Quốc gia nào được hưởng lợi về kinh tế sau khi Taliban kiểm soát Afghanistan?

Nhàđầutư
Với lời mời hợp tác thiện chí từ phía Taliban, Trung Quốc sẽ có thể được hưởng lợi nhiều về mặt kinh tế trong bối cảnh gia tăng các thỏa thuận đầu tư tái thiết Afghanistan sau khi nước này chuyển giao quyền lực.
TRẦN VÕ
16, Tháng 08, 2021 | 15:20

Nhàđầutư
Với lời mời hợp tác thiện chí từ phía Taliban, Trung Quốc sẽ có thể được hưởng lợi nhiều về mặt kinh tế trong bối cảnh gia tăng các thỏa thuận đầu tư tái thiết Afghanistan sau khi nước này chuyển giao quyền lực.

np_file_106249

Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị gặp thủ lĩnh Mullah Abdul Ghani Baradar tại Thiên Tân, Trung Quốc.  Ảnh: Reuters.

Ngày 15/8, Taliban đã bao vây Kabul và tham gia đàm phán bàn giao thành phố này trong hòa bình. Trong tuần qua, nhóm vũ trang này đã kiểm soát 26 tỉnh, trong đó có các thành phố Mazar-i-Sharif, Jalalabad, Khost, Sar-e-Pul, Sheberghan, Aybak, Kunduz, Taluqan, Pul-e-Khumri, Farah, Zaranj...

Taliban đã giành được nhiều khu vực nông thôn rộng lớn của Afghanistan từ lúc khởi động một loạt vụ tấn công hồi tháng 5, trùng thời điểm các lực lượng nước ngoài rút quân khỏi Afghanistan. Với bước tiến như vũ bão, Taliban đã chiếm được nhiều vùng ở Afghanistan, kiểm soát các tỉnh và khu vực biên giới quan trọng.

Cũng theo kênh truyền hình Ả rập Al Arabiya, một phái đoàn của phong trào vũ trang Hồi giáo cực đoạn Taliban, do thủ lĩnh Mullah Abdul Ghani Baradar dẫn đầu ngày 15/8 đã đến dinh tổng thống Afghanistan ở Kabul để đàm phán chuyển giao quyền lực.

Trong động thái mới nhất, Mohammad Naeem, phát ngôn viên chính trị của Taliban, tuyên bố chiến tranh đã kết thúc ở Afghanistan, và họ muốn thiết lập quan hệ hòa bình và phát triển một số kênh liên lạc đã mở với nước ngoài. "Chúng tôi kêu gọi mọi quốc gia và thực thể ngồi lại để giải quyết vấn đề", ông nói.

Trước những lo ngại của cộng đồng quốc tế, phía Taliban vẫn tỏ rõ mong muốn duy trì hòa bình cũng như thúc đẩy các quan hệ ngoại giao quốc tế. Nhiều chuyên gia cho rằng, Taliban sẽ duy trì sự ổn định nhằm chuyển giao quyền lực một cách thuận lợi. Bên cạnh đó, Afghanistan dưới thời Taliban cũng sẽ cần sự hợp tác với một số "đồng minh" nhằm tìm kiếm các nguồn lực tài chính để tái thiệt lập đất nước.

Vào đầu tháng 7/2021, người phát ngôn của Taliban cho biết nếu các nhà đầu tư, lao động Trung Quốc trở lại, họ sẽ được Taliban đảm bảo an toàn.

"Chúng tôi hoan nghênh họ. Nếu họ đầu tư, chắc chắn chúng tôi sẽ đảm bảo an toàn cho họ. Sự an toàn của họ là rất quan trọng đối với chúng tôi", người phát ngôn của Taliban Suhail Shaheen nói.

Vào năm 2019, Đại sứ Trung Quốc tại Afghanistan từng nhấn mạnh vai trò quan trọng của Afghanistan trong Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường của Trung Quốc cũng như trong hội nhập kinh tế khu vực Trung Quốc-Pakistan-Afghanistan.

Có thể nói rằng, trước khi Taliban kiểm soát Afghanistan, bức tranh về đầu tư của Trung Quốc tại quốc gia này lại không được "sáng" như mong đợi.

Trong 6 tháng đầu năm 2021, tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Trung Quốc vào Afghanistan chỉ là 2,4 triệu USD, và giá trị của các hợp đồng dịch vụ mới được ký kết chỉ là 130.000 USD. Điều đó cho thấy số lượng công ty và công nhân Trung Quốc ở Afghanistan đang giảm sút đáng kể. Trong cả năm 2020, tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Trung Quốc vào Afghanistan là 4,4 triệu USD, ít hơn 3% so với mức đầu tư của Trung Quốc vào Pakistan, là 110 triệu USD trong cùng năm.

Hồi năm 2011, Tổng công ty Dầu khí Quốc gia Trung Quốc (CNPC) đã trúng thầu trị giá 400 triệu USD để khai thác 3 mỏ dầu trong 25 năm, với trữ lượng ước tính 87 triệu thùng. Các công ty Trung Quốc còn đạt được thỏa thuận khai thác đồng tại khu vực Mes Aynak thuộc tỉnh Logar, cách thủ đô Kabul của Afghanistan khoảng 40 km về phía Đông Nam.

Tuy nhiên, sự bất ổn chính trị và các mối đe dọa an ninh đã tác động tiêu cực đến những dự án lớn này. Chừng nào môi trường an ninh còn bất ổn, Trung Quốc khó có thể khởi động các dự án kinh tế lớn ở Afghanistan.

Dù vậy, với lời mời hợp tác thiện chí từ phía Taliban, Trung Quốc sẽ có thể được hưởng lợi nhiều hơn về mặt kinh tế trong thời gian tới khi nước này gia tăng các thỏa thuận đầu tư tái thiết Afghanistan.

Ông Suhail nói rằng sau khi Mỹ rút quân, "việc cần thiết là đàm phán" với Trung Quốc, nhà đầu tư lớn nhất ở Afghanistan. "Chúng tôi đã đến Trung Quốc nhiều lần và chúng tôi có quan hệ tốt với họ. Trung Quốc là nước thân thiện và chúng tôi chào đón họ đến tái thiết và phát triển Afghanistan", ông Suhail khẳng định.

Mặt khác, Trung Quốc cũng muốn có sự ổn định ở Afghanistan để thu được lợi ích từ các khoản đầu tư kinh tế trước đó vào quốc gia Nam Á này, bao gồm cả quyền khai thác khoáng sản ở đây. Afghanistan hiện có trữ lượng đồng, than, sắt, khí đốt, coban, thủy ngân, vàng, lithium và thorium chưa được khai thác lớn nhất thế giới, trị giá hơn 1.000 tỷ USD.

Theo ông Tyler Jost, Giáo sư tại Đại học Brown, chuyên nghiên cứu chính sách an ninh quốc gia của Trung Quốc, với tình hình này, những gì Trung Quốc chuẩn bị cho mình là một nước đi thực dụng.

"Nếu bạn nhận thấy khả năng có một chính phủ mới, điều thực dụng nhất là đặt ra các điều kiện để nếu những người đó nắm quyền thành công, bạn có thể nhận lại những nhượng bộ từ họ", giáo sư Jost nói.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25030.00 25048.00 25348.00
EUR 26214.00 26319.00 27471.00
GBP 30655.00 30840.00 31767.00
HKD 3156.00 3169.00 3269.00
CHF 27071.00 27180.00 27992.00
JPY 159.45 160.09 167.24
AUD 15862.00 15926.00 16400.00
SGD 18109.00 18182.00 18699.00
THB 667.00 670.00 696.00
CAD 17920.00 17992.00 18500.00
NZD   14570.00 15049.00
KRW   17.26 18.81
DKK   3520.00 3646.00
SEK   2265.00 2349.00
NOK   2255.00 2341.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ