Quốc hội thông qua mục tiêu tăng trưởng GDP 8% trở lên, thêm 84.300 tỷ vốn đầu tư công
Với 463/464 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết của Quốc hội bổ sung kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 với mục tiêu tăng trưởng đạt 8% trở lên.
Tại phiên bế mạc kỳ họp bất thường lần thứ 9 diễn ra vào sáng 19/2, với 463/464 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết của Quốc hội bổ sung kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 với mục tiêu tăng trưởng đạt 8% trở lên.
Trước đó, trình bày dự thảo Nghị quyết, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Lê Quang Tùng cho biết, Nghị quyết có mục tiêu tổng quát năm 2025, tập trung thúc đẩy tăng trưởng với mục tiêu đạt 8% trở lên gắn với giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế; phát triển hài hòa giữa kinh tế với xã hội và bảo vệ môi trường, bảo đảm quốc phòng, an ninh; tạo tiền đề để tăng trưởng cao hơn trong các năm sau.
Điều chỉnh một số chỉ tiêu chủ yếu như tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) đạt 8% trở lên, quy mô GDP năm 2025 đạt khoảng trên 500 tỷ USD, GDP bình quân đầu người khoảng trên 5.000 USD, tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân khoảng 4,5 - 5%.

Về nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu, Quốc hội đề nghị Chính phủ và các cơ quan liên quan đẩy mạnh hoàn thiện thể chế, pháp luật và nâng cao hiệu quả công tác tổ chức thi hành pháp luật. Trong đó, đổi mới tư duy xây dựng pháp luật theo hướng "vừa quản lý chặt chẽ, vừa kiến tạo phát triển", từ bỏ tư duy "không quản được thì cấm"; đề cao phương pháp "quản lý theo kết quả", chuyển mạnh từ "tiền kiểm" sang "hậu kiểm" gắn với tăng cường kiểm tra, giám sát.
Ngoài ra, tập trung đổi mới tư duy xây dựng tạo môi trường thuận lợi cho đầu tư, sản xuất kinh doanh, phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, thúc đẩy chuyển đổi số, trong đó tập trung rà soát, sớm sửa đổi Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đấu thầu, Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp…
Hoàn thiện khung pháp lý để thúc đẩy phát triển nhanh, lành mạnh, hiệu quả các loại thị trường (tài chính, chứng khoán, khoa học công nghệ, lao động, bất động sản…). Rà soát để mở rộng phạm vi, đối tượng, địa bàn, áp dụng một số cơ chế, chính sách thí điểm, đặc thù đã được Quốc hội cho phép áp dụng tại 10 địa phương và đã phát huy hiệu quả.
Xây dựng chính sách đặc thù phát triển các khu kinh tế có tiềm năng lớn như Vân Đồn, Vân Phong, các khu kinh tế biên giới và các vùng theo các Nghị quyết của Bộ Chính trị.

Đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công
Trong năm 2025, cơ bản hoàn thành Cảng hàng không quốc tế Long Thành, các cảng khu vực Lạch Huyện, đưa vào khai thác nhà ga T3 Tân Sơn Nhất, T2 Nội Bài; khởi công xây dựng bến cảng Liên Chiểu; đẩy nhanh thủ tục chuẩn bị đầu tư các dự án hạ tầng giao thông chiến lược, quan trọng quốc gia.
Bổ sung khoảng 84.300 tỷ đồng vốn đầu tư công từ nguồn tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách nhà nước năm 2024 để đẩy nhanh tiến độ thực hiện một số dự án có khả năng hấp thụ vốn (đường cao tốc, đường ven biển…) ngay trong năm 2025.
Cùng với đó, tiết kiệm thêm khoảng 10% chi thường xuyên tăng thêm dự toán năm 2025 so với dự toán năm 2024 và nguồn tăng thu ngân sách năm 2024 để đầu tư cho tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng; tận dụng dư địa về nợ công, bội chi ngân sách nhà nước để huy động, bổ sung nguồn lực cho phát triển.
Ngoài ra, đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, phấn đấu tỷ lệ giải ngân năm 2025 cả nước đạt 95% kế hoạch; bổ sung, áp dụng các cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt cho các dự án quy mô lớn, trọng điểm. Trường hợp cần thiết điều chỉnh bội chi ngân sách nhà nước lên mức khoảng 4 - 4,5% GDP để huy động nguồn lực cho đầu tư phát triển; nợ công, nợ Chính phủ, nợ nước ngoài của quốc gia có thể đến ngưỡng hoặc vượt ngưỡng cảnh báo khoảng 5% GDP.
Bên cạnh đó, thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân, kinh tế tập thể, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu. Xây dựng cơ chế ưu tiên hình thành, phát triển lực lượng sản xuất mới, xây dựng cơ chế, chính sách phát triển mạnh doanh nghiệp dân tộc, quy mô lớn. Nâng cao hơn nữa vai trò của doanh nghiệp nhà nước để tập trung đầu tư các dự án lớn, trọng tâm, trọng điểm, có tác động lan tỏa, tạo động lực, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Thúc đẩy gắn kết chặt chẽ giữa các khu vực doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp FDI. Kiên quyết cắt bỏ cơ chế “xin - cho”, đầu tư công dàn trải.
Tháo gỡ các điểm nghẽn đối với thị trường bất động sản, thị trường vốn, thị trường trái phiếu doanh nghiệp; sớm bảo đảm các tiêu chí, điều kiện để nâng hạng thị trường chứng khoán trong năm 2025; có cơ chế khai thác hiệu quả các dòng vốn đầu tư gián tiếp, các quỹ đầu tư quốc tế. Điều hành tăng trưởng tín dụng phù hợp, kịp thời, hiệu quả, đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế, bảo đảm đúng, trúng mục tiêu, tập trung vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên và các động lực tăng trưởng truyền thống như tiêu dùng, đầu tư, xuất khẩu.
Chủ động làm việc với từng nhà đầu tư chiến lược để thu hút các dự án FDI lớn, công nghệ cao; triển khai hiệu quả cơ chế “luồng xanh” cho các dự án đầu tư vào khu công nghiệp, khu kinh tế trong lĩnh vực công nghệ cao để sớm triển khai, đưa dự án vào vận hành. Triển khai hiệu quả quy định về phân cấp, phân quyền triệt để cho các địa phương trong chấp thuận đầu tư hạ tầng các khu công nghiệp mới.
Rà soát, có ngay các giải pháp xử lý các dự án đang vướng mắc, nhất là các dự án năng lượng tái tạo, BOT, BT, giao thông, bất động sản và các lĩnh vực khác; trước mắt, xây dựng cơ chế đặc thù tập trung tháo gỡ cho các dự án tại Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng và một số tỉnh, thành phố lớn để giải phóng nguồn lực ngay trong năm 2025. Sớm hoàn thành thủ tục đầu tư cảng biển quốc tế Cần Giờ. Thúc đẩy mạnh mẽ các dự án điện hạt nhân, điện gió ngoài khơi; đẩy nhanh tiến độ sửa đổi và triển khai hiệu quả Quy hoạch điện VIII trong bối cảnh mới.
- Cùng chuyên mục
'Chốt' cơ chế, chính sách đặc biệt đầu tư xây dựng điện hạt nhân Ninh Thuận
Với 459/460 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc biệt đầu tư xây dựng dự án Điện hạt nhân Ninh Thuận.
Sự kiện - 19/02/2025 11:23
Người dân Hà Nội đổi giấy phép lái xe qua 32 đại lý dịch vụ công trực tuyến
Theo Trung tâm Phục vụ hành chính công TP. Hà Nội cho biết, 32 đại lý dịch vụ công trực tuyến trên địa bàn đang cung ứng, hỗ trợ miễn phí người dân cấp, đổi giấy phép lái xe tại nhà.
Sự kiện - 19/02/2025 06:30
Ông Lê Minh Hoan và Vũ Hồng Thanh giữ chức Phó Chủ tịch Quốc hội
Ông Lê Minh Hoan và ông Vũ Hồng Thanh được bầu Phó Chủ tịch Quốc hội khóa XV.
Sự kiện - 18/02/2025 17:07
Quốc hội thông qua Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi)
Với tỷ lệ tán thành chiếm 96,86% tổng số đại biểu, Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi).
Sự kiện - 18/02/2025 11:05
Thủ tướng chỉ đạo các Bộ, cơ quan trả lời kiến nghị của GS. TSKH Nguyễn Mại
Thủ tướng Phạm Minh Chính giao các Bộ, cơ quan liên quan có văn bản phúc đáp GS.TSKH Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Đầu tư nước ngoài (VAFIE) về một số kiến nghị như: Việc hợp nhất Bộ KH&ĐT và Bộ Tài chính; chính sách ưu đãi về tín dụng cho doanh nghiệp trong nước; chính sách tài chính, thuế và kinh nghiệm xây dựng hệ thống đường sắt tốc độ cao.
Sự kiện - 18/02/2025 10:04
Quảng Nam điều động, bổ nhiệm hàng loạt cán bộ chủ chốt
Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Nam công bố hàng loạt quyết định về điều động, bổ nhiệm lãnh đạo chủ chốt.
Sự kiện - 18/02/2025 07:37
Tập đoàn vận tải Nhật Bản muốn lập trung tâm đào tạo lái xe, phòng thí nghiệm AI tại Việt Nam
Chủ tịch Tập đoàn Yamato Holdings của Nhật Bản trình bày về một số kế hoạch đầu tư tại Việt Nam trong cuộc gặp với Thủ tướng Phạm Minh Chính.
Sự kiện - 18/02/2025 07:33
Bộ trưởng Công Thương giải trình gì về cơ chế đặc thù làm dự án Điện hạt nhân Ninh Thuận?
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên khẳng định, các cơ chế, chính sách đặc thù là cần thiết để giải quyết những vướng mắc, bất cập trong quá trình triển khai dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.
Sự kiện - 17/02/2025 20:35
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: Nhà nước sẽ cấp tiền nghiên cứu khoa học qua cơ chế quỹ
Bộ trưởng TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, nghiên cứu khoa học có bản chất rủi ro, là một loại đầu tư có rủi ro cao. Nghị quyết thí điểm sẽ cơ chế khoán chi đối với hầu hết các nghiên cứu mà không phải cam kết quả cuối cùng.
Sự kiện - 17/02/2025 16:43
Chính phủ trình bổ sung vốn điều lệ cho VEC 38.251 tỷ đồng
Việc tăng vốn cho VEC là từ nguồn vốn đầu tư công giao kế hoạch cho Bộ Giao thông Vận tải và đã giải ngân đầu tư xây dựng 5 dự án do VEC làm chủ đầu tư, nên không làm phát sinh chi ngân sách nhà nước và nợ công.
Sự kiện - 17/02/2025 16:21
Bộ trưởng Khoa học & Công nghệ Huỳnh Thành Đạt giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương
Ông Huỳnh Thành Đạt, Bộ trưởng Khoa học & Công nghệ (KH&CN) được bổ nhiệm giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương.
Sự kiện - 17/02/2025 14:27
Quốc hội xem xét công tác nhân sự, quyết định số lượng thành viên Chính phủ
Trong tuần này, Quốc hội Quốc hội sẽ xem xét quyết định các nội dung quan trọng về công tác nhân sự, số lượng thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, số lượng thành viên Chính phủ.
Sự kiện - 17/02/2025 06:46
- Đọc nhiều
Đáng đọc
- Đáng đọc
Tâm thế mới đón kỷ nguyên mới
Bình luận - 3 week
Hãy mở cánh cửa để bước vào kỷ nguyên mới
Sự kiện - Update 2 week ago
Phó Đức Nam - Mr.Pips, đằng sau sự hào nhoáng xa hoa tuổi 30
Pháp luật - Update 2 month ago