Sản xuất, lắp ráp ô tô của Quảng Nam giảm sâu

Nhàđầutư
Theo UBND tỉnh Quảng Nam, ngành công nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô chủ lực của tỉnh đang phải đối mặt với nhiều khó khăn khi thị trường ô tô những tháng đầu năm có phần ảm đạm. Đặc biệt, chỉ số sản xuất ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tháng 3/2023 tiếp tục trượt dốc.
THÀNH VÂN
04, Tháng 04, 2023 | 16:56

Nhàđầutư
Theo UBND tỉnh Quảng Nam, ngành công nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô chủ lực của tỉnh đang phải đối mặt với nhiều khó khăn khi thị trường ô tô những tháng đầu năm có phần ảm đạm. Đặc biệt, chỉ số sản xuất ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tháng 3/2023 tiếp tục trượt dốc.

GRDP giảm 10,9% 

Ngày 4/4, UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức họp báo về tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh quý I; nhiệm vụ công tác trọng tâm quý II/2023.

Ông Nguyễn Hưng, Phó Giám đốc Sở KH&ĐT tỉnh Quảng Nam cho biết, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) quý I/2023, giảm 10,9% so với cùng kỳ năm 2022; tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) hơn 13.710 tỷ đồng (theo giá so sánh 2010).

Đáng chú ý, hoạt động sản xuất công nghiệp và xây dựng trong quý I/2023 giảm sút đáng kể, giảm 27,4% so với cùng kỳ năm trước, trong đó công nghiệp giảm 27,3%, xây dựng giảm 28,4% so với cùng kỳ năm trước.

Theo ông Hưng, việc sụt giảm do nhiều doanh nghiệp không có đơn hàng mới, chi phí nguyên vật liệu tăng cao, thị trường tiêu dùng thu hẹp, các đơn hàng xuất khẩu giảm sút đáng kể, giá nguyên vật liệu xây dựng tăng cao do nguồn cung khan hiếm.

Đặc biệt, ngành công nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô chủ lực của tỉnh đang phải đối mặt với nhiều khó khăn khi thị trường ô tô những tháng đầu năm có phần ảm đạm. Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tháng 3/2023 tiếp tục trượt dốc với mức giảm 27% so với cùng kỳ năm trước.

Screen Shot 2023-04-04 at 16.37.06

Ngành công nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô tỉnh Quảng Nam đối mặt với nhiều khó khăn. Ảnh: T.V.

Việc các doanh nghiệp gặp khó khăn đã ảnh hưởng đến tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt 6.487 tỷ đồng, khoảng 25% dự toán và giảm 29% so với cùng kỳ. Trong đó, thu nội địa 5.215 tỷ đồng, đạt 26% dự toán năm và giảm 18% so với cùng kỳ. Đặc biệt, thu ngân sách chủ yếu ở khu vực khu vực công thương ngoài quốc doanh mà Tập đoàn Ô tô Trường Hải là chủ lực là 3.415 tỷ đồng (chiếm 65,48% tổng thu nội địa), đạt 25% dự toán, giảm 30% so với cùng kỳ.

Điểm sáng trong bức tranh kinh tế Quảng Nam trong những tháng đầu năm 2023 là hoạt động du lịch, tăng trưởng đáng kể cả thị trường du lịch nội địa và quốc tế. Việc Trung Quốc cho phép mở các tour du lịch đến Việt Nam từ ngày 15/3/2023 đã tạo ra một cơ hội lớn cho ngành du lịch.

Lũy kế 3 tháng đầu năm 2023, tổng lượt khách tham quan, lưu trú du lịch ước đạt 1,63 triệu lượt khách, tăng gấp 4 lần so với cùng kỳ năm 2022; trong đó: khách quốc tế ước đạt 765.000 lượt khách, tăng gấp 85 lần với cùng kỳ; khách nội địa ước đạt 865.000 lượt khách, tăng gấp 2 lần so với cùng kỳ.  

Theo ông Hưng, về thu hút đầu tư, tính đến hết tháng 3/2023, tỉnh Quảng Nam đã cấp mới 4 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đăng ký gần 1.100 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm 2022 giảm 8 dự án và giảm 2.2000 tỷ đồng về vốn đăng ký. Đáng chú ý, tỉnh không có dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp phép.

Tính đến nay, trên địa bàn tỉnh Quảng Nam hiện có khoảng 1.100 dự án đầu tư với 970 dự án trong nước còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký hơn 242.000 tỷ đồng và 194 dự án FDI còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký hơn 6,06 tỷ USD.

Trong đó, ngoài KCN và KKT mở Chu Lai với 100 dự án; Ban quản lý KKT mở Chu Lai với 53 dự án; Ban quản lý các khu công nghiệp 41 dự án. Các lĩnh vực đầu tư chủ yếu tập trung ở ngành công nghiệp chế biến chế tạo và dịch vụ, du lịch.

Cũng trong quý I/2023, toàn tỉnh có 281 doanh nghiệp thành lập mới, giảm 11,3% so với cùng kỳ năm 2022, vốn điều lệ đăng ký hơn 1.639 tỷ đồng, giảm 27,3% so với cùng kỳ. Doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường là 620 doanh nghiệp, tăng nhẹ 1,6% so với cùng kỳ năm 2022.  

IMG_9462

Ông Nguyễn Hưng, Phó Giám đốc Sở KH&ĐT tỉnh Quảng Nam. Ảnh: T.V.

Ưu tiên thu hút vào ngành công nghiệp

Theo UBND tỉnh Quảng Nam, trong thời gian tới, để ngành công nghiệp tiếp tục là động lực tăng trưởng của nền kinh tế trong năm 2023, tiếp tục rà soát các cơ chế, chính sách tác động đến công nghiệp của tỉnh, phát triển nguồn nhân lực, mở rộng quỹ đất, các chính sách ưu đãi trong thu hút đầu tư cho ngành công nghiệp, đặc biệt là các ngành công nghiệp ưu tiên như công nghiệp chế biến, công nghiệp hỗ trợ...

Từng bước tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trong khâu tiêu thụ sản phẩm như tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại; tìm kiếm, mở rộng thị trường xuất khẩu; đề xuất thực hiện các chính sách hỗ trợ thuế, phí xuất khẩu; kích cầu tiêu thụ trong nước... để tăng khả năng cạnh tranh.

Cùng với đó, tập trung công tác giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản; đôn đốc nhà đầu tư khẩn trương triển khai thực hiện các dự án chậm tiến độ; khẩn trương hoàn chỉnh các thủ tục để khởi công xây dựng các dự án, công trình theo kế hoạch, nhất là các dự án trọng điểm, quy mô lớn năm 2023 theo quy định. Đôn đốc đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả các Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh giai đoạn 2021-2025.

Ngoài ra, đẩy mạnh thu hút, triển khai thực hiện các dự án đầu tư. Tập trung tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc đối với các dự án tồn đọng, đồng thời thúc đẩy triển khai thực hiện các dự án mới, dự án trọng điểm trên địa bàn tỉnh.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25157.00 25457.00
EUR 26797.00 26905.00 28111.00
GBP 31196.00 31384.00 32369.00
HKD 3185.00 3198.00 3303.00
CHF 27497.00 27607.00 28478.00
JPY 161.56 162.21 169.75
AUD 16496.00 16562.00 17072.00
SGD 18454.00 18528.00 19086.00
THB 673.00 676.00 704.00
CAD 18212.00 18285.00 18832.00
NZD   15003.00 15512.00
KRW   17.91 19.60
DKK   3598.00 3733.00
SEK   2304.00 2394.00
NOK   2295.00 2386.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ