Tàu nước ngoài được làm gì trong vùng đặc quyền kinh tế quốc gia khác?

THÁI AN
06:07 22/07/2019

Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982 quy định, các quốc gia ven biển có 5 vùng biển, có vùng được coi như lãnh thổ trên đất liền, nhưng có vùng cho phép tàu thuyền nước khác đi qua không gây hại.

Theo UNCLOS, 5 vùng biển bao gồm: nội thủy (nằm phía trong đường cơ sở); lãnh hải (rộng tối đa 12 hải lý, 1 hải lý = 1.852m, tính từ đường cơ sở); vùng tiếp giáp lãnh hải (tiếp liền phía ngoài lãnh hải, hợp với lãnh hải thành một vùng rộng 24 hải lý); vùng đặc quyền kinh tếthềm lục địa (rộng 200 hải lý tính từ đường cơ sở), riêng thềm lục địa có thể kéo dài ra tới 350 hải lý.

_0 00 0 bachhoPetro

Đường cơ sở

Đường cơ sở là đường ranh giới phía trong của lãnh hải và phía ngoài của nội thủy, do quốc gia ven biển hay quốc gia quần đảo định ra phù hợp với UNCLOS để làm cơ sở xác định phạm vi của các vùng biển thuộc chủ quyền và quyền tài phán quốc gia. Đường cơ sở được dùng làm căn cứ để tính chiều rộng lãnh hải và các vùng biển khác.

Có 2 loại đường cơ sở là đường cơ sở thông thường (sử dụng ngấn nước thủy triều thấp nhất ven bờ biển hoặc hải đảo) và đường cơ sở thẳng (đường nối các điểm hoặc đảo nhô ra nhất của bờ biển lục địa hoặc đảo). Đường cơ sở thẳng được áp dụng khi bờ biển quốc gia ven biển bị chia cắt hoặc có chuỗi đảo gắn liền và chạy dọc theo bờ biển.

_0 00 khainiemvungbien

Khái niệm về các vùng biển. Ảnh: VOV.

Chủ quyền đối với nội thủy, lãnh hải

Theo UNCLOS, các quốc gia ven biển có chủ quyền đối với nội thủy và lãnh hải của mình, chủ quyền này cũng được mở rộng vùng trời ở bên trên đến vùng đáy biển và lòng đất dưới đáy biển ở bên dưới các vùng biển đó. Điều 8, khoản 1 của UNCLOS định nghĩa nội thủy là “các vùng nước ở phía bên trong đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải”. Trong vùng nội thủy, các quốc gia ven biển có chủ quyền hoàn toàn, tuyệt đối và đầy đủ như trên lãnh thổ đất liền của mình. Tàu thuyền nước ngoài muốn ra vào vùng nội thủy phải xin phép quốc gia ven biển và phải tuân theo luật lệ của quốc gia đó.

Lãnh hải hay còn gọi là “vùng nước lãnh thổ” là một dải biển ven bờ nằm ngoài và tiếp liền với lãnh thổ đất liền hoặc nội thủy của quốc gia ven biển, có chiều rộng nhất định được tính từ đường cơ sở của quốc gia đó và thuộc chủ quyền hoàn toàn của quốc gia ven biển. Chủ quyền này được mở rộng và áp dụng đối với cả vùng trời trên lãnh hải, cũng như đối với đáy biển và lòng đất dưới đáy của lãnh hải.

Tuy nhiên, do yêu cầu, tính chất truyền thống của hàng hải quốc tế, luật pháp quốc tế trù định quyền của mọi loại tàu, thuyền của tất cả các quốc gia được đi qua không gây hại trong lãnh hải của quốc gia ven biển với điều kiện không gây ảnh hưởng đến hòa bình, trật tự, an ninh và môi trường của quốc gia ven biển.

Quyền đi qua không gây hại không được áp dụng đối với vùng trời trên lãnh hải. Phương tiện bay nước ngoài muốn bay qua vùng trời trên lãnh hải của một nước ven biển phải xin phép nước ven biển đó.

“Đi qua không gây hại” là không gây ra các hành động gây hại, đe doạ hòa bình, an ninh trật tự của quốc gia ven biển. Các loại tàu thuyền nước ngoài (kể cả tàu quân sự) được quyền đi qua vô hại trong lãnh hải của quốc gia ven biển mà không cần phải xin phép, không bị cản trở, không bị thu lệ phí và không bị phân biệt đối xử.

Tuy nhiên, UNCLOS quy định: “Ở trong lãnh hải, tàu ngầm và các phương tiện đi ngầm khác buộc phải đi nổi và treo cờ quốc tịch” (điều 21) và “nếu một tàu chiến không tôn trọng các luật và quy định của quốc gia ven biển có liên quan đến việc đi qua trong lãnh hải và bất chấp yêu cầu phải tuân thủ các luật và quy định đó đã được thông báo cho họ, thì quốc gia ven biển có thể đòi chiếc tàu đó rời khỏi lãnh hải ngay lập tức” (điều 30).

Quốc gia ven biển được phép đề ra các luật và quy định liên quan việc đi qua không gây hại (điều 21, 22) và có thể thi hành các biện pháp cần thiết để ngăn cản mọi việc đi qua có gây hại (điều 25).

Đối với quốc gia quần đảo, lãnh hải nằm ngoài và tiếp liền với lãnh thổ và vùng nước quần đảo của quốc gia quần đảo đó. Phần lớn quốc gia trên thế giới quy định chiều rộng lãnh hải từ 3-12 hải lý. UNCLOS quy định chiều rộng lãnh hải của quốc gia ven biển không quá 12 hải lý kể từ đường cơ sở được vạch ra theo đúng công ước.

Vùng tiếp giáp lãnh hải

Theo UNCLOS, vùng tiếp giáp lãnh hải không được mở rộng quá 24 hải lý tính từ đường cơ sở, tại đó, quốc gia ven biển thực hiện các thẩm quyền có tính riêng biệt và hạn chế đối với tàu thuyền nước ngoài. Vùng tiếp giáp lãnh hải nằm trong vùng đặc quyền kinh tế và là một bộ phận đặc thù của vùng đặc quyền kinh tế.

Quốc gia ven biển có quyền thi hành sự kiểm soát cần thiết nhằm ngăn ngừa việc vi phạm các luật và quy định về hải quan, thuế khóa, nhập cư hay y tế trên lãnh thổ hay trong lãnh hải của mình; trừng trị việc vi phạm các luật và quy định nói trên xảy ra trên lãnh thổ hay trong lãnh hải của mình.

Tại Điều 303, UNCLOS mở rộng thẩm quyền của quốc gia ven biển đối với các hiện vật có tính lịch sử và khảo cổ nằm trên đáy biển của vùng tiếp giáp lãnh hải. Để kiểm soát việc mua bán các hiện vật này, quốc gia ven biển có thể coi việc lấy các hiện vật đó từ đáy biển của vùng tiếp giáp lãnh hải mà không có sự thoả thuận của mình là sự vi phạm các luật và quy định của quốc gia ven biển ở trên lãnh thổ hay lãnh hải của mình.

Vùng đặc quyền kinh tế

Vùng đặc quyền kinh tế (có chiều rộng không vượt quá 200 hải lý tính từ đường cơ sở, viết tắt theo tiếng Anh là EEZ) là một chế định pháp lý mới, lần đầu tiên được ghi nhận trong UNCLOS năm 1982. Vùng đặc quyền kinh tế là một vùng đặc biệt, trong đó quốc gia ven biển thực hiện thẩm quyền riêng biệt của mình nhằm mục đích kinh tế, được quy định bởi UNCLOS, mà không chia sẻ với các quốc gia khác.

Trong vùng đặc quyền kinh tế, quốc gia ven biển có:

-Các quyền thuộc chủ quyền về việc thăm dò và khai thác, bảo tồn và quản lý các tài nguyên thiên nhiên, sinh vật hoặc phi sinh vật của vùng nước bên trên đáy biển, của đáy biển và lòng đất dưới đáy biển, cũng như về những hoạt động khác nhằm thăm dò và khai thác vùng này vì mục đích kinh tế, như việc sản xuất năng lượng từ nước, hải lưu và gió.

-Quyền tài phán về việc lắp đặt và sử dụng các đảo nhân tạo, các thiết bị và công trình; nghiên cứu khoa học về biển; bảo vệ và gìn giữ môi trường biển; các quyền và nghĩa vụ khác do UNCLOS quy định.

Tuy vậy, trong vùng đặc quyền kinh tế, tất cả các quốc gia, dù có biển hay không có biển, đều được hưởng các quyền tự do hàng hải và hàng không, quyền tự do đặt cáp và ống dẫn ngầm cũng như quyền tự do sử dụng biển vào các mục đích hợp pháp khác và gắn liền với việc thực hiện các quyền tự do nói trên và phù hợp với các quy định của Công ước.

Quốc gia ven biển có nghĩa vụ thi hành các biện pháp thích hợp để bảo tồn, quản lý và duy trì các nguồn lợi sinh vật trong vùng đặc quyền kinh tế tránh không bị ảnh hưởng do khai thác quá mức. UNCLOS còn quy định cụ thể các quyền và nghĩa vụ của các quốc gia ven biển và các quốc gia khác nhằm bảo tồn các loài sinh vật biển như: các loài cá di cư xa, các loài có vú, các đàn cá vào sông và ra biển sinh sản, các loài định cư...

Thềm lục địa

_0 sodoUNCLOS

Sơ đồ các vùng biển của quốc gia ven biển theo quy định của UNCLOS.

Thềm lục địa là vùng đáy biển và lòng đất dưới đáy biển nằm bên ngoài lãnh hải của quốc gia ven biển, trên phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền của quốc gia này cho đến bờ ngoài của rìa lục địa, hoặc đến giới hạn nằm cách đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải 200 hải lý, khi bờ ngoài của rìa lục địa của quốc gia này ở khoảng cách gần hơn 200 hải lý.

Trong trường hợp bờ ngoài của rìa lục địa của quốc gia ven biển kéo dài tự nhiên vượt quá 200 hải lý tính từ đường cơ sở, quốc gia ven biển có thể mở rộng ranh giới ngoài của thềm lục địa của mình tới một khoảng cách không vượt quá 350 hải lý tính từ đường cơ sở hoặc cách đường đẳng sâu 2.500 m một khoảng cách không vượt quá 100 hải lý.

Quốc gia ven biển thực hiện các quyền thuộc chủ quyền đối với thềm lục địa về mặt thăm dò và khai thác tài nguyên thiên nhiên của mình. Đây là những đặc quyền, nghĩa là nếu quốc gia ven biển này không thăm dò thềm lục địa hay không khai thác tài nguyên thiên nhiên của thềm lục địa (bao gồm các tài nguyên phi sinh vật và các tài nguyên sinh vật thuộc loài định cư), thì không ai có quyền tiến hành các hoạt động như vậy, nếu không có sự thoả thuận rõ ràng của các quốc gia ven biển.

Các quyền của quốc gia ven biển đối với thềm lục địa tồn tại một cách nghiễm nhiên, không phụ thuộc vào sự chiếm hữu thật sự hay danh nghĩa, cũng như vào bất cứ tuyên bố rõ ràng nào. Tuy nhiên, khi khai thác thềm lục địa ngoài 200 hải lý, quốc gia ven biển có nghĩa vụ đóng góp tài chính theo quy định của UNCLOS.

Việc quốc gia ven biển thực hiện các quyền của mình đối với thềm lục địa không được gây thiệt hại đến hàng hải hay các quyền tự do của các quốc gia khác đã được Công ước thừa nhận. Tất cả các quốc gia đều có quyền lắp đặt cáp và ống dẫn ngầm ở thềm lục địa. Quốc gia đặt cáp hoặc ống dẫn ngầm phải thoả thuận với quốc gia ven biển về tuyến đường đi của cáp hoặc ống dẫn ngầm.

Chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán

- Chủ quyền là quyền làm chủ tuyệt đối của quốc gia độc lập đối với lãnh thổ của mình. Chủ quyền của quốc gia ven biển là quyền tối cao của quốc gia được thực hiện trong phạm vi nội thủy và lãnh hải của quốc gia đó.

- Quyền chủ quyền là các quyền của quốc gia ven biển được hưởng trên cơ sở chủ quyền đối với mọi loại tài nguyên thiên nhiên trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của mình, cũng như đối với những hoạt động nhằm thăm dò và khai thác vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của quốc gia đó vì mục đích kinh tế, bao gồm cả việc sản xuất năng lượng từ nước, hải lưu, gió...

- Quyền tài phán là thẩm quyền riêng biệt của quốc gia ven biển trong việc đưa ra các quyết định, quy phạm và giám sát việc thực hiện chúng, như: cấp phép, giải quyết và xử lý đối với một số loại hình hoạt động, các đảo nhân tạo, thiết bị và công trình trên biển, trong đó có việc lắp đặt và sử dụng các đảo nhân tạo các thiết bị và công trình nghiên cứu khoa học về biển; bảo vệ và gìn giữ môi trường biển trong vùng đặc quyền kinh tế hay thềm lục địa của quốc gia đó.

(Theo Tiền phong)

  • Cùng chuyên mục
Khánh thành Đền thờ anh hùng liệt sỹ tại hồ Kẻ Gỗ

Khánh thành Đền thờ anh hùng liệt sỹ tại hồ Kẻ Gỗ

Tạp chí Đầu tư Tài chính - VietnamFinance vừa tổ chức Đại lễ Khánh thành Đền thờ anh hùng liệt sỹ tại hồ Kẻ Gỗ, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh.

Sự kiện - 29/04/2025 07:42

Thủ tướng Nhật Bản: Tiềm năng hợp tác Việt - Nhật không có giới hạn

Thủ tướng Nhật Bản: Tiềm năng hợp tác Việt - Nhật không có giới hạn

Thủ tướng Nhật Bản khẳng định việc nâng cao trình độ ngành công nghiệp công nghệ cao của Việt Nam, tăng cường khả năng chống chịu trước những cú sốc bên ngoài sẽ mang lại lợi ích cho cả hai nước.

Sự kiện - 29/04/2025 06:32

'Bến cảng số 3 Cảng quốc tế Lào - Việt là biểu tượng của tình hữu nghị Việt Nam - Lào trong thời đại mới'

'Bến cảng số 3 Cảng quốc tế Lào - Việt là biểu tượng của tình hữu nghị Việt Nam - Lào trong thời đại mới'

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith cùng Chủ tịch nước Lương Cường dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao 2 nước tham dự lễ khánh thành bến số 3 Cảng quốc tế Lào – Việt tại tỉnh Hà Tĩnh.

Sự kiện - 28/04/2025 20:37

Nhật Bản muốn triển khai 15 dự án hơn 20 tỷ USD trong lĩnh vực năng lượng tại Việt Nam

Nhật Bản muốn triển khai 15 dự án hơn 20 tỷ USD trong lĩnh vực năng lượng tại Việt Nam

Hai Thủ tướng nhất trí xác định hợp tác khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao thành trụ cột mới của quan hệ song phương.

Sự kiện - 28/04/2025 15:54

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào thăm Quân Khu 4

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào thăm Quân Khu 4

Ngày 28/4, Tổng Bí thư Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith cùng đoàn đại biểu cấp cao Đảng và Nhà nước Lào đã đến thăm Quân Khu 4.

Sự kiện - 28/04/2025 15:51

Ông Y Thanh Hà Niê K’Đăm giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng

Ông Y Thanh Hà Niê K’Đăm giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng

Ông Y Thanh Hà Niê K'Đăm, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội được Bộ Chính trị điều động, bổ nhiệm làm Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng.

Sự kiện - 28/04/2025 13:38

Việt Nam, Nhật Bản trao nhiều văn kiện hợp tác về bán dẫn, năng lượng

Việt Nam, Nhật Bản trao nhiều văn kiện hợp tác về bán dẫn, năng lượng

Nhật Bản tiếp tục ủng hộ, hỗ trợ Việt Nam thực hiện 3 đột phá chiến lược về thể chế, cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực, giúp Việt Nam công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Sự kiện - 28/04/2025 12:26

Tổng Bí thư Tô Lâm hội kiến Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru

Tổng Bí thư Tô Lâm hội kiến Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru

Thủ tướng Ishiba Shigeru khẳng định Việt Nam là đối tác không thể thiếu của Nhật Bản, nhấn mạnh Nhật Bản sẽ tiếp tục đồng hành, hỗ trợ Việt Nam.

Sự kiện - 28/04/2025 06:36

Sẽ có thêm nhiều hoạt động du lịch hấp dẫn tại Cô Tô

Sẽ có thêm nhiều hoạt động du lịch hấp dẫn tại Cô Tô

Huyện Cô Tô (tỉnh Quảng Ninh) đã chính thức phê duyệt và triển khai Đề án thí điểm tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí dưới nước và tham quan các đảo trên địa bàn huyện

Sự kiện - 27/04/2025 08:24

Vì sao chọn tên Đà Nẵng sau hợp nhất với Quảng Nam?

Vì sao chọn tên Đà Nẵng sau hợp nhất với Quảng Nam?

Việc lựa chọn tên gọi Đà Nẵng sẽ góp phần khẳng định rõ hơn tầm vóc, vai trò hạt nhân của thành phố, tạo động lực mạnh mẽ để tiếp tục thu hút đầu tư, nguồn lực, nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập.

Sự kiện - 26/04/2025 15:53

Quảng Ninh động thổ dự án cụm công nghiệp phía Đông Đầm Hà B

Quảng Ninh động thổ dự án cụm công nghiệp phía Đông Đầm Hà B

Cụm công nghiệp phía Đông Đầm Hà B (tỉnh Quảng Ninh) có quy mô lớn trên 60ha, với tổng vốn đầu tư trên 514 tỷ đồng

Sự kiện - 26/04/2025 09:05

[Cafe Cuối tuần] 'Luồng xanh' và BRT

[Cafe Cuối tuần] 'Luồng xanh' và BRT

Hiện nay, để hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng cả nước năm 2025 đạt 8% trở lên, một số địa phương có sáng kiến tổ chức phân luồng, rút ngắn thời gian xử lý hồ sơ, giải quyết thủ tục cho những công việc, dự án quan trọng.

Sự kiện - 26/04/2025 08:44

Miễn nhiệm Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk Phạm Ngọc Nghị

Miễn nhiệm Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk Phạm Ngọc Nghị

HĐND tỉnh Đắk Lắk đã ban hành nghị quyết miễn nhiệm Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk đối với ông Phạm Ngọc Nghị.

Sự kiện - 25/04/2025 12:10

EU muốn đẩy mạnh hợp tác với Việt Nam về hàng không – vũ trụ, viễn thông

EU muốn đẩy mạnh hợp tác với Việt Nam về hàng không – vũ trụ, viễn thông

Đại sứ Julien Guerrier cho rằng EU và Việt Nam có chung lợi ích trong việc bảo đảm hệ thống thương mại quốc tế và chuỗi cung ứng không bị gián đoạn.

Sự kiện - 25/04/2025 06:45

Nhà báo Phạm Văn Anh làm Phó tổng biên tập Tạp chí Điện tử và Ứng dụng

Nhà báo Phạm Văn Anh làm Phó tổng biên tập Tạp chí Điện tử và Ứng dụng

Hội Vô tuyến - Điện tử Việt Nam vừa bổ nhiệm nhà báo Phạm Văn Anh, Tổng thư ký tòa soạn Tạp chí Điện tử và Ứng dụng giữ chức Phó tổng biên tập tạp chí.

Sự kiện - 24/04/2025 20:55

Nguyên Thứ trưởng Trần Quốc Khánh làm Thường trực Hội đồng Tư vấn chính sách của Thủ tướng

Nguyên Thứ trưởng Trần Quốc Khánh làm Thường trực Hội đồng Tư vấn chính sách của Thủ tướng

Ông Trần Quốc Khánh được đánh giá là người có kiến thức, kinh nghiệm sâu rộng trong lĩnh vực thương mại và có nhiều đóng góp cho tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.

Sự kiện - 24/04/2025 19:23