Sầu riêng, cà phê Việt Nam có nguy cơ đánh mất vị thế độc chiếm thị trường

Nhàđầutư
Hiện nay giá cà phê, sầu riêng xuất khẩu thuộc top đầu những nông sản mang lại giá trị kim ngạch cao cho nước ta. Tuy nhiên, cà phê thì bị cảnh báo mất thị phần vào tay Ấn Độ, còn sầu riêng Việt Nam vào Trung Quốc cũng được dự báo bị thay thế bởi Malaysia.
THIÊN KỲ
21, Tháng 03, 2024 | 13:56

Nhàđầutư
Hiện nay giá cà phê, sầu riêng xuất khẩu thuộc top đầu những nông sản mang lại giá trị kim ngạch cao cho nước ta. Tuy nhiên, cà phê thì bị cảnh báo mất thị phần vào tay Ấn Độ, còn sầu riêng Việt Nam vào Trung Quốc cũng được dự báo bị thay thế bởi Malaysia.

Robusta-16-Xuat-Khau-3

Giá cà phê Robusta Việt Nam đang cao nhất thế giới. Ảnh: CPX

Ông Phan Minh Thông - Chủ tịch Tập đoàn Phúc Sinh, "vua" xuất khẩu các nông sản tiêu biểu của Việt Nam như: cà phê, tiêu...cho biết từ cuối năm ngoái giá cà phê nhân của Việt Nam đã liên tục tăng mạnh vì người dân "ghim" hàng, không giao cho thương lái, nhà xuất khẩu như giao kèo 50% hoặc bán hết một lần như mọi năm. Mà họ giữ hàng và bán ra nhỏ giọt.

"Hiện tại giá cà phê nhân xô đã chạm tới 94.500đồng /kg; như vậy giá cà phê robusta của Việt Nam là cao nhất thế giới, cao hơn cả Ấn Độ. Thế là người mua mới họ không mua của Việt Nam nữa mà họ qua Ấn Độ mua hàng. Rất nhiều người mua nước ngoài năm nay thấy thị trường Việt Nam khó khăn cũng tăng mua mới từ đầu năm và giờ họ bán ra lời lớn. Với giá trên 94.000/kg, cà phê rất khó bán mà mua trữ nếu giá giảm thì cũng sẽ lỗ nặng", ông Thông cảnh báo.

Ở diễn biến tương tự, khi giá cao nông dân Việt Nam trồng nhiều hơn và Brazil cũng trồng nhiều hơn, các nhà rang xay lớn mua giống khác thay thế thì Việt Nam chúng ta cũng phải nghĩ chuyện này. Từ sản lượng có hơn 50 triệu bao, Brazil đã cũng cấp 68 triệu bao trong năm nay bao gồm cả arabica và robusta. Với diện tích đất bao la, không khéo một ngày nào đó Brazil cung cấp cả nhu cầu cà phê cho cả thế giới chứ không đùa.

Mới đây, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Trần Thanh Nam chia sẻ thông tin, nhập sầu rêng từ Việt Nam nhưng phải phân phối với giá lỗ bởi hàng hư, sượng, chưa chín...một vài đầu mối phía Trung Quốc đưa ra cảnh báo đến Việt Nam về loại quả đang siêu hút hàng vào Trung Quốc.

z5270419435442_846edd9adf3d16d3de3f5bf53640178d

Bà con trồng sầu riêng được cảnh báo không chạy theo số lượng mà làm ảnh hưởng chất lượng trái sầu xuất khẩu. Ảnh: Kim Ngọc

Dẫn câu chuyện khi sang Trung Quốc mới đây, ông Nam cho biết, tại chợ đầu mối Giang Nam (tỉnh Quảng Đông), lãnh đạo một doanh nghiệp ở đây cho biết, đã nhập nhiều sầu riêng của Việt Nam, nhưng phải bán lỗ. Bởi khi phân phối đến các doanh nghiệp và điểm bán lẻ, đều bị trả lại do sầu riêng bị sượng, non, chưa chín, kém chất lượng.

Theo tìm hiểu, vào tầm tháng 9 - 10 năm ngoái sầu riêng vào Trung Quốc hút hàng nhiều hộ dân lẫn thương lái chạy theo lợi nhuận đã cắt sầu riêng không đạt chất lượng. Cụ thể là sầu riêng không chín, đây được cho là loại hàng "cắt một dao". Bởi có những thời điểm giá lên cao, thương lái gom hàng mạnh, chủ vườn làm theo kiểu cắt một lần là sạch vườn thì tỷ lệ trái non rất lớn. Chưa kể, nếu doanh nghiệp nào không có kinh nghiệm, trời vừa mưa xong cắt sầu riêng ngay thì cơm sẽ bị sượng, không ngọt; phải chờ vài ngày sau cho hơi nước trong múi bay thoát hết, khi đó cắt hàng thì múi sầu riêng mới khô và ngọt hơn.

Việt Nam đã xuất khẩu sầu riêng tới 24 thị trường, nhưng kim ngạch xuất khẩu sang Trung Quốc chiếm trên 99% tổng kim ngạch xuất khẩu. Nhờ xuất khẩu sầu riêng sang Trung Quốc năm qua tăng cao, đã góp phần lớn vào kết quả xuất khẩu 5,6 tỷ USD toàn ngành rau quả.

Các thương lái, nhà phân phối Trung Quốc đưa ra cảnh báo, nếu không chấn chỉnh chuyện này, thì 1 - 2 năm nữa sầu riêng Việt Nam sẽ mất thị phần, vào tay sầu riêng của Malaysia vì nước này cũng sắp được Trung Quốc mở cửa cho loại quả này.

Phía Bộ NN&PTNT cũng cho biết cơ quan này đã nhận thức rất rõ những vấn đề của ngành sầu riêng và đã yêu cầu các đơn vị khẩn trương xây dựng quy trình canh tác, tiêu chuẩn thu hoạch sầu riêng phải đáp ứng yêu cầu về kích cỡ, màu sắc, chất lượng. Nhằm giữ uy tín, hình ảnh thương hiệu cho trái sầu riêng Việt Nam vốn đang rất được Trung Quốc ưa chuộng.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 24675.00 24695.00 25015.00
EUR 26141.00 26246.00 27411.00
GBP 30532.00 30716.00 31664.00
HKD 3113.00 3126.00 3228.00
CHF 26871.00 26979.00 27815.00
JPY 159.92 160.56 168.00
AUD 15832.00 15896.00 16382.00
SGD 18029.00 18101.00 18636.00
THB 660.00 663.00 690.00
CAD 17973.00 18045.00 18577.00
NZD   14540.00 15029.00
KRW   17.60 19.20
DKK   3510.00 3640.00
SEK   2258.00 2345.00
NOK   2225.00 2313.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ