Sửa Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp để nâng cao hiệu quả nguồn lực đầu tư và chất lượng quản trị doanh nghiệp

NHÓM PV
09:22 15/10/2019

Nhiều ý kiến thú vị đã được các nhà quản lý, nhà nghiên cứu chính sách, luật sư và doanh nghiệp đưa ra tại Hội thảo "Góp ý Dự luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp (sửa đổi)", được Tạp chí Nhà đầu tư/Nhadautu.vn tổ chức tại Hà Nội sáng 15/10 .

72806076_380561186160831_8686227067286585344_n

Ông Vũ Đại Thắng – Ủy viên Dự khuyết Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) phát biểu khai mạc hội thảo. Ảnh Quang Hiếu

Phát biểu khai mạc, ông Vũ Đại Thắng – Ủy viên Dự khuyết Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) đánh giá cao sáng kiến của Tạp chí Nhà đầu tư/Nhadautu.vn trong việc tổ chức hội thảo này.

Ông cho biết, sự kiện này hết sức quan trọng, đúng thời điểm vào ngày mai (16/10), Chính phủ sẽ trình bày báo cáo trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội 2 dự luật này.

"Lắng nghe để hoàn thiện Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp"

Thứ trưởng Bộ KH&ĐT cho hay trong hệ thống pháp luật Việt Nam, Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư là 2 đạo luật quan trọng, có tác động sâu rộng đến môi trường đầu tư kinh doanh nói chung và hoạt động các doanh nghiệp nói riêng.

Trong những năm qua, các đạo luật này đã được liên tục được hoàn thiện phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và đáp ứng yêu cầu thu hút đầu tư, phát triển kinh doanh trong từng thời kỳ.

Đặc biệt, những nội dung bổ sung, sửa đổi toàn diện của các luật này được Quốc hội thông qua năm 2014 đã góp phần quan trọng vào việc đảm bảo nguyên tắc Hiến định về quyền tự do kinh doanh của người dân và doanh nghiệp trong những ngành nghề mà luật không cấm. Đồng thời xóa bỏ nhiều rào cản kinh doanh không phù hợp với kinh tế thị trường và cam kết hội nhập của Việt Nam, tạo cơ sở pháp lý cho việc cải thiện môi trường kinh doanh theo hướng này ngày càng thuận lợi, minh bạch và bình đẳng giữa các nhà đầu tư và doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế.

Cũng theo ông Vũ Đại Thắng, sau 4 năm, thi hành, các đạo luật này đã đi vào cuộc sống, khẳng định tinh thần sáng tạo, thúc đẩy sự tham gia thị trường của các doanh nghiệp. Môi trường đầu tư của nước ta đã có những chuyển biến thuận lợi, số lượng doanh nghiệp thành lập mới trong 3 năm gần đây tăng khoảng 65-70%, đạt mức cao nhất 20 năm qua.

Ahoithao

Nhiều chuyên gia đến từ các cơ quan quản lý nhà nước, đại diện các bộ, ngành và doanh nghiệp tham dự hội thảo. Ảnh Quang Hiếu

Cho đến nay, có khoảng 750.000 doanh nghiệp đang hoạt động. Hoạt động thu hút đầu tư nước ngoài cũng đạt được kết quả đáng khích lệ. Giai đoạn 2016-2018, số lượng dự án đăng ký và vốn đầu tư giải ngân tăng nhanh. Riêng năm 2018, vốn giải ngân đạt gần 20 tỷ USD.

Thứ trưởng Thắng cũng cho biết, bên cạnh những kết quả đạt được, các luật này cần tiếp tục hoàn thiện hơn nữa một số quy định nhằm thể chế hóa kịp thời và đầy đủ các Nghị quyết của Đảng.

“Chúng tôi sẵn sàng lắng nghe, tiếp thu những ý kiến thẳng thắn, xây dựng của quý vị tại hội thảo để tiếp tục hoàn thiện 2 dự thảo Luật quan trọng này, trình Quốc hội sắp tới”, Thứ trưởng KH&ĐT nói.

Dự thảo Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp cần thể chế hóa đầy đủ Nghị quyết 50 và 52 của Bộ Chính trị

GS - TSKH Nguyễn Mại nhận định Dự thảo Luật Đầu tư tuy có danh mục các ngành, nghề đặc biệt ưu đãi đầu tư nhưng chưa quy định rõ ràng mức độ ưu đãi cần thiết; Dự thảo Luật Doanh nghiệp không thấy đề cập đến những nội dung của hai Nghị quyết 50 và 52 của Bộ Chính trị.

72999683_449048089302630_

Giáo sư - TSKH Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Đầu tư nước ngoài. Ảnh Quang Hiếu

Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Đầu tư nước ngoài (VAFIE) đề xuất Ban soạn thảo cần lưu ý hai vấn đề quan trọng: Cuộc CMCN 4.0 đang bắt đầu thực hiện ở nước ta, có nhiều vấn đề mới nảy sinh mà chưa có pháp luật điều chỉnh, điển hình là Grab và Uber, Fintec, AI, một số ngành nghề mới xuất hiện.

Do đó cần có cách tiếp cận thích hợp để: 1) không lấy luật pháp hiện hành điều chỉnh hành vi mới và 2) không căn cứ vào luật pháp hiện hành để xử lý theo hướng “vi phạm luật pháp” vì cả hai đều cản trở việc thực hiện theo hướng đổi mới, sáng tạo.

Cách tiếp cận khoa học là “cách tiếp cận mở, sáng tạo, cho thí điểm đối với những vấn đề thực tiễn mới đặt ra, tạo mọi thuận lợi cho đổi mới sáng tạo” (NQ 52 BCT), khi chưa có luật thì Quốc hội ủy quyền cho Chính phủ ban hành Nghị định để điều chỉnh các hành vi mới vừa du nhập vào nước ta nhằm không tạo ra khoảng trống pháp lý, đồng thời từ thực tiễn và kinh nghiệm quốc tế để xây dựng luật pháp.

Giáo sư Nguyễn Mại cũng lưu ý cần có các biện pháp bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư, bởi đây là yếu tố quan trọng trong việc thu hút đầu tư, đặc biệt là đầu tư nước ngoài.

"Điều khoản về bảo đảm đầu tư khi có sự thay đổi của pháp luật đã được quy định tại Điều 13 của Luật Đầu tư, tuy nhiên, quy định này mới chỉ dừng lại ở sự thay đổi văn bản pháp luật về ưu đãi đầu tư; trong khi nhà đầu tư đòi hỏi nhiều hơn thế, bao gồm: bảo đảm quyền sở hữu tài sản, bảo đảm chuyển tài sản và lợi nhuận hợp pháp của nhà đầu tư ra nước ngoài, bảo đảm đầu tư trong trường hợp thay đổi pháp luật, bảo đảm đầu tư đối với hợạt động đầu tư kinh doanh", Giáo sư Nguyễn Mại nói.

Ông cũng nhấn mạnh cần có một chương trình "Bảo đảm đầu tư" để quy định đầy đủ các nội dung có liên quan đến quyền lợi nhàn đầu tư, gồm: Bảo đảm quyền sở hữu tài sản; Bảo đảm chuyển tài sản, lợi nhuận hợp pháp của nhà đầu tư ra nước ngoài; Bảo đảm đầu tư trong trường hợp thay đổi pháp luật và Bảo đảm quyền lợi của nhà đầu tư trong hoạt động đầu tư kinh doanh.

Sửa Luật Đầu tư để nâng cao chất lượng, hiệu quả thu hút nguồn lực đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài

72199814_2399659330349164_1973371828508295168_n

Ông Quách Ngọc Tuấn – Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Ảnh Quang Hiếu

Ông Quách Ngọc Tuấn – Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế Bộ KH&ĐT cho biết, thực tiễn hơn 4 năm thi hành Luật Đầu tư, bên cạnh những kết quả đạt được cũng đã đặt ra yêu cầu phải tiếp tục hoàn thiện hơn nữa một số quy định do còn một số nội dung chưa được quy định thống nhất, đồng bộ giữa các luật, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến thủ tục về đầu tư, đất đai, xây dựng, nhà ở, kinh doanh bất động sản, môi trường, cùng với đó đã xuất hiện một số hiện tượng tiêu cực và vấn đề mới phát sinh.

Do vậy, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế nhấn mạnh, Luật Đầu tư cần được tiếp tục sửa đổi để nâng cao chất lượng, hiệu quả thu hút nguồn lực đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho hoạt động đăng ký đầu tư; cắt giảm chi phí và thủ tục hành chính trong hoạt động đầu tư, kinh doanh.

Ngoài ra, việc sửa đổi Luật Đầu tư sẽ giúp hoàn thiện các quy định về ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện và điều kiện đầu tư kinh doanh, đồng thời cắt giảm một số ngành, nghề không cần thiết, bất hợp lý nhằm tiếp tục bảo đảm thực hiện đầy đủ, nhất quán quyền tự do kinh doanh của người dân, doanh nghiệp trong những ngành, nghề mà luật không cấm hoặc quy định phải có điều kiện.

Sửa đổi Luật Doanh nghiệp để nâng cao chất lượng quản trị theo chuẩn mực quốc tế

Ông Phan Đức Hiếu, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế trung ương cho biết, sửa đổi Luật Doanh nghiệp lần này nhắm đến mục tiêu rất quan trọng là nâng cao chất lượng quản trị doanh nghiệp đạt chuẩn mực của OECD hay Basel.

72676219_528870844602320_4026184085087977472_n

Ông Phan Đức Hiếu, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế trung ương. Ảnh Quang Hiếu

"Một ví dụ bảo vệ cổ đông, đặc biệt là quyền tiếp cận thông tin của cổ đông. Chúng tôi đề xuất cổ đông sở hữu 1% cổ phần có quyền tiếp cận các thông tin sâu, so với mức 10% sở hữu trong 6 tháng liên tục hiện nay. Khi chúng tôi đưa ra ý kiến này thì rất nhiều người phản đối, đề nghị giữ nguyên mức như hiện nay, người ta lo sợ cổ đông vào quấy phá công ty", ông Hiếu cho hay.

Ông Hiếu nhấn mạnh thêm: "Tuy nhiên nếu muốn tăng cường khả năng quản trị dần tiếp cận theo chuẩn quốc tế thì không thể giữ tư duy thế này được. Ví dụ như ở Nhật Bản chỉ cần 1 cổ phiếu là có quyền yêu cầu cung cấp thông tin doanh nghiệp. Ở Hàn Quốc áp dụng tỷ lệ 3%. Do đó chúng tôi thấy mức 1% là hợp lý. Chúng tôi đã tiến hành khảo sát với hơn 300 doanh nghiệp trên sàn HoSE, và kết luận rằng 1% cổ phần của một doanh nghiệp niêm yết là rất lớn, và không ai chịu mạo hiểm quyền lợi của mình liên quan đến 1% cổ phần để quấy phá doanh nghiệp cả".

Có rất nhiều xung đột, chồng chéo trong các qui định pháp luật

Ông Đậu Anh Tuấn - Trưởng ban Pháp chế VCCI cho biết thời gian qua, Thủ tướng Chính phủ đã đề nghị VCCI rà soát, đánh giá thực trạng chồng chéo luật và nghị định Việt Nam hiện nay. VCCI nhận thấy rằng, có rất nhiều xung đột pháp luật, đặc biệt nếu đi đến các địa phương sẽ gặp rất nhiều doanh nghiệp và nhà đầu tư đất đai, xây dựng, bất động sản gặp những vấn đề rất phức tạp.

72863975_2515220808756645_279947024915234816_n

Ông Đậu Anh Tuấn - Trưởng ban Pháp chế VCCI. Ảnh Quang Hiếu

Có 20 ví dụ điển hình về xung đột về các bộ luật, thông tư như: Luật Nhà ở tại Điều 171.2: yêu cầu thêm các loại tài liệu ngoài các tài liệu quy định tại Luật Đầu tư trong Hồ sơ để thực hiện thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư. Luật Đầu tư tại Điều 33 quy định các tài liệu trong hồ sơ dự án đầu tư để thực hiện thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư và không có quy định về việc các văn bản pháp luật khác được quyền yêu cầu thêm tài liệu trong hồ sơ này…

“Ngoài 20 ví dụ điển hình, tôi tin rằng có thể tìm được rất nhiều trường hợp chồng chéo khác”, ông Đậu Anh Tuấn nói.

Trưởng ban Pháp chế VCCI cho rằng, việc chồng chéo luật sẽ dẫn đến nhiều hệ quả, khiến doanh nghiệp và nhà đầu tư phải thực hiện nhiều thủ tục hành chính trùng lặp; đi lại mất thời gian, nộp nhiều hồ sơ; chi phí giao dịch tốn kém; tiếp nhiều đoàn thanh tra, kiểm tra; đình trệ hoạt động; rủi ro nguy cơ vi phạm pháp luật…

Theo ông Tuấn, giải pháp cần làm hiện nay là rà soát, đánh giá toàn diện vấn đề. Phối hợp và thống nhất làm việc giữa các ban soạn thảo các luật: Đầu tư, Đất đai, Xây dựng, Bảo vệ Môi trường, PPP... Dùng một luật sửa nhiều luật. Đồng thời, cần có thiết chế, cơ quan độc lập giúp Chính phủ rà soát, gác cổng. Soạn luật cần chuyên nghiệp và độc lập, tách xây dựng pháp luật ra khỏi cơ quan cấp phép.

“Tôi tin rằng, riêng Luật Đầu tư lần này nếu khắc phục được tình trạng chồng chéo sẽ tạo ra động lực phát triển mạnh mẽ trong quá trình phát triển kinh tế của Việt Nam thời gian tới”, ông Tuấn khẳng định.

Muốn thu hút nguồn vốn chất lượng, phải tuyệt đối bảo đảm đầu tư

"Bảo đảm đầu tư hết sức quan trọng nếu chúng ta muốn thu hút nguồn vốn chất lượng vào Việt Nam", Phó Chủ tịch Hiệp hội VAFIE Nguyễn Văn Toàn nhấn mạnh.

73381316_396331524368330_6709006621663559680_n

Phó Chủ tịch Hiệp hội VAFIE Nguyễn Văn Toàn. Ảnh Quang Hiếu

Vẫn theo ông Toàn, cho đến nay tuy đã có nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia đầu tư vào Việt Nam, nhưng dường như chúng ta chưa có môi trường đầu tư đủ hấp dẫn và có tính chọn lọc để thu hút được nhiều hơn các tập đoàn đa quốc gia có tiềm lực về tài chính và công nghệ đến từ các nước phát triển có công nghệ cao, công nghệ nguồn đầu tư vào Việt Nam.

Các nhà đầu tư từ EU và Mỹ đánh giá khá cao môi trường đầu tư kinh doanh tại Việt Nam. Song, họ cũng còn một số quan ngại như bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, tính minh bạch, sự thay đổi thường xuyên của hệ thống luật pháp, chính sách về đầu tư, đặc biệt là luật hóa các nội dung bảo đảm đầu tư để nhà ĐTNN, đặc biệt là các tập đoàn xuyên quốc gia có công nghệ cao, công nghệ nguồn có thể yên tâm đầu tư, làm ăn lâu dài tại Việt Nam.

Việc bỏ điều kiện sở hữu cổ phần trong thời hạn liên tục ít nhất 6 tháng là phù hợp

Mở đầu phần tham luận của doanh nghiệp, ông Phan Lê Hoàng, PTGĐ Tập đoàn Thái Bình Dương (Pacific Corpration) cho rằng Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp năm 2014 là hai luật có vai trò hết sức quan trọng đối với cộng đồng doanh nghiệp.

72704213_420410882007497_3134651476912111616_n

Ông Phan Lê Hoàng, PTGĐ Tập đoàn Thái Bình Dương. Ảnh Quang Hiếu

Từ khi được ban hành và có hiệu lực đến nay, hai luật này đã phát huy vai trò tích cực trong đời sống kinh tế của đất nước, góp phần tạo lập môi trường kinh doanh thuận lợi và bình đẳng cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, qua quá trình thực hiện, một số quy định của các luật này đã bộc lộ những bất cập, hạn chế cần được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình mới.

Về Dự án luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp (Dự thảo Luật sửa đổi), ông Hoàng đề nghị giữ nguyên quy định như hiện nay, đó là: “Đối với dự án thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, dự án thực hiện trên địa bàn của địa phương nào thì chủ đầu tư sẽ thực hiện thủ tục xin chấp thuận chủ trương đầu tư tại địa phương đó. Sau đó, Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi nhà đầu tư đặt trụ sở chính để thực hiện dự án sẽ tiếp nhận, cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho dự án theo quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều 38 của Luật Đầu tư năm 2014”.

Về Quyền của cổ đông, nhóm cổ đông sở hữu cổ phần, ông Hoàng cho rằng, việc bỏ điều kiện sở hữu cổ phần trong thời hạn liên tục ít nhất 6 tháng là phù hợp, vì đã là cổ đông của công ty thì đương nhiên cổ đông phải được thực hiện ngay các quyền của mình mà không phân biệt cổ đông cũ hay cổ đông mới. Tuy nhiên, quy định về giảm tỷ lệ sở hữu cổ phần của cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 10% xuống còn 1% thì không phù hợp, không đảm bảo được môi trường cạnh tranh cho doanh nghiệp.

Bảo vệ quyền lợi cho cổ đông nhỏ là việc làm đúng, nhưng để ổn định công ty thì vẫn cần phải có một tỷ lệ nhất định để biểu quyết theo số đông, đảm bảo cho quyền lợi cũng như trách nhiệm cổ đông lớn. Do vậy, chúng tôi đề nghị giữ nguyên tỷ lệ sở hữu 10% tổng số cổ phần phổ thông trở lên của cổ đông hoặc nhóm cổ đông như quy định tại Khoản 2 Điều 114 Luật Doanh nghiệp hiện hành.

Ông Hoàng cũng đề nghị: "Quy định thống nhất về thủ tục thay đổi thông tin cổ đông trong Luật Doanh nghiệp theo hướng: Các trường hợp bắt buộc thực hiện thủ tục thay đổi thông tin cổ đông thì thực hiện theo quy định hiện hành của Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư".

Đối với các trường hợp không bắt buộc thực hiện thủ tục thay đổi thông tin cổ đông nhưng nếu doanh nghiệp có nhu cầu thông báo/đăng ký thì cơ quan đăng ký kinh doanh vẫn tiếp nhận thủ tục để giải quyết theo quy định. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho cổ đông trong các giao dịch chuyển nhượng theo quy định hoặc chứng minh năng lực khi cần có xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Xác định số vốn đầu tư đã giải ngân như thế nào?

Nguyễn Thị Quỳnh Anh, Phó Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam - Giám đốc Công ty Luật InvestPro băn khoăn về cách xác định số vốn đầu tư đã thực hiện giải ngân làm cơ sở xác định ưu đãi thuế.

72351873_899938570407397_279490684640034816_n

Bà Nguyễn Thị Quỳnh Anh, Phó Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam - Giám đốc Công ty Luật InvestPro. Ảnh Quang Hiếu

Theo bà, trong quy định tại Luật Đầu tư số 67 và Nghị định 118 hướng dẫn Luật Đầu tư số 67, trường hợp dự án có quy mô vốn từ 6.000 tỷ đồng trở lên, thực hiện giải ngân trong thời hạn 3 năm, được áp dụng ưu đãi đầu tư. Tuy nhiên, Luật Đầu tư hiện tại đều không nêu rõ cách xác định số vốn đầu tư đã thực hiện giải ngân làm cơ sở áp dụng ưu đãi thuế.

Vì vậy, trên thực tế, trong quá trình thực hiện dự án, các doanh nghiêp gặp nhiều khó khăn vướng mắc khi xác định tiêu chí này.

Đồng thời, Luật Đầu tư số 67 cũng không đề cập cụ thể đến thời gian doanh nghiệp cần duy trì vốn này để được hưởng những ưu đãi đầu tư đã được phê duyệt.

Bà Quỳnh Anh đề nghị quy định rõ hơn về phương pháp xác định số vốn đầu tư thực tế hoàn thành giải ngân làm cơ sở hưởng ưu đãi đầu tư. Ví dụ, có thể cân nhắc phương án xác định như sau: Trên nguyên tắc: Tổng vốn đầu tư bằng (=) Vốn cố định cộng (+) Vốn lưu động. Trong đó, vốn cố định có thể xác định dựa vào tổng giá trị lũy kế mua sắm TSCĐ. Vốn lưu động có thể xác định theo một tỷ lệ tương ứng với vốn cố định.

"Ví dụ, mức vốn lưu động được xác định bằng 20% vốn cố định (tổng giá trị tài sản cố định đã đầu tư). Tỷ lệ này có thể căn cứ trên số liệu thống kê theo từng ngành để quy định cụ thể tỷ lệ cho từng ngành. Ví dụ ngành dịch vụ khác với ngành sản xuất,…", luật sư Quỳnh Anh nói.

Vẫn theo bà Quỳnh Anh, luật cũng nên quy định rõ khi doanh nghiệp phải hoàn thành việc đầu tư theo quy mô vốn cam kết có thể hưởng ưu đãi. Trong thời gian hưởng ưu đãi, nếu có năm nào không đạt mức vốn này doanh nghiệp sẽ không được hưởng mức ưu đãi theo quy định.

Doanh nghiệp Việt Nam đang vất vả với các loại hóa đơn và giấy tờ

Theo ông Nguyễn Thanh Việt - Chủ tịch Intracom, việc minh bạch tài chính và báo cáo cổ đông rất quan trọng. Tuy nhiên, trong quản trị DN, việc quản lý chuyên nghiệp và bảo vệ bí mật kinh doanh rất quan trọng. Nếu không suy nghĩ cẩn thận thì đối thủ cạnh tranh sẽ mua 1% và gây khó dễ cho doanh nghiệp.

72304530_2389293251189551_4975126043640725504_n

Ông Nguyễn Thanh Việt - Chủ tịch Intracom. Ảnh Quang Hiếu

Ông Việt cho biết, hiện nay, ứng dụng công nghệ thông tin để quản lý DN vẫn chưa được thực hiện một cách hiệu quả, các DN vẫn mắc bệnh báo cáo và giấy tờ rất nhiều.

“Tôi có đầu tư 1 DN đặt tại Singapore, họ nói với tôi rằng chỉ cần giải thích cho cổ đông chứ không cần quan tâm đến hóa đơn tài chính. Tôi thấy rằng, DN Việt Nam đang rất vất vả với hóa đơn và các loại giấy tờ”, ông Việt nói.

Thế nào là đầu tư sạch và không sạch?

Liên quan đến Luật Đầu tư, Luật sư Trần Hữu Huỳnh - Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) cho rằng: “Luật chưa sửa đổi được 13 điểm yếu về đầu tư nước ngoài, ở mức độ nào đó chỉ hướng được đầu tư công nghệ cao, và các giám định về đầu tư, vậy làm sao để tiết chế được thế nào là đầu tư sạch và không sạch. VIAC sẽ chuyển cho ban soạn thảo 15 vấn đề cần phải thay đổi trong Luật Đầu tư sửa đổi”.

72541830_397961314456672_3420288199623180288_n

Luật sư Trần Hữu Huỳnh - Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam. Ảnh Quang Hiếu

Ông Trần Hữu Huỳnh cho biết, mỗi lần đề xuất ngành nghề kinh doanh có điều kiện cần phải tăng cường các quy định, hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật. "Tôi cho rằng vấn đề nằm ở khâu thực hiện bởi vì nói về tính cần thiết và sửa đổi điều kiện kinh doanh thì trong văn bản quy phạm pháp luật đã quy định rõ hết rồi" - ông Huỳnh nói.

Về vấn đề hình thức đầu tư chậm và đổi mới, ông Trần Hữu Huỳnh cho rằng nên bắt đầu từ Nghị quyết 50 và Nghị quyết 52 của Bộ Chính trị, để xác định rõ đổi mới cái gì? Đổi mới như nào? Đồng thời cần nêu rõ các sản phẩm sáng tạo thì trong thời gian nào, phạm vi nào? không gian nào?

Luật sư Trần Hữu Huỳnh đồng ý với vấn đề đơn giản hóa thủ tục thị trường, nhưng việc công bố báo cáo cho cổ đông thì rất cần thiết. “Chúng tôi đề nghị nên giảm thời gian công bố từ 6 tháng xuống thành 3 tháng bởi 6 tháng là quá dài, nhưng vẫn phải cung cấp đầy đủ thông tin, nghĩa vụ cho cổ đông biết”, ông Huỳnh nhấn mạnh.

Cơ chế vận hành của pháp luật kinh doanh Việt Nam có vấn đề

Ông Nguyễn Ngọc Mỹ, Chủ tịch Tập đoàn VABIS cho rằng cơ chế vận hành của pháp luật kinh doanh Việt Nam có vấn đề.

72393122_2660884687294222_1103025142952361984_n

Ông Nguyễn Ngọc Mỹ, Chủ tịch Tập đoàn VABIS. Ảnh Quang Hiếu

Ở Australia, hệ thống luật pháp luật chia làm 2 vế, quốc hội chỉ lo về luật, là tổng thể chiến lược, còn các bộ ngành vận hành quy trình quy phạm trên cơ sở luật pháp.

Ông Mỹ dẫn ví dụ về vướng mắc của ông: "Ví dụ tôi có trường đua chó ở Vũng Tàu, xây trường đua chó ở Hà Tĩnh, có 2 năm là xong. Sau 3 năm Nghị định 06 ra đời khiến tôi tắc, dù tôi có cả giấy phép đầu tư, giấy phép kinh doanh tuy nhiên trong nghị định có chữ cá cược thì tôi không có. Mà từ thời điểm trước xin giấy phép đầu tư thì không có chữ cá cược. Giờ xét theo Nghị định mới thì chúng tôi không có trong quy hoạch, phải xin lại quy hoạch của Thủ tướng. Tôi có 900 con chó và 100 con ngựa, sáng ăn, trưa ăn, chiều ăn. Tốn kém rất nhiều mà bây giờ bỏ đi thì không nỡ".

Tại sao phải phân DNNN thành 2 loại?

Ông Nguyễn Hữu Quang - Phó chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội cho biết, ông rất ủng hộ quan điểm cốt lõi của Luật Đầu tư là đảm bảo những ưu đãi và quyền của nhà đầu tư. Tuy nhiên, trong quá trình sửa đổi Luật sắp tới, cần tập trung vào những mục tiêu chính.

72546974_691674331343455_173539862991863808_n

Ông Nguyễn Hữu Quang - Phó chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội. Ảnh Quang Hiếu

Ông Quang đặt vấn đề: Thực trạng chồng chéo, mâu thuẫn giữa các luật hiện nay liên quan đến đầu tư đã thấy rõ, nhưng việc sửa đổi lần này đã giải quyết được những chồng chéo đó chưa?

“Bên cạnh đảm bảo quyền lợi nhà đầu tư, tôi cho rằng cần phải xử lý những chồng chéo, loại bỏ hay cố gắng giữ những điều luật đó thì cần phải có thuyết minh rõ ràng”, ông nói.

Đối với Luật Doanh nghiệp sửa đổi, Phó chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội không đồng tình với đề xuất của Ban soạn thảo khi phân DNNN thành 2 loại: Do Nhà nước nắm giữ 100% và NHà nước nắm cổ phần chi phối. "Phân ra như vậy thì chỉ càng làm cho quản trị thêm rối rắm mà thôi. Vì việc quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp hiện đã có Luật 69/2014 điều chỉnh".

Ủy ban Kinh tế của Quốc hội ghi nhận các ý kiến tại Hội thảo và sẽ xem xét trong quá trình thẩm tra 2 dự án Luật.

Phát biểu kết luận Hội thảo, ông Nguyễn Ngọc Bảo - Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đánh giá cao sáng kiến đóng góp, xây dựng pháp luật của Tạp chí Nhà đầu tư và cho biết Ủy ban Kinh tế của Quốc hội ghi nhận các ý kiến phát biểu của các chuyên gia ngày hôm nay và sẽ xem xét trong quá trình thẩm tra 2 dự án Luật.

"Ngay ngày mai (16/10), Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ nghe Chính phủ báo cáo về 2 dự luật này" - ông Bảo cho hay.

ngoc-bao

Ông Nguyễn Ngọc Bảo - Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội. Ảnh: Quang Hiếu.

Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế cho biết, tính chất sửa đổi của Luật Đầu tư lần này là tương đối toàn diện. Tuy vậy, ông cũng nêu ra một số nội dung cần thảo luận thêm. Tiên quyết, là phải đảm bảo theo tinh thần Hiến pháp, tức là những người dân và doanh nghiệp được làm những gì pháp luật không cấm.

Thứ 2 là đảm bảo tính thống nhất của pháp luật, bởi trong quá trình triển khai thì cũng đã có những vướng mắc liên quan đến Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp. Liên quan đến môi trường đầu tư, cũng phải đảm bảo đáp ứng yêu cầu đầu tư quốc tế.

Về những khái niệm mới, nội dung mới trong luật cũng cần cân nhắc hết sức cẩn trọng. Về nguyên tắc, tinh thần làm luật của Quốc hội là áp dụng các quy định pháp luật có lợi nhất cho nhà đầu tư, doanh nghiệp.

Về Dự án Luật Doanh nghiệp, theo ông Bảo, quyền cổ đông quy định tỷ lệ sở hữu 1% hay 10% phụ thuộc vào quy mô của doanh nghiêp, quyền của 1% hay 10% phải được xem xét và còn liên quan đến những hợp đồng kinh tế, quản trị doanh nghiệp, do vậy, vấn đề này sẽ phải phân tích toàn diện.

“Về dịch vụ đòi nợ, theo cá nhân tôi, việc đưa ngành nghề kinh doanh này vào lĩnh vực cấm kinh doanh là không phù hợp”, ông Bảo nhấn mạnh.

Việc sửa đổi Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp đang được cộng đồng doanh nghiệp hết sức quan tâm

Trước đó, phát biểu khai mạc Hội thảo, TS. Nguyễn Anh Tuấn - TBT Tạp chí Nhà đầu tư/Nhadautu.vn cho biết: “Hoàn thiện thể chế chính sách, nhằm tạo môi trường pháp lý công khai, minh bạch, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng của nước ta đang là một trong những nhiệm vụ quan trọng được Chính phủ và Quốc hội hết sức quan tâm.

Nhiều đạo luật liên quan đến hoạt động đầu tư, kinh doanh đang được Chính phủ xây dựng, hoàn thiện để trình Quốc hội xem xét tại kỳ họp tới, trong đó việc sửa đổi Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) đang được cộng đồng các doanh nghiệp và các nhà đầu tư trong và ngoài nước hết sức quan tâm”.

ATuanHT

TS. Nguyễn Anh Tuấn - TBT Tạp chí Nhà đầu tư/Nhadautu.vn. Ảnh Quang Hiếu

Hội thảo có sự tham gia của các chuyên gia đến từ Ban Kinh tế Trung ương, các Ủy ban của Quốc hội, Văn phòng Chính phủ, Bộ KH&ĐT và các bộ, ngành, lãnh đạo các Hiệp hội doanh nghiệp và các tập đoàn, doanh nghiệp trong và ngoài nước gồm:

GS.TSKH Nguyễn Mại - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Đầu tư nước ngoài và các thành viên trong Ban Thường trực và BCH Hiệp hội.

Đại diện các Ủy ban của Quốc hội: Ông Nguyễn Ngọc Bảo - Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội; ông Nguyễn Hữu Quang - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội.

Đại diện Bộ KH&ĐT: Ông Vũ Đại Thắng – Ủy viên Dự khuyết Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ KH&ĐT; bà Nguyễn Thị Bích Ngọc – Vụ trưởng Vụ Quản lý các khu kinh tế; ông Quách Ngọc Tuấn – Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế; ông Phan Đức Hiếu – Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương; ông Đinh Lâm Tấn – Phó viện trưởng Viện Chiến lược.

Đại diện Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI): Ông Trần Hữu Huỳnh - Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC); ông Đậu Anh Tuấn – Trưởng Ban Pháp chế VCCI.

Các chuyên gia: Ông Nguyễn Văn Phúc – nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội; ông Nguyễn Văn Phụng – Vụ trưởng Vụ Quản lý Thuế doanh nghiệp - Bộ Tài chính; TS.Cấn Văn Lực - Chuyên gia kinh tế.

Đại diện các doanh nghiệp gồm: Ông Nguyễn Thanh Việt - Chủ tịch HĐQT, TGĐ Intracom Việt Nam; ông Phan Lê Hoàng - Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Thái Bình Dương; ông Lê Khắc Hiệp - Phó Chủ tịch Tập đoàn Vingroup; ông Trần Văn Thế - Phó chủ tịch HĐQT Tập đoàn Đèo Cả; ông Nguyễn Việt Thung - Phó Chủ tịch HĐQT - Tập đoàn TMS; bà Trần Bạch Hà - Zuellich Pharma Việt Nam; bà Nguyễn Thị Quỳnh Anh - Giám đốc Công ty Luật InvestPro, Phó Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam...

Phía ban tổ chức có TS.Nguyễn Anh Tuấn – Tổng biên tập Tạp chí Nhà Đầu tư/Nhadatu.vn; ông Phạm Đức Sơn – Phó Tổng biên tập; ông Hoàng Anh Minh – Phó Tổng biên tập.

72258472_699218343822340_8267902788869029888_n

Các chuyên gia sẽ góp ý cho 2 dự thảo Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp (sửa đổi)

Hội thảo được tổ chức nhằm tạo diễn đàn để các chuyên gia, các luật sư, Lãnh đạo các Hiệp hội doanh nghiệp và các doanh nghiệp cùng Ban soạn thảo và đại diện Lãnh đạo các Ủy ban của Quốc hội, Văn phòng Chính phủ, Ban Kinh tế Trung ương, Bộ KH&ĐT và các bộ, ngành thảo luận về những nội dung chính yếu được xem xét sửa đổi, bổ sung trong Dự Luật quan trọng này.

TS. Nguyễn Anh Tuấn cho biết, Hội thảo được chia thành 2 phiên. Trong Phiên 1, sau phát biểu khai mạc, sẽ là 5 tham luận của các diễn giả gồm: Phát biểu dẫn đề của GS.TSKH Nguyễn Mại - Chủ tịch Hiệp hội DNĐTNN; Báo cáo của Lãnh đạo Vụ Pháp chế – Bộ KH&ĐT, đơn vị chủ trì xây dựng dự thảo Luật Đầu tư (sửa đổi) về những nội dung cơ bản của Dự Luật Đầu tư (sửa đổi); Báo cáo của Lãnh đạo Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế TW, đơn vị chủ trì xây dựng dự thảo Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) về các nội dung chính của Dự Luật Doanh nghiệp (sửa đổi);

Tham luận của Lãnh đạo Ban Pháp chế – Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) về những nội dung còn chồng chéo, thiếu rõ ràng trong pháp luật về đầu tư kinh doanh; Tham luận của Lãnh đạo Tập đoàn Thái Bình Dương về các vướng mắc pháp lý đối với hoạt động đầu tư kinh doanh cần được quan tâm tháo gỡ.

Phiên thứ 2 của Hội thảo sẽ được dành cho thảo luận mở. Trong phiên này các đại biểu sẽ tập trung thảo luận sâu về những nội dung còn ý kiến khác nhau trong 2 dự luật, đặc biệt là: Về bảo đảm đầu tư, bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư, nhất là trong trường hợp có sự thay đổi của pháp luật; Về ngành nghề kinh doanh có điều kiện và điều kiện kinh doanh; các quy định nhằm kiểm soát việc ban hành “giấy phép con”; Về đơn giản hóa thủ tục gia nhập thị trường, chia tách doanh nghiệp…; Về những nội dung còn thiếu rõ ràng trong Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp và những nội dung chồng chéo, xung đột giữa Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp với các luật chuyên ngành khác như Luật Xây dựng, Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Quy Hoạch,…

"Trên cơ sở ý kiến đóng góp tại Hội thảo, Hiệp hội DN ĐTNN sẽ có báo cáo chọn lọc các kiến nghị gửi Ban soạn thảo, Thủ tướng Chính phủ và các Ủy ban của Quốc hội để xem xét trong quá trình hoàn thiện các dự luật", TS. Nguyễn Anh Tuấn cho hay.

  • Cùng chuyên mục
Bộ trưởng GTVT giải trình nội dung liên quan đến sân bay Long Thành

Bộ trưởng GTVT giải trình nội dung liên quan đến sân bay Long Thành

Giải trình trước Quốc hội, Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thắng đã nêu rõ về tính khả thi của nguồn vốn, giao thông kết nối giữa TP.HCM và cảng hàng không quốc tế Long Thành.

Sự kiện - 20/11/2024 22:56

'Làm đường sắt tốc độ cao phải làm chủ công nghệ'

'Làm đường sắt tốc độ cao phải làm chủ công nghệ'

Nhìn từ bài học 2 tuyến đường sắt đô thị tại Hà Nội và TP.HCM chậm tiến độ nhiều năm, đại biểu Hoàng Văn Cường (đoàn TP. Hà Nội) cho rằng, để làm đường sắt tốc độ cao, chúng ta cần làm chủ, tránh phục thuộc vào công nghệ từ thời điểm đầu tư cho đến khi vận hành, khai thác.

Sự kiện - 20/11/2024 20:07

Chủ tịch Hà Nội yêu cầu hoàn thành Công viên hồ Phùng Khoang trước Tết

Chủ tịch Hà Nội yêu cầu hoàn thành Công viên hồ Phùng Khoang trước Tết

Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu, đến Tết Nguyên đán 2025, dự án Công viên hồ Phùng Khoang phải hoàn thành, đưa vào sử dụng.

Sự kiện - 20/11/2024 17:49

Chủ tịch Hà Nội Trần Sỹ Thanh làm Trưởng ban chỉ đạo phòng, chống lãng phí

Chủ tịch Hà Nội Trần Sỹ Thanh làm Trưởng ban chỉ đạo phòng, chống lãng phí

Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh làm Trưởng ban chỉ đạo phòng, chống lãng phí của UBND TP. Hà Nội. Ban ban chỉ đạo có nhiệm vụ ban hành, thực hiện các biện pháp phòng, chống lãng phí của TP. Hà Nội năm 2025 và các năm tiếp theo theo từng ngành, lĩnh vực của thành phố.

Sự kiện - 20/11/2024 11:11

[Gặp gỡ thứ Tư] Chính sách đãi ngộ là giải pháp đột phá thu hút người giỏi vào ngành giáo dục

[Gặp gỡ thứ Tư] Chính sách đãi ngộ là giải pháp đột phá thu hút người giỏi vào ngành giáo dục

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Mai Hoa cho rằng những chính sách đãi ngộ là giải pháp đột phá để thu hút người giỏi vào ngành giáo dục, gắn bó lâu dài với sự nghiệp trồng người, đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục bền vững​.

Sự kiện - 20/11/2024 10:12

Hà Nội công nhận 8 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu năm 2024

Hà Nội công nhận 8 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu năm 2024

Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành quyết định về việc công nhận 8 xã thuộc các huyện: Sóc Sơn, Hoài Đức, Ba Vì, đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu (đợt 1) năm 2024.

Sự kiện - 20/11/2024 09:32

Tuần lễ Số Quốc tế Việt Nam 2024: Đưa 'trợ lý ảo' vào khu vực công

Tuần lễ Số Quốc tế Việt Nam 2024: Đưa "trợ lý ảo" vào khu vực công

Tuần lễ Số Quốc tế Việt Nam 2024 (Vietnam International Digital Week – VIDW 2024) do Bộ thông tin và Truyền thông Việt Nam tổ chức được xoay quanh chủ đề chính về “Trợ lý ảo" và phát triển AI

Sự kiện - 20/11/2024 07:00

Thủ tướng đề nghị G20 chuyển giao công nghệ, không chính trị hóa đổi mới sáng tạo

Thủ tướng đề nghị G20 chuyển giao công nghệ, không chính trị hóa đổi mới sáng tạo

Phát biểu tại Hội nghị G20, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, mỗi hành động của chúng ta hôm nay đều sẽ quyết định vận mệnh của các thế hệ tương lai.

Sự kiện - 20/11/2024 06:40

Hà Nội thông qua trình tự, thủ tục điều chỉnh xác định phân vùng môi trường

Hà Nội thông qua trình tự, thủ tục điều chỉnh xác định phân vùng môi trường

HĐND TP. Hà Nội thông qua trình tự, thủ tục điều chỉnh việc xác định phân vùng môi trường trong quy hoạch Thủ đô và một số quy hoạch đã được Thủ tướng phê duyệt trên địa bàn thành phố.

Sự kiện - 19/11/2024 23:28

Chủ tịch HĐND TP. Hà Nội: Triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp để thi hành Luật Thủ đô

Chủ tịch HĐND TP. Hà Nội: Triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp để thi hành Luật Thủ đô

Chủ tịch HĐND TP. Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn đề nghị, các đơn vị tập trung tổ chức triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp để bảo đảm các nghị quyết của HĐND đi vào cuộc sống và đạt hiệu quả thiết thực Luật Thủ đô 2024.

Sự kiện - 19/11/2024 23:27

Tổng Bí thư: Tập trung thực hiện cuộc cách mạng về tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị

Tổng Bí thư: Tập trung thực hiện cuộc cách mạng về tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị

Ngày 19/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII.

Sự kiện - 19/11/2024 20:56

Hà Nội thông qua quy định thời hạn đảm nhiệm một số vị trí việc làm

Hà Nội thông qua quy định thời hạn đảm nhiệm một số vị trí việc làm

HĐND TP. Hà Nội vừa thông qua quy định hợp đồng có thời hạn đảm nhiệm một số vị trí việc làm thuộc nhóm nghiệp vụ chuyên ngành, nghiệp vụ chuyên môn.

Sự kiện - 19/11/2024 19:31

Hà Nội thông qua Đề án Giao thông thông minh Thủ đô

Hà Nội thông qua Đề án Giao thông thông minh Thủ đô

Đề án là định hướng phương án hình thành hệ thống giao thông thông minh cho Hà Nội theo giai đoạn; trong đó có việc hình thành Trung tâm Quản lý điều hành giao thông chung của Thủ đô vào năm 2025.

Sự kiện - 19/11/2024 17:48

Chủ tịch UBND cấp xã ở Hà Nội được ủy quyền giải quyết thủ tục hành chính

Chủ tịch UBND cấp xã ở Hà Nội được ủy quyền giải quyết thủ tục hành chính

Những nội dung về ủy quyền giải quyết thủ tục hành chính của Chủ tịch UBND cấp xã, cho các Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng vừa được HĐND TP. Hà Nội thông qua sẽ góp phần cho địa phương, đơn vị giải quyết đã giảm thời gian, khâu trung gian, phục vụ kịp thời các người dân, doanh nghiệp.

Sự kiện - 19/11/2024 15:55

Hà Nội trao thẩm quyền quyết định phê duyệt nhiệm vụ chi thường xuyên

Hà Nội trao thẩm quyền quyết định phê duyệt nhiệm vụ chi thường xuyên

HĐND TP. Hà Nội đã thông qua quy định về thẩm quyền quyết định phê duyệt nhiệm vụ và dự toán kinh phí chi thường xuyên ngân sách thành phố để thực hiện mua sắm.

Sự kiện - 19/11/2024 14:58

Hà Nội chuyển cán bộ làm việc cấp xã thành cán bộ thuộc biên chế hành chính

Hà Nội chuyển cán bộ làm việc cấp xã thành cán bộ thuộc biên chế hành chính

HĐND TP. Hà Nội đã thông qua quy định việc chuyển cán bộ, công chức làm việc tại xã, phường, thị trấn thành cán bộ, công chức thuộc biên chế hành chính.

Sự kiện - 19/11/2024 14:24