đất, một vệ tinh có tên LICIACube của Cơ quan Vũ trụ Italy đã được triển khai từ ngày 11/9, có nhiệm vụ chụp ảnh vụ va chạm. Các camera của DART cũng sẽ chụp ảnh và gửi về Trái Đất mỗi giây. Kết quả nghiên cứu sẽ bao gồm bản chất của tiểu hành tinh, cũng như quỹ đạo mới sau vụ va chạm, có thể được công bố trong vài ngày hoặc vài tuần tiếp theo.

Tuy nhiên, việc để một tàu vũ trụ như DART chủ động đâm vào tiểu hành tinh ở khoảng cách 11 triệu km so với Trái Đất không hề đơn giản. Tàu vũ trụ này cần tự động nhận biết tiểu hành tinh, nhắm mục tiêu và chỉnh quỹ đạo để chủ động tạo ra vụ va chạm, tất cả được xử lý khi di chuyển với vận tốc gần 24.000 km/h. Kết quả cũng có thể thay đổi tùy vào vị trí và lực va chạm.

Một tiểu hành tinh đường kính 25 m có thể gây thương tích nếu rơi xuống khu vực đông dân và phát nổ. Giới khoa học ước tính có khoảng 5 triệu vật thể như vậy trong Hệ Mặt Trời, nhưng chúng ta chỉ mới định vị 0,4% trong số chúng. Dù tần suất va chạm với Trái Đất khá thường xuyên (mỗi 100 năm), rủi ro tác động của các tiểu hành tinh này khá thấp.

Trong khi đó, ước tính khoảng 25.000 vật thể trong Hệ Mặt Trời có đường kính khoảng 140 m, tương đương kích thước của Dimorphos, va vào Trái Đất khoảng 20.000 năm. Những vật thể như vậy có thể gây thương vong hàng loạt nếu rơi xuống khu dân cư.

cuu-trai-dat-2

Bên trong phòng điều khiển sứ mệnh tại Phòng thí nghiệm Vật lý Ứng dụng Johns Hopkins. Ảnh: Getty Images.

Trong khi đó, tiểu hành tinh có thể đe dọa sự tồn vong của nhân loại có kích thước từ 1 km. Chỉ khoảng 900 vật thể như vậy nằm trong Hệ Mặt Trời, và chúng ta đã phát hiện 95%, có thể va chạm mỗi 500.000 năm.

Do đó, các vụ va chạm giữa tiểu hành tinh với Trái Đất không thường xuyên xảy ra, nhưng hậu quả có thể rất lớn. Sứ mệnh DART tập trung vào các tiểu hành tinh lớn hơn 100 m. Sứ mệnh thành công sẽ mở đường cho các sứ mệnh tương tự trong tương lai, nhằm hạn chế khả năng va chạm của tiểu hành tinh với Trái Đất nếu các nhà khoa học phát hiện rủi ro tiềm tàng.

Ngoài việc va chạm vật lý, NASA cũng đang tính toán giải pháp khác để thay đổi quỹ đạo của tiểu hành tinh, sử dụng một tàu vũ trụ tiếp cận gần tiểu hành tinh, dùng lực hấp dẫn từ tên lửa đẩy trong thời gian dài để đẩy tiểu hành tinh khỏi quỹ đạo.

(Theo Zing)

  • Cùng chuyên mục
Ra mắt liên minh AI Âu Lạc

Ra mắt liên minh AI Âu Lạc

Trong bối cảnh Quyết định 1131/QĐ-TTg do Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành xác định 11 nhóm công nghệ chiến lược ảnh hưởng sâu rộng đến năng lực cạnh tranh và tự chủ công nghệ của quốc gia, trong đó AI được xếp ở vị trí số 1, lần đầu tiên hơn 20 cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, trường đại học "bắt tay" thành lập Liên minh AI Âu Lạc

Công nghệ - 20/06/2025 19:23

Từ quốc gia nhỏ bé đến cường quốc số: Học gì từ hành trình chuyển đổi số đột phá của Estonia?

Từ quốc gia nhỏ bé đến cường quốc số: Học gì từ hành trình chuyển đổi số đột phá của Estonia?

Estonia - một quốc gia chỉ có khoảng 1,3 triệu dân, đã trở thành hình mẫu toàn cầu trong ứng dụng AI vào chuyển đổi số chính phủ, từ đó gợi mở nhiều chính sách cho Việt Nam.

Công nghệ - 17/06/2025 06:45

Vẫn chưa có Siri hỗ trợ AI, 'cá nhân hóa hơn' từ Apple

Vẫn chưa có Siri hỗ trợ AI, 'cá nhân hóa hơn' từ Apple

Tại Hội nghị các nhà phát triển toàn cầu năm nay (WWDC 25), Apple đã công bố một loạt các bản cập nhật cho hệ điều hành, dịch vụ và phần mềm của mình, bao gồm giao diện mới được gọi là 'Liquid Glass' và quy ước đặt tên thương hiệu được đổi mới.

Công nghệ - 10/06/2025 10:16

TikTok Việt Nam mở lớp đào tạo pháp lý, quảng cáo TMĐT cho doanh nghiệp, nhà bán hàng

TikTok Việt Nam mở lớp đào tạo pháp lý, quảng cáo TMĐT cho doanh nghiệp, nhà bán hàng

TikTok Việt Nam và Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công thương) kỳ vọng tạo dựng hệ sinh thái TMĐT lành mạnh, hỗ trợ doanh nghiệp địa phương, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa, phát triển mạnh mẽ hơn trong kỷ nguyên số.

Công nghệ - 12/05/2025 10:53

Việt Nam có thể dẫn đầu thế giới nếu làm AI sức khoẻ

Việt Nam có thể dẫn đầu thế giới nếu làm AI sức khoẻ

Các chuyên gia cho rằng, Việt Nam sở hữu lợi thế lớn về nguồn dữ liệu sức khoẻ và có thể dẫn đầu thế giới nếu công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) về chăm sóc sức khoẻ.

Công nghệ - 10/05/2025 12:38

Hàng trăm 'ông lớn' về chuyển đổi số, AI sẽ ký hợp tác với Tập đoàn FPT

Hàng trăm 'ông lớn' về chuyển đổi số, AI sẽ ký hợp tác với Tập đoàn FPT

Theo ông Vũ Anh Tú, Giám đốc Công nghệ Tập đoàn FPT, sắp tới, sẽ có hơn 300 lãnh đạo các doanh nghiệp hàng đầu về chuyển đổi số, AI trên thế giới đến Đà Nẵng để ký kết hợp tác với FPT.

Công nghệ - 09/05/2025 16:57

Nhiều 'ông lớn' bắt tay làm mạng Blockchain của người Việt

Nhiều 'ông lớn' bắt tay làm mạng Blockchain của người Việt

Không chỉ là một công nghệ, mạng Blockchain "make in Việt Nam" sẽ là hạ tầng số phi tập trung cho dữ liệu công, dịch vụ công, tài chính số và các ứng dụng công nghệ sổ cái phân tán (DLT) cho kinh tế số Việt Nam.

Công nghệ - 06/05/2025 14:16

FPT hợp tác với các tập đoàn hàng đầu Nhật Bản trước sự chứng kiến của 2 Thủ tướng

FPT hợp tác với các tập đoàn hàng đầu Nhật Bản trước sự chứng kiến của 2 Thủ tướng

Ông Trương Gia Bình, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FPT cho rằng, Việt Nam và Nhật Bản đang có hợp tác chặt chẽ và cần bổ khuyết chính nguồn nhân lực tài năng, trẻ và đầy khát vọng.

Công nghệ - 29/04/2025 10:21

Đà Nẵng 'bắt tay' với hai ông lớn công nghệ về bán dẫn, AI

Đà Nẵng 'bắt tay' với hai ông lớn công nghệ về bán dẫn, AI

TP. Đà Nẵng công nhận CTCP FPT và Công ty TNHH Công nghệ Marvell Việt Nam là đối tác chiến lược trong lĩnh vực vi mạch bán dẫn, trí tuệ nhân tạo (AI).

Công nghệ - 26/04/2025 17:40

CEO FPT chia sẻ 3 nguyên tắc triển khai ESG

CEO FPT chia sẻ 3 nguyên tắc triển khai ESG

CEO FPT Nguyễn Văn Khoa đã có những chia sẻ về thực tiễn quản trị không hình thức tại FPT.

Công nghệ - 25/04/2025 19:20

FPT hợp tác với 2 tập đoàn tài chính và công nghiệp hàng đầu thế giới

FPT hợp tác với 2 tập đoàn tài chính và công nghiệp hàng đầu thế giới

Tập đoàn FPT công bố quan hệ hợp tác chiến lược với Tập đoàn Sumitomo và Tập đoàn SBI Holdings - hai tập đoàn kinh doanh tài chính và công nghiệp hàng đầu thế giới, có trụ sở tại Nhật Bản.

Công nghệ - 22/04/2025 11:51

Chính thức vận hành tuyến cáp quang có dung lượng lớn nhất Việt Nam

Chính thức vận hành tuyến cáp quang có dung lượng lớn nhất Việt Nam

Tuyến cáp quang biển Asia Direct Cable (ADC) có dung lượng lớn nhất Việt Nam với tổng vốn đầu tư 290 triệu USD vừa được Tổng Công ty Mạng lưới Viettel (Viettel Networks) đưa vào vận hành.

Công nghệ - 16/04/2025 18:28

GSMA ghi nhận tiếng nói của Việt Nam và Viettel trong ngành di động toàn cầu

GSMA ghi nhận tiếng nói của Việt Nam và Viettel trong ngành di động toàn cầu

Ông Julian Gorman, Giám đốc khu vực châu Á – Thái Bình Dương của Hiêp hội di động toàn cầu (GSMA) cho rằng, tiếng nói của Việt Nam và Viettel xứng đáng được lớn hơn trong ngành công nghiệp di động thế giới…

Công nghệ - 16/04/2025 13:01

FPT trở thành đối tác chuyển đổi số toàn cầu của CLB Chelsea

FPT trở thành đối tác chuyển đổi số toàn cầu của CLB Chelsea

Không còn là đồn đoán, FPT chính thức trở thành đối tác chuyển đối số toàn cầu của CLB Chelsea. Giá trị thương vụ được cho là ở mức hàng chục triệu Bảng Anh/năm.

Công nghệ - 10/04/2025 13:59

Doanh nghiệp kêu quy định chặt, ngay Amazon hay Tesla cũng khó IPO ở Việt Nam

Doanh nghiệp kêu quy định chặt, ngay Amazon hay Tesla cũng khó IPO ở Việt Nam

Để đáp ứng nhu cầu vốn, IPO (phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng) là lựa chọn của nhiều doanh nghiệp. Nhưng ngay cả Tesla của Elon Musk hay "ông lớn" Amazon nếu khởi nghiệp ở Việt Nam cũng khó có cơ hội niêm yết, kêu gọi vốn.

Công nghệ - 31/03/2025 11:53

Hợp tác công tư trong phát triển ngành công nghiệp bán dẫn

Hợp tác công tư trong phát triển ngành công nghiệp bán dẫn

Trung tâm Ươm tạo và phát triển bán dẫn (VSIC) và Không gian ươm tạo startup về bán dẫn FPT-ALCHIP là mô hình hiện thực hóa chủ trương hợp tác công tư của Đảng, Chính phủ về phát triển ngành công nghiệp bán dẫn.

Công nghệ - 28/03/2025 16:44