Sâm Ngọc Linh và bài toán phát triển công nghiệp: Bài 3 - Kêu gọi đầu tư bài bản, căn cơ

Nhàđầutư
Bí thư Tỉnh uỷ Quảng Nam Phan Việt Cường cho biết: “Trong những năm tới, tỉnh Quảng Nam kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư bài bản hơn để phát triển cây sâm Ngọc Linh một cách căn cơ, chuyên nghiệp. Đặc biệt là nên tập trung vào việc gia tăng chế biến nhằm nâng thêm giá trị của cây sâm Ngọc Linh.
THÀNH VÂN - THU HỒNG
10, Tháng 03, 2021 | 06:46

Nhàđầutư
Bí thư Tỉnh uỷ Quảng Nam Phan Việt Cường cho biết: “Trong những năm tới, tỉnh Quảng Nam kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư bài bản hơn để phát triển cây sâm Ngọc Linh một cách căn cơ, chuyên nghiệp. Đặc biệt là nên tập trung vào việc gia tăng chế biến nhằm nâng thêm giá trị của cây sâm Ngọc Linh.

LTS: Sâm Ngọc Linh phân bổ ở vùng núi cao thuộc các tỉnh Quảng Nam và Kon Tum, ngoài giá trị bổ dưỡng cao, sâm Ngọc Linh còn có giá trị chữa bệnh, tăng cường sức khoẻ như thần dược. Năm 2017, Sâm Ngọc Linh chính thức được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định bổ sung vào danh mục các 'Sản phẩm Quốc gia'.

Sâm Ngọc Linh là loài thân thảo, có tên khoa học là Panax vietnamensis thuộc họ Ngũ gia bì (Araliaceae). Ngoài ra, còn có một số tên gọi khác là sâm Việt Nam, sâm Khu Năm (sâm K5), sâm trúc (sâm đốt trúc, trúc tiết nhân sâm), củ ngải rọm con hay cây thuốc dấu của đồng bào dân tộc sống xung quanh núi Ngọc Linh.

Cây sâm Ngọc Linh được biết đến chính thức đầu tiên ở Việt Nam vào ngày 18/3/1973 bởi dược sỹ Đào Kim Long, Nguyễn Châu Giang và Nguyễn Thị Lê ở đới độ cao 1.800 thuộc dãy Ngọc Linh và đặt tên là Panax articulatus Kim Long Đào. Đến năm 1985, tiến sĩ Hà Thị Dụng và giáo sư Grushvisky đã xác định đây là một loài nhân sâm mới của Thế giới và đặt tên khoa học là Panax vietnamensis Ha et Grushv, thường được gọi là sâm Việt Nam.

Có thể nói cả nước chỉ có 2 tỉnh Quảng Nam và Kon Tum và tại 2 tỉnh cũng chỉ có 3 huyện với 9 xã là Trà Linh, Trà Nam (huyện Nam Trà My - tỉnh Quảng Nam), Ngọc Linh, Mường Hoong (huyện Đắk Glei - tỉnh Kon Tum) và Măng Ri, Ngọc Lây, Ngọc Yêu, Tê Xăng, Đắk Na (huyện Tu Mơ Rông - tỉnh Kon Tum) là có sâm Ngọc Linh. Đã có nhiều kiểm nghiệm về việc di thực giống sâm Ngọc Linh, nhưng khi đem trồng ở các vùng khác có cùng điều kiện thổ nhưỡng, cây sâm vẫn không phát triển. Như vậy có thể thấy được rằng sâm Ngọc Linh là cây bản địa Việt Nam, đặc hữu của vùng núi Ngọc Linh.

Sâm Ngọc Linh và bài toán phát triển công nghiệp: Bài 1 - Đối đầu với nạn đột lốt, làm giả

Sâm Ngọc Linh và bài toán phát triển công nghiệp: Bài 2 - Bảo vệ thương hiệu bằng cách nào?

*****

Sâm Ngọc Linh có 3 giá trị đặc hữu cơ bản là bảo vệ môi trường, chăm sóc sức khỏe và làm giàu cho xã hội. Với giá trị độc đáo đó, từ lâu người dân bản địa Xê Đăng và một số dân tộc thiểu số khác sống ở vùng núi Ngọc Linh đã trồng và phát triển loại dược liệu này.

Ông Trần Duy Dũng, Chủ tịch UBND huyện Nam Trà My (tỉnh Quảng Nam) cho biết, từ chỗ chỉ có vài trăm ha, đến nay đã có hơn 2.000 ha sâm Ngọc Linh được trồng trên địa bàn huyện, trong đó có 7 doanh nghiệp triển khai vào trồng sâm Ngọc Linh trên diện tích khoảng hơn 1.000ha; hơn 1.000 hộ dân trên 7 xã trồng sâm Ngọc Linh trên diện tích hơn 1.000ha. Đến nay có 15 doanh nghiệp đăng ký trồng sâm và đã được tỉnh Quảng Nam cấp giấy phép.

“Theo quy hoạch trên địa bàn Nam Trà My sẽ phát triển hơn 15.000 ha trồng sâm Ngọc Linh trên 7 xã. Thời gian tới sẽ tiếp tục đẩy mạnh mở rộng diện tích sâm và kêu gọi các doanh nghiệp vào trồng sâm Ngọc Linh. Chính quyền sẽ có những cơ chế thu hút những nhà đầu tư, doanh nghiệp, cá nhân vào tiếp tục đầu tư vào vùng sâm này. Vì đây là loại sâm mang đến giá trị kinh tế rất lớn cho huyện cũng như cho người dân”, Chủ tịch huyện Trần Duy Dũng cho biết.  

cham-soc-sam

Theo quy hoạch trên địa bàn Nam Trà My sẽ phát triển hơn 15.000 ha trồng sâm Ngọc Linh, trên 7 xã. Ảnh Thành Vân

Thời gian qua, bên cạnh vận động người dân địa phương tự bảo vệ sản phẩm sâm Ngọc Linh trong việc ngăn chặn các hành vi sử dụng trái phép chỉ dẫn địa lý; đảm bảo các quy định về xuất xứ, chất lượng, chính quyền tỉnh Quảng Nam còn hỗ trợ các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh sản phẩm sâm Ngọc Linh. Đặc biệt là bảo tồn nguồn gen, di thực mở rộng diện tích trồng sâm.

Thực tế cho thấy vẫn còn nhiều điều trăn trở trong việc bảo tồn và phát triển sâm Ngọc Linh, trong đó, việc khai thác và phát triển sâm Ngọc Linh ở các hộ dân vẫn tồn tại với quy mô nhỏ, sự tham gia của doanh nghiệp còn hạn chế và sản phẩm đưa ra thị trường chủ yếu là vẫn là các sản phẩm thô. Ngoài ra, sự hợp tác giữa 2 tỉnh Kon Tum và Quảng Nam để phát triển sâm Ngọc Linh cũng còn chưa đồng nhất.

Ông Lưu Văn Lục, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Sâm Sâm cho biết: "Chúng ta cần phải học tập kinh nghiệm từ đất nước Hàn Quốc, từ cách mà người ta quản lý sâm trên thị trường trong nước cũng như cách họ đưa sâm ra quốc tế thế nào".

“Chính phủ cần có cách nhìn nhận đúng đắn để nâng tầm 'sản phẩm quốc gia' của nước mình lên đúng với giá trị của nó. Cùng với đó là việc kêu gọi sự tham gia của các doanh nghiệp vào việc sản xuất, chế biến sâm Ngọc Linh với quy mô lớn, chuyên nghiệp hơn. Không dừng lại ở việc sản xuất thô, chúng ta cần nghiên cứu, chế biến sâu thành phẩm, kết hợp với các dược liệu quý khác để mà tăng tối đa giá trị và các tính năng của sâm Ngọc Linh”, ông Lục đề xuất. 

Ông Lục cho biết, thực tế là sâm Ngọc Linh có hàm lượng dinh dưỡng gấp đôi các loại sâm khác trên thế giới và hiện được nhiều nước biết đến. Tuy nhiên, muốn có ngành công nghiệp sâm thì phải có nguồn nguyên liệu ổn định, bền vững. Mà muốn có nguồn nguyên liệu ổn định thì phải nghiên cứu về kỹ thuật, giống cây sâm Ngọc Linh. Khi đáp ứng được 2 yếu tố này thì mới đa dạng hóa sản phẩm được. 

untitled-6

Bí thư Tỉnh uỷ Quảng Nam Phan Việt Cường (trái) nhận định, nhờ có cây sâm Ngọc Linh mà đời sống nhân dân tại huyện vùng núi Nam Trà My thay đổi rõ rệt. Ảnh Thành Vân

Bên cạnh sự đồng hành từ chính quyền, để phát triển mạnh mẽ về sản phẩm sâm Ngọc Linh, rất cần sự tham gia của các doanh nghiệp có tâm huyết, tầm nhìn và tiềm lực đầu tư phát triển với sứ mệnh đưa sâm Ngọc Linh trở thành một sản phẩm, một thương hiệu quốc gia. Từ đó, từng bước đưa ngành sâm Ngọc Linh trở thành ngành công nghiệp tỷ USD.

Ông Phan Việt Cường, Bí Thư tỉnh uỷ Quảng Nam cho rằng, những năm qua, Quảng Nam định hướng phát triển cây dược liệu trong đó đặc biệt quan tâm phát triển sâm Ngọc Linh. Tỉnh Quảng Nam đã có nghị quyết của HĐND tỉnh chuyên về phát triển sâm Ngọc Linh, cây dược liệu quý của vùng núi Nam Trà My, Quảng Nam.

Bí thư Tỉnh uỷ Quảng Nam nhận định, nhờ có cây sâm Ngọc Linh mà đời sống nhân dân tại huyện vùng núi Nam Trà My thay đổi rõ rệt. Nhiều gia đình đã thoát nghèo nhờ trồng và giàu lên nhờ sâm Ngọc Linh.

“Trong những năm đến, tỉnh Quảng Nam tiếp tục kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư bài bản hơn về vấn đề phát triển cây sâm Ngọc Linh. Và chúng ta sẽ chế biến từ cây sâm Ngọc Linh ra các sản phẩm để đưa ra thị trường nhằm nâng cao giá trị của cây sâm này. Không dừng lại ở sản phẩm thô, ngâm rượu, sản phẩm đơn giản mà tập trung vào chế biến sâu để tăng thêm giá trị của cây sâm Ngọc Linh”, Bí thư Quảng Nam nhấn mạnh.

Bí thư Tỉnh uỷ Quảng Nam cũng đề nghị chính quyền địa phương tập trung bảo tồn, giữ nguồn giống gốc của cây sâm Ngọc Linh, không lai tạo với các loại sâm khác. Nghiên cứu mở rộng diện tích theo quy hoạch đã được duyệt, trong đó ưu tiên những người có kinh nghiệm trồng sâm và truyền đạt lại cho những người dân khác để đầu tư trồng cây sâm Ngọc Linh bài bản, chất lượng hơn.

“Hiện nay một số doanh nghiệp đề cập với tỉnh về vấn đề thuê đất dưới tán rừng để trồng sâm Ngọc Linh, về vấn đề này tỉnh đang tạo mọi điều kiện thuận lợi về vấn đề pháp lý để cho các doanh nghiệp thuê đất dưới tán rừng để trồng sâm Ngọc Linh theo đúng quy định của nhà nước”, Bí thư Quảng Nam cho hay.

Ngoài ra, Bí thư Quảng Nam cũng cho rằng, chính quyền Quảng Nam sẽ tổ chức nhiều hội thảo, xúc tiến đầu tư để kêu gọi các nhà đầu tư lớn có kinh nghiệm trong việc trồng sâm cũng như chế biến thành phẩm sâm mở nhà máy ngay tại Quảng Nam, tạo ra các sản phẩm chất lượng, uy tìn như một số nước trên thế giới đã làm. Từ đó, nâng cao chất lượng sâm Ngọc Linh, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người dân và tăng thu ngân sách cho nhà nước.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ