'Siêu Ủy ban' đã làm được những gì sau một năm?

Nhàđầutư
Ủy ban quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp sau 1 năm hoạt động đã tiếp nhận 19 tập đoàn, tổng công ty từ các bộ ngành, cơ bản hình thành được hệ thống cơ quan tổ chức bộ máy, hệ thống chính trị.
PHONG CẦM
31, Tháng 08, 2019 | 12:57

Nhàđầutư
Ủy ban quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp sau 1 năm hoạt động đã tiếp nhận 19 tập đoàn, tổng công ty từ các bộ ngành, cơ bản hình thành được hệ thống cơ quan tổ chức bộ máy, hệ thống chính trị.

“Siêu ủy ban” và sứ mệnh lịch sử

Theo quy định tại Nghị định số 131/2018/NĐ-CP của Chính phủ, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp (sau đây viết tắt là Ủy ban) có 7 tập đoàn và 12 tổng công ty được Chính phủ giao trực tiếp làm đại diện chủ sở hữu, quản lý tổng số tài sản khoảng 1,5 triệu tỷ đồng và 820.000 tỷ đồng vốn Nhà nước.

Cuối tháng 3/2019, khi làm việc với Ủy ban, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ khẳng định, sự ra đời và đi vào hoạt động của Ủy ban là một trong những sự kiện kinh tế nổi bật của Việt Nam năm 2018 và của cả nhiệm kỳ, nhằm thực hiện chủ trương đã có từ lâu và được nhấn mạnh trong Nghị quyết Đại hội Đảng 12và Nghị quyết 12 của Hội nghị Trung ương 5, với mục tiêu tách bạch chức năng quản lý Nhà nước và chức năng chủ sở hữu vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.

Thực tế, quá trình chuẩn bị cho sự ra đời của Ủy ban rất công phu và kỹ lưỡng về nhiều mặt. Bản thân Chính phủ cũng phải tham mưu ý kiến của các tổ chức quốc tế như Ngân hàng Thế giới (WB), Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), các tổ chức có kinh nghiệm trong cổ phần hóa và thoái vốn...

Thậm chí, trước đó, Ban Kinh tế Trung ương cũng nghiên cứu, khảo sát ở trong nước và quốc tế về các đề án, mô hình...

Đề cập tới những kết quả Ủy ban đã đạt được, lãnh đạo Chính phủ cho rằng sau khi ra đời, Ủy ban đã cơ bản hình thành được hệ thống cơ quan tổ chức bộ máy, hệ thống chính trị như Đảng bộ, Đoàn thanh niên, ban hành được quyết định chức năng nhiệm vụ và thành lập được 8 Vụ chuyên môn và 1 trung tâm.

uy-ban-quan-ly-von-nha-nuoc-0832

'Siêu Ủy ban' đã làm được những gì sau một năm?

Ủy ban cũng đã ban hành được 44 quy chế; tuyển dụng được cán bộ ban đầu theo chỉ tiêu 50 biên chế được giao; cơ bản chấp hành đúng chỉ đạo của Thủ tướng và Tổ công tác để rà soát lấy cán bộ công chức từ các Bộ, ngành chuyên ngành; có trụ sở riêng, tài chính không có vướng mắc và là đơn vị dự toán cấp 1 - trực tiếp nhận dự toán ngân sách hàng năm do Thủ tướng thực hiện phân bổ.

Ủy ban cũng đã phối hợp với Bộ Tài chính ban hành được Quyết định 1515 về trình tự, thủ tục, hồ sơ chuyển giao quyền, trách nhiệm của cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại các doanh nghiệp về Ủy ban.

Đến nay, 19 tập đoàn, Tổng công ty đã được bàn giao thành công. Sau tiếp nhận, Ủy ban đảm bảo cho sự hoạt động của 19 tập đoàn, Tổng công ty không bị xáo trộn, cơ bản ổn định và tập hợp được những vướng mắc, khó khăn trong quá trình chuyển giao này.

Tiếp nhận doanh nghiệp ngành Công thương yếu kém, thua lỗ

Trong tháng 5/2019, Ủy ban cũng đã phê duyệt kế hoạch giám sát tài chính năm 2019 đối với 19 tập đoàn, tổng công ty do cơ quan này làm đại diện chủ sở hữu. Kế hoạch này được áp dụng đối với việc đánh giá tình hình tài chính 6 tháng năm 2019 và năm 2019 của các tập đoàn, tổng công ty do Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp làm đại diện chủ sở hữu gồm 19 tập đoàn, tổng công ty như: PVN, EVN, TKV,VNPT, Mobifone, Vietnam Airlines, ACV, VNR, VEC,Vinalines, Petrolimex, Vinachem, Vinataba, VRG,Vinacafe, Vinafor, Vinafood 1, Vinafood 2 và SCIC.

Về nội dung giám sát, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước sẽ thực hiện giám sát việc bảo toàn và phát triển vốn; giám sát việc quản lý, sử dụng vốn và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp, gồm: giám sát hoạt động đầu tư vốn với các dự án đầu tư; giám sát hoạt động đầu tư vốn ra ngoài doanh nghiệp; giám sát tình hình huy động vốn và sử dụng vốn huy động, phát hành trái phiếu; giám sát tình hình quản lý tài sản, quản lý nợ tại doanh nghiệp, khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp, hệ thống nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu; giám sát tình hình lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp.

Đồng thời, Ủy ban cũng tiến hành giám sát hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, gồm: giám sát việc thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, thực hiện nhiệm vụ cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích do nhà nước đặt hàng, giao kế hoạch; giám sát kết quả hoạt động kinh doanh (doanh thu, lợi nhuận,ROE, ROA); giám sát việc thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước; giám sát việc phân phối lợi nhuận, trích lập và sử dụng các quỹ.

Các hoạt động giám sát còn lại bao gồm: giám sát chấp hành pháp luật về đầu tư, quản lý và sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp, việc ban hành và thực hiện các quy chế quản lý tài chính của doanh nghiệp; giám sát việc cơ cấu lại vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp, cơ cấu lại vốn của doanh nghiệp đầu tư tại công ty con, công ty liên kết; giám sát thực hiện chế độ tiền lương, thù lao, tiền thưởng, phụ cấp trách nhiệm và quyền lợi khác đối với người lao động, người quản lý doanh nghiệp, kiểm soát viên, người đại diện phần vốn của doanh nghiệp.

Cùng đó, ngày 9/7 vừa qua, Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh và Chủ tịch Ủy ban Nguyễn Hoàng Anh đã ký kết bàn giao nhiệm vụ xử lý một số dự án doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả của ngành Công Thương từ Bộ Công Thương sang Ủy ban.

Theo đó, 11/12 (trừ Nhà máy Bột giấy Phương Nam đang hoàn thiện thủ tục) đã được ký bàn giao.

Tiếp tục hỗ trợ, gỡ vướng để Ủy ban hoạt động hiệu quả

Ngày 17/7, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì cuộc làm việc của Thường trực Chính phủ với Ủy ban để lắng nghe, giải quyết các vấn đề mà “siêu ủy ban” đang vướng. Đây cũng là cuộc làm việc đầu tiên của Thường trực Chính phủ với Ủy ban.

thu-tuong-1041

Thủ tướng phát biểu khai mạc cuộc họp giữa Thường trực Chính phủ với Uỷ ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

Tại buổi làm việc, tham dự cùng còn có lãnh đạo các bộ, ngành và 19 tập đoàn, tổng công ty do Ủy ban quản lý. Nhấn mạnh tinh thần của cuộc làm việc là tập trung thảo luận, tháo gỡ, giải quyết vướng mắc cho Ủy ban, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhìn nhận, bộ máy của Ủy ban cơ bản được hình thành và bước đầu ổn định, “cán bộ nhiều nơi, nhiều nguồn tập trung về, có tinh thần nhiệt huyết, trách nhiệm”.

Ủy ban đã tiếp nhận 19 tập đoàn, tổng công ty lớn từ các bộ, ngành, đồng thời xử lý khó khăn, vướng mắc trong quá trình sản xuất kinh doanh của các tập đoàn. Đây là bước cố gắng lớn của cơ quan mới chính thức đi vào hoạt động từ ngày 29/9/2018 theo Nghị định 131/2018/NĐ-CP của Chính phủ.

Tuy nhiên, Thủ tướng yêu cầu Ủy ban cần có tinh thần cầu thị cao, tiếp thu ý kiến các bộ, ngành để tiếp tục hoàn thiện, nâng cao hiệu quả hoạt động, phát huy vai trò, vị thế trong quá trình cơ cấu lại, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước.

19 tập đoàn, tổng công ty được bàn giao về Ủy ban đóng vai trò rất lớn đối với quá trình phát triển đất nước, giữ ổn định kinh tế vĩ mô, giải quyết việc làm, thu ngân sách. Do đó, không thể để hoạt động của các tập đoàn, tổng công ty này bị ách tắc trong quá trình chuyển đổi mô hình quản lý.

Ông Nguyễn Hoàng Anh, Chủ tịch Ủy cho biết đến nay, Ủy ban đã ban hành 31 quy chế, quy định quản lý nội bộ và 15 quy trình, hướng dẫn công tác nội bộ. Ủy ban đã xây dựng một số hệ thống công nghệ thông tin và thử nghiệm kết nối tới các tập đoàn, tổng công ty làm nền tảng cho việc từng bước hiện đại hóa hoạt động quản lý của Ủy ban gồm Bộ chỉ số và phần mềm giám sát, đánh giá tình hình tài chính và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

Ngay sau khi tiếp nhận quyền đại diện chủ sở hữu vốn Nhà nước đối với 19 tập đoàn, tổng công ty, Ủy ban đã giải quyết 2 nhóm công việc thuộc quyền, trách nhiệm của cơ quan đại diện chủ sở hữu Nhà nước: Những công việc các bộ đang xử lý dở dang chuyển giao về Ủy ban tiếp tục xử lý và những công việc thuộc quyền, trách nhiệm của cơ quan đại diện chủ sở hữu.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ