Phó Thủ tướng: Có địa phương chỉ giải ngân 8% vốn chương trình mục tiêu quốc gia
Đã đi được một nửa chặng đường, nhưng việc giải ngân vốn chương trình mục tiêu quốc gia còn thấp, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang yêu cầu các địa phương cần phải trách nhiệm, quyết liệt, tích cực, chủ động hơn trong triển khai các công việc.
Chiều 20/7, tại tỉnh Bình Định, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang chủ trì Hội nghị trực tiếp kết hợp trực tuyến với 19 tỉnh, thành phố vùng Bắc Trung Bộ, duyên hải miền Trung và vùng Tây Nguyên về tình hình triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG).
Kết quả giải ngân đạt thấp
Theo báo cáo của Bộ KH&ĐT, trong giai đoạn 2021-2025, Trung ương giao tổng vốn đầu tư phát triển hơn 39.019 tỷ đồng cho các địa phương thuộc vùng Bắc Trung Bộ, duyên hải miền Trung và vùng Tây Nguyên để thực hiện 3 CTMTQG (chiếm 39,2% nguồn lực đầu tư phát triển của ngân sách Trung ương để thực hiện 3 chương trình trên các địa phương cả nước).
Đến nay, các địa phương đã hoàn thành việc phân bổ, giao kế hoạch vốn ngân sách Trung ương giai đoạn 2021-2025 trên cơ sở bám sát các quy định và chỉ đạo của Trung ương.

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang phát biểu tại hội nghị. Ảnh: N.T
Riêng trong năm 2023, ngân sách Trung ương bố trí kinh phí thực hiện 3 CTMTQG trong vùng hơn 17.820 tỷ đồng (chiếm 36% tổng nguồn vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ cho cả nước).
Trong đó, vốn đầu tư phát triển hơn 9.480 tỷ đồng, vốn sự nghiệp hơn 8.338 tỷ đồng. Đến nay, các địa phương trong vùng đã phân bổ hơn 7.935 tỷ đồng (đạt 83,68%).
Về tình hình giải ngân, đến hết ngày 30/6, vốn giải ngân 3 chương trình của các địa phương trong vùng hơn 2.055 tỷ đồng, đạt 21,67% so với kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ giao, thấp hơn 6,53% so với trung bình cả nước (khoảng 28,2%).
Đối với kết quả giải ngân vốn ngân sách địa phương, 17/19 địa phương trong vùng đã thực hiện giải ngân vốn ngân sách địa phương để thực hiện các CTMTQG.
Trong đó, Đà Nẵng đã thực hiện giải ngân 93,55% ngân sách địa phương; Nghệ An, Quảng Nam, Bình Định, Khánh Hòa, Lâm Đồng thuộc nhóm đứng đầu về tỷ lệ giải ngân trên 30%. Tuy nhiên, một số địa phương trong vùng giải ngân vốn ngân sách địa phương còn rất thấp hoặc chưa có báo cáo về tiến độ giải ngân nguồn vốn.
Theo đánh giá của Bộ KH&ĐT, các địa phương trong vùng đã quyết liệt trong việc triển khai các nội dung, hoạt động thuộc từng dự án, tiểu dự án thành phần của chương trình, cơ bản hoàn thành một số mục tiêu trong giai đoạn.
Tuy nhiên, quá trình triển khai, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia đã phát sinh một số khó khăn, vướng mắc.
Cụ thể, các chương trình được phê duyệt và quy định tỷ lệ vốn đối ứng sau thời điểm quyết định kế hoạch vốn trung hạn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021 - 2025 của địa phương.
Do đó, việc bố trí vốn đối ứng để thực hiện các chương trình theo tỷ lệ quy định là rất khó đảm bảo. Việc huy động đóng góp về tiền hiện vật và ngày công lao động của nhân dân để thực hiện chương trình trên địa bàn các huyện, các xã còn khó khăn.

Lãnh đạo các Bộ, ngành phát biểu trả lời các kiến nghị của các địa phương. Ảnh: N.T
Ngoài ra, nguồn vốn sự nghiệp được giao theo từng năm và phân theo hạng mục chi tiết làm cho địa phương khó khăn trong việc xác định mục tiêu của giai đoạn và chuyển đổi vốn giữa các nội dung trong chương trình để thích ứng với điều kiện thực tế.
Việc bố trí cán bộ phụ trách thực hiện các CTMTQG ở cơ sở còn bất cập và chủ yếu kiêm nhiệm nhiều việc. Bên cạnh đó, năng lực quản lý, tổ chức triển khai thực hiện các chương trình ở các địa phương chưa đồng đều….
Các địa phương chưa quyết liệt
Phát biểu kết luận hội nghị, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương các chương trình mục tiêu quốc gia cho hay, trong những việc được Thủ tướng Chính phủ giao thì việc triển khai thực hiện các CTMTQG khiến Phó Thủ tướng lo lắng.
Bởi vì, trong 3 CTMTQG thì có địa phương giải ngân vốn chỉ có 8%, nhưng đã trôi qua 1 nửa thời gian, tức là còn 90% từ nay đến năm 2025 phải làm xong.
Phó Thủ tướng còn chia sẻ, có địa phương làm chưa tốt, có địa phương làm khá, nhưng có địa phương không qua tâm đến vấn đề này. Phó Thủ tướng nêu có các nguyên nhân như: vì tiền không nhiều, công việc vất vả…
"Việc lo cho đồng bào ở nông thôn, lo cho người nghèo, lo cho dân tộc thiểu số là nhiệm vụ chính trị đặc biệt cực kỳ quan trọng và có ý nghĩa nhân văn rất lớn. Nhưng có lẽ đâu đó chúng ta đặt nặng trách nhiệm của mỗi cá nhân trong vấn đề này", Phó Thủ tướng chia sẻ.

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang lo lắng với việc giải ngân vốn chương trình mục tiêu quốc gia. Ảnh: N.T
Cũng tại hội nghị, Phó Thủ tướng nhìn nhận, các địa phương "kêu" không có tiền, không có vốn, nhưng các địa phương cũng cần nhìn lại kết quả giải ngân.
"Tới đây, Chính phủ sẽ phân chia vốn năm 2024, với tình hình giải ngân như vậy, liệu Chính phủ có dám giao nhiều vốn chi các địa phương không, giao thêm nữa thì tỷ lệ giải ngân lại tụt xuống nữa. Còn về vốn tuyển tiếp, Quốc hội đã cho cơ chế cực kỳ đặc biệt, chuyển tiếp từ năm 2021 qua năm 2022, năm 2022 qua năm 2023, nhưng tới đây, sẽ không có câu chuyện chuyển tiếp qua năm 2024", Phó Thủ tướng nói.
Thời gian tới, trong điều kiện ngặt nghèo về tiến độ, khó khăn về triển khai, Phó Thủ tướng yêu cầu các địa phương cần phải trách nhiệm, quyết liệt, tích cực chủ động hơn trong triển khai các công việc, cái gì vướng thì hỏi. Cùng với đó, các Bộ, ngành phải kết nối tốt hơn với các địa phương, kịp thời lắng nghe các ý kiến, cùnh địa phương gỡ vướng.
3 chương trình mục tiêu quốc gia gồm: Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; mục tiêu giảm nghèo bền vững; mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.
- Cùng chuyên mục
'Miễn thuế 3 năm cho doanh nghiệp công nghệ là quá ngắn'
Cho rằng quy định miễn thuế thu nhập đối với doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực chuyển đổi số, khoa học công nghệ không quá 3 năm là quá ngắn, các đại biểu Quốc hội đề nghị kéo dài thời gian hơn, thậm chí là 5 năm để khuyến khích đầu tư.
Sự kiện - 12/05/2025 16:04
Hải Phòng khởi công, khánh thành 12 dự án có tổng mức đầu tư 'khủng'
Chiều 11/5, UBND TP. Hải Phòng tổ chức sự kiện đồng loạt khởi công, khánh thành 12 công trình trọng điểm tại Trung tâm Chính trị - Hành chính mới thuộc khu đô thị Bắc Sông Cấm, TP. Thủy Nguyên.
Sự kiện - 12/05/2025 07:30
Thủ tướng: Cơ bản xóa nhà tạm, nhà dột nát trên cả nước trước 31/10/2025
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh quyết tâm cơ bản xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước trước ngày 31/10/2025, sớm hơn 2 tháng so với mục tiêu ban đầu đã đề ra; trong đó ưu tiên bố trí nguồn lực để hỗ trợ nhà ở cho thân nhân liệt sĩ (xong trước ngày 27/7) và người có công với cách mạng (xong trước ngày 2/9).
Sự kiện - 12/05/2025 06:40
Tập đoàn TH khánh thành Nhà máy chế biến sữa top đầu ở Nga
Nhà máy chế biến sữa tươi sạch TH tại tỉnh Kaluga có công suất 1.000 tấn/ngày, trong đó giai đoạn 1 là 500 tấn/ngày, thuộc top nhà máy có công suất chế biến hàng đầu Liên bang Nga.
Sự kiện - 11/05/2025 17:17
Tổng Bí thư Tô Lâm: Doanh nhân phải thực sự trở thành 'chiến sỹ' trên mặt trận kinh tế
Một trong những nhiệm vụ cấp bách thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 68 mà Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu đó là xây dựng đội ngũ doanh nhân thật sự trở thành "chiến sỹ" trên mặt trận kinh tế, tham gia thực chất trong hoạch định chính sách. Bảo vệ, hỗ trợ, khuyến khích, tôn vinh đội ngũ doanh nhân có lòng yêu nước, tinh thần dân tộc, ý thức tuân thủ pháp luật, có khát vọng vươn lên làm giàu cho mình và góp phần làm giàu cho đất nước.
Sự kiện - 11/05/2025 16:39
Nghị quyết 68-NQ/TW: Trang sử mới của kinh tế tư nhân
Hiếm có Nghị quyết nào vừa được ban hành đã nhận được sự quan tâm, đón nhận của xã hội với nhiều cảm xúc, kỳ vọng như Nghị quyết 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân vừa được Bộ Chính trị ban hành hôm 4/5/2025
Sự kiện - 11/05/2025 07:59
Việt Nam, Nga trao nhiều văn kiện hợp tác về năng lượng, khoa học-công nghệ, y tế
Các văn kiện hợp tác được trao dưới sự chứng kiến của Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin sau hội đàm của hai nhà lãnh đạo.
Sự kiện - 11/05/2025 07:28
Kỷ nguyên mới không chờ doanh nghiệp thích ứng
Như một lời hiệu triệu, kêu gọi, ông Mạc Quốc Anh – Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa TP. Hà Nội nhấn mạnh: “Kỷ nguyên mới không chờ đợi chúng ta kịp thích ứng; nó chỉ gọi tên những ai dám ước mơ lớn và hành động quyết liệt…”
Sự kiện - 11/05/2025 07:28
'Cần bỏ thủ tục công bố hợp quy vì gây tốn kém cho doanh nghiệp'
Các đại biểu Quốc hội cho rằng, cần phải bãi bỏ toàn bộ các thủ tục về công bố hợp quy vì loại thủ tục này không phát huy hiệu quả trong thực tế, gây phiền hà, phát sinh chi phí cho doanh nghiệp.
Sự kiện - 10/05/2025 13:17
[Café Cuối tuần] Câu chuyện về các sắc thuế
Các sắc thuế, hóa ra, không chỉ là những con số khô khan, mà là câu chuyện về cuộc sống, công bằng, và những lựa chọn chính sách.
Sự kiện - 10/05/2025 10:24
'Trung Quốc sẵn sàng mở cửa thị trường tiêu dùng lớn thứ hai thế giới cho hàng hóa Việt Nam'
Trung Quốc sẽ đẩy nhanh hợp tác về đường sắt, kết nối giao thông, đẩy nhanh tiến độ xây dựng cửa khẩu thông minh, theo Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam Hà Vĩ.
Sự kiện - 10/05/2025 08:11
Hà Nội khai trương Trung tâm Báo chí Thủ đô
Trung tâm Báo chí Thủ đô Hà Nội hướng tới tích hợp các giải pháp công nghệ hiện đại như trí tuệ nhân tạo (AI) trong giám sát xu hướng, phân tích thông tin trên không gian mạng…
Sự kiện - 09/05/2025 17:24
Đại biểu Quốc hội: Cần đánh giá thận trọng việc đánh thuế nước ngọt
Một số ý kiến cho rằng việc đánh thuế nước ngọt có thể vô tình thúc đẩy tiêu dùng các sản phẩm đồ uống sản xuất thủ công không chính thức, vốn là những sản phẩm khó kiểm soát về chất lượng và an toàn thực phẩm.
Sự kiện - 09/05/2025 16:52
Sắp diễn ra chương trình 'Nhịp cầu kết nối Việt - Trung Hải Phòng 2025'
Chương trình "Nhịp cầu kết nối Việt - Trung Hải Phòng 2025" nhằm tăng cường quan hệ hợp tác hữu nghị giữa Việt Nam và Trung Quốc trên nhiều lĩnh vực.
Sự kiện - 09/05/2025 11:28
'Sắp xếp đơn vị hành chính ảnh hưởng lớn toàn bộ quy hoạch'
Việc sắp xếp đơn vị hành chính sẽ có ảnh hưởng lớn đến toàn bộ các quy hoạch của hệ thống quy hoạch quốc gia. Do đó cần sửa Luật Quy hoạch để phù hợp với thực tiễn.
Sự kiện - 09/05/2025 11:04
VAFIE ký thỏa thuận hợp tác cùng Viện Công nghệ năng lượng
Ngày 8/5, Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE) và Viện Công nghệ Năng lượng, Đại học Bách khoa Hà Nội (IET) đã ký kết thỏa thuận hợp tác 2 bên.
Sự kiện - 09/05/2025 09:02
- Đọc nhiều
-
1
Đề nghị Bộ Công an tiếp nhận sai phạm tại KCN Thốt Nốt
-
2
'Siêu' đô thị mới của vùng Đông Nam Bộ sau sáp nhập
-
3
Mặt bằng TP.HCM giá neo cao, nhiều nhà bán lẻ, chủ nhà hàng 'tháo chạy'
-
4
35 dự án ở Quảng Nam nợ hơn 2.000 tỷ tiền sử dụng đất, thuê đất
-
5
Sáp nhập với Kon Tum, Quảng Ngãi muốn sớm mở đường cao tốc
Đáng đọc
- Đáng đọc
Chuyên gia: Không nên quá ‘hoảng loạn’ với con số thuế 46% từ Mỹ
Tài chính - Update 1 month ago
'Bối cảnh mới mở ra những cơ hội đầu tư chưa từng có'
Tài chính - Update 1 month ago
Phát triển kinh tế tư nhân - đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng
Sự kiện - Update 1 month ago