Rồi mọi thứ sẽ tốt với cổ phiếu Hòa Phát?

Nhàđầutư
Trên nhiều diễn đàn, giới đầu tư “rỉ” tai nhau những câu hỏi “Hòa Phát sẽ giảm bao nhiêu?”, “Nên bắt đáy Hòa Phát không?”,… Nhìn về quá khứ không thiếu những lúc cổ phiếu HPG “trồi sụt” mạnh, nhưng sau mỗi giai đoạn đó, giá trị mà HPG đem lại cho cổ đông là không hề nhỏ.
HÓA KHOA
17, Tháng 03, 2019 | 08:39

Nhàđầutư
Trên nhiều diễn đàn, giới đầu tư “rỉ” tai nhau những câu hỏi “Hòa Phát sẽ giảm bao nhiêu?”, “Nên bắt đáy Hòa Phát không?”,… Nhìn về quá khứ không thiếu những lúc cổ phiếu HPG “trồi sụt” mạnh, nhưng sau mỗi giai đoạn đó, giá trị mà HPG đem lại cho cổ đông là không hề nhỏ.

nhadautu - roi co phieu Hoa Phat se tang truong

 

Trong phiên giao dịch 15/3, HPG là mã cổ phiếu giảm điểm mạnh nhất. Tính ra, VN-Index giảm 4,32 điểm (xuống 1.004,12 điểm) thì gần 1,5 điểm trong số này đến từ HPG.

Nếu ai theo dõi trong phiên giao dịch thì có thể thấy các “lệnh” bán cổ phiếu này rất dứt khoát (và thậm chí còn đẩy HPG nhúng xuống mức giá “sàn” 31.850 đồng/cổ phiếu). Đi cùng với đó, NĐTNN liên tục bán ròng HPG trong suốt cả phiên (âm hơn 4,3 triệu cổ phiếu).

Điều này đã “đẩy” thanh khoản HPG đứng đầu sàn HOSE với hơn 17 triệu đơn vị, tương đương tổng giá trị giao dịch 548 tỷ đồng. Điều đáng nói là khối lượng giao dịch cổ phiếu này thậm chí vượt xa so với mã “penny”  DLG ở vị trí thứ hai (10,4 triệu đơn vị).

Tính từ đầu năm 2019 đến nay, cổ phiếu HPG vẫn duy trì mức tăng 4,57%. Tuy nhiên nếu xét từ phiên giao dịch đầu năm 2018, cổ phiếu HPG đã giảm 6,37%. Đà giảm của HPG bắt đầu từ tháng 10/2018.

Giới phân tích đánh giá, cổ phiếu HPG giảm do doanh nghiệp đặt ra kế hoạch kinh doanh thận trọng với doanh thu thuần là 70.000 tỷ đồng (tăng trưởng 25,4%) và lãi sau thuế chỉ là 6.700 tỷ đồng (giảm 22,1%).

Trên nhiều diễn đàn, giới đầu tư “rỉ” tai nhau những câu hỏi “Hòa Phát sẽ giảm bao nhiêu?”, “Nên bắt đáy Hòa Phát không?”,… Nhìn về quá khứ không thiếu những lúc cổ phiếu HPG “trồi sụt” mạnh, nhưng sau mỗi giai đoạn đó, giá trị mà HPG đem lại cho cổ đông là không hề nhỏ.

Giai đoạn 2014 – 2015, giá cổ phiếu HPG đã giảm liên tục trong hơn 9 tháng liên tục. Tính theo mức giá điều chỉnh từ phiên 8/9/2014 đạt 14.930 đồng/cổ phiếu, HPG đã giảm gần 35%, tương đương thị giá đạt 9.510 đồng/cổ phiếu phiên 5/6/2015. Thời điểm đó, hiệp hội Các nhà đầu tư tài chính (VAFI) ghi nhận, cổ phiếu HPG giảm nhanh có lẽ chỉ là do suy tính thiếu chuẩn xác về tương lai HPG của một số cổ đông chứ không phải HPG đang đương đầu với nợ xấu, nợ cao hay khó khăn về tiêu thụ hàng hóa như nhiều DN trong ngành thép.

Nếu nhà đầu tư kiên trì nắm giữ cổ phiếu HPG từ thời điểm đó đến hiện tại, họ sẽ hưởng mức sinh lời là 113,62%, tương đương bình quân sinh lời 23%/năm.

Ở giai đoạn 2017 - 2018, cổ phiếu HPG cũng có thời điểm giảm giá mạnh, điển hình phiên 20/2 giảm 5,19% xuống 18.730 đồng/cổ phiếu (giá điều chỉnh). Thời điểm đó, một số ý kiến lý giải cổ phiếu giảm do Tập đoàn chi “lớn” khen thưởng Ban điều hành, nhân viên tập đoàn (500 tỷ đồng) trong bối cảnh phải đầu tư thực hiện dự án thép ở Dung Quất với tổng mức là 52.000 tỷ đồng; ngoài ra, HPG trong năm 2017 cũng đặt mục tiêu doanh thu tăng khoảng 12% so với năm 2016 lên 38.000 tỷ đồng, nhưng mục tiêu lợi nhuận sau thuế giảm trên 24% còn 5.000 tỷ đồng.

Cho đến hết năm 2018, cổ phiếu HPG tăng trưởng 78,72% và tăng 70,37% tính đến hiện tại. Mức lợi nhuận rất lớn với một cổ phiếu bluechip!

chart HPG

 

Sang giai đoạn 2018 – 2019, cổ phiếu HPG  diễn biến tiêu cực sau ĐHĐCĐ thường niên 2018 do quan ngại về hành trình giảm giá cổ phiếu HPG lộ rõ. Sự cố môi trường đang xảy ra tại Kinh Môn, Hải Dương được giới truyền thông phản ánh. Ngoài ra, Hòa Phát cũng chỉ đặt mục tiêu lợi nhuận đi ngang so với năm 2017 (8.050 tỷ đồng).

Chart ở phần trên cho thấy HPG trong năm 2018 đã có sự hồi phục tốt (cụ thể tăng 24,44% tính đến 1/10/2018) và giảm 9,16% trong cả năm 2018. Tính từ mức đỉnh đạt được trong phiên 1/3/2018 là 47.640 đồng/cổ phiếu (giá điều chỉnh), HPG đã giảm đến hơn 33% tính đến phiên 15/3/2019 (31.900 đồng/cổ phiếu), qua đó cũng đánh dấu đây là một trong các giai đoạn HPG có mức sụt giảm lớn kể từ khi niêm yết.

Phải chăng vì thế mà giới đầu tư, đầu cơ “chần chừ” ra quyết định “bắt đáy” cổ phiếu này?

Tuy thế, có thể thấy phần đông các công ty chứng khoán, giới phân tích đều đưa ra triển vọng kinh doanh năm 2019 của Hòa Phát với các con số tích cực.

Công ty CP Chứng khoán TP.HCM (HSC) nhận định vẫn tiếp tục duy trì dự báo năm 2019 với doanh thu thuần đạt 68.777 tỷ đồng và lãi ròng 9.520 tỷ đồng (tăng trưởng 10%).

Công ty CP Chứng khoán Bảo Việt (VCSC) đánh giá doanh thu thuần 2019 của HPG dự kiến đạt 70.972 tỷ đồng; lãi sau thuế đạt khoảng 9.603 tỷ đồng. Họ cũng đánh giá, cổ phiếu HPG sẽ trở nên hấp dẫn với triển vọng tăng trưởng từ Khu liên hợp gang thép Dung Quất mở rộng công suất và đa dạng hóa sản phẩm thép, (2) HPG sẽ giành được thị phần từ các đối thủ có năng lực cạnh tranh yếu hơn và (3) khả năng sinh lời cao hơn so với các công ty khác cùng ngành trong khu vực. Tuy vậy, VCSC cho rằng rủi ro cũng đến từ chính Khu liên hợp gang thép Dung Quất trong trường hợp hiệu suất hoạt động thấp hơn so với dự kiến, biên lợi nhuận giảm mạnh hơn so với dự kiến do biến động của giá quặng sắt.

Đơn vị thứ ba là Công ty CP Chứng khoán Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSC) dự báo, doanh thu dự kiến của HPG ở mức 75.000 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế dự kiến ở mức 8.900 tỷ đồng (giảm 11% so với báo cáo trước đây của BSC). BSC cũng chỉ ra rủi ro với HPG đến từ áp lực giá nguyên liệu đầu vào tặng mạnh trong ngắn hạn và (2) áp lực giảm giá đầu ra do xu hướng của thị trường và công suất tăng mạnh.

Một yếu tố quan trọng khác là các cổ đông lớn, cổ đông nội bộ vẫn tiếp tục nắm giữ cổ phiếu HPG, hoặc thậm chí mua thêm. Có thể kể đến:

Cổ đông lớn PENM III GERMANY GMBH không bán ra bất cứ cổ phiếu nào trong tổng số 20 triệu cổ phiếu đăng ký bán, hiện tại họ đang nắm hơn 49 triệu cổ phiếu HPG, tỷ lệ 2,31% vốn HPG.  

Nhóm nhà đầu tư nước ngoài thuộc Dragon Capital đã mua vào 1,86 triệu cổ phiếu HPG, qua đó nâng tổng số cổ phiếu sở hữu đạt hơn 107,6 triệu cổ phiếu, tương đương tỷ lệ 5,062%.

Vợ và con trai Thành viên HĐQT ông Tạ Tuấn Quang (là bà Nguyễn Thị Hồng Hải và ông Tạ Tuấn Dương) cùng đăng ký mua vào 100.000 cổ phiếu từ ngày 5/3/2019 – 3/4/2019. Bản thân ông Tạ Tuấn Quang đang nắm hơn 2,7 triệu cổ phiếu HPG, tỷ lệ 0,13%.

Công ty TNHH Thương mại và đầu tư Đại Phong – công ty do con trai ông Trần Đình Long làm Chủ tịch HĐQT (ông Trần Vũ Minh) đã mua vào 1 triệu cổ phiếu, trước đó công ty này không nắm giữ cổ phiếu HPG nào. Ông Trần Đình Long hiện tại đang nắm 534 triệu cổ phiếu HPG, tỷ lệ 25,15%.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25030.00 25048.00 25348.00
EUR 26214.00 26319.00 27471.00
GBP 30655.00 30840.00 31767.00
HKD 3156.00 3169.00 3269.00
CHF 27071.00 27180.00 27992.00
JPY 159.45 160.09 167.24
AUD 15862.00 15926.00 16400.00
SGD 18109.00 18182.00 18699.00
THB 667.00 670.00 696.00
CAD 17920.00 17992.00 18500.00
NZD   14570.00 15049.00
KRW   17.26 18.81
DKK   3520.00 3646.00
SEK   2265.00 2349.00
NOK   2255.00 2341.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ