'Phát triển vùng kinh tế trọng điểm miền Trung chưa đáp ứng được kỳ vọng'
Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh nhận định các tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền Trung cần xác định biển là trung tâm để đầu tư để liên kết hạ tầng giao thông, cảng biển, hệ thống logicstic; phát triển hệ thống đô thị ven biển bền vững và đồng bộ về mạng lưới...
Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung còn phát triển chậm
Tại Tọa đàm "Liên kết phát triển Vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung trong bối cảnh mới" do Ban Chỉ đạo Tổng kết Nghị quyết 39-NQ/TW phối hợp với Tỉnh ủy Quảng Nam tổ chức vào ngày 1/7, ông Trần Tuấn Anh, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo Tổng kết Nghị quyết 39-NQ/TW khẳng định kinh tế - xã hội vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.
Kinh tế của vùng đã có sự khởi sắc và tăng trưởng liên tục nhất là trong giai đoạn 2010-2019; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực. Trong giai đoạn 2001-2019, tốc độ tăng GRDP bình quân toàn Vùng luôn được duy trì ở mức tăng trưởng cao (10,25%/năm). Giai đoạn 2011-2019 có sự sụt giảm tốc độ tăng trưởng đáng kể so với thời kỳ trước (8,14%), song vẫn cao hơn mức tăng trưởng trung bình chung của cả nước (6,2%/năm).
Đạt nhiều kết quả ấn tượng, tuy nhiên theo Trưởng Ban Kinh tế Trung ương trong bối cảnh, tình hình mới của đất nước, phát triển vùng kinh tế trọng điểm miền Trung còn khá chậm, chưa đáp ứng được kỳ vọng của Trung ương, đang là "vùng trũng" trong các vùng kinh tế trọng điểm khác của cả nước.
Tăng trưởng kinh tế của vùng còn thiếu ổn định; quy mô kinh tế còn nhỏ, khoảng cách phát triển giữa các địa phương gia tăng. Hạ tầng kinh tế - kỹ thuật chưa đồng bộ cản trở tổ chức không gian phát triển; các đô thị thiếu liên kết thành một hệ thống thống nhất. Đáng chú ý là vai trò hạt nhân của TP. Đà Nẵng chưa cao.

Lãnh đạo các tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền Trung chia sẻ quan điểm. Ảnh: Nam An.
Nhấn mạnh đến cơ chế điều phối, liên kết phát triển, ông Trần Tuấn Anh cho rằng, cơ chế điều phối Vùng đã được ban hành nhưng chưa mang lại nhiều kết quả do thiếu cơ chế ra quyết định và điều phối liên kết giữa các địa phương, xuất hiện những xung đột giữa lợi ích địa phương và lợi ích toàn vùng.
Trưởng Ban Kinh tế Trung ương cũng cho rằng cần làm sâu sắc kết quả, thuận lợi và khó khăn trong thực tiễn liên kết phát triển kinh tế vùng, nhất là việc ban hành, tổ chức thực hiện và hiệu lực, hiệu quả các cơ chế, chính sách liên kết vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung thời gian qua. Từ đó, đề xuất được những định hướng về các thể chế, cơ chế, chính sách, nguồn lực mới, các động lực liên kết mới cho các ngành, lĩnh vực của vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung.
Bàn giải pháp phát triển cho vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
Tại toạ đàm, đại diện các bộ, ban ngành, lãnh đạo của các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đã đưa ra nhiều đề xuất, ý kiến để thúc đẩy liên kết phát triển vùng trong thời gian tới.
Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Trí Thanh cho rằng cần cho phép các địa phương trong vùng được chủ động nghiên cứu, đề xuất các cơ chế chính sách phát triển để đưa vào quy định phát luật bởi vì chính địa phương đó mới biết họ cần và thiếu cái gì để phát triển. Ngoài ra, cần có một ban chỉ đạo trung ương về điều phối phát triển vùng kinh tế, để quản lý, điều hành phát triển vùng.
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương đã đưa ra 3 quan điểm liên kết phát triển Vùng trong giai đoạn mới.

Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh cho rằng Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung phát triển chưa đáp ứng kỳ vọng. Ảnh: Nam An.
Ông Phương cho rằng các địa phương cần hoàn thiện thể chế liên kết vùng, lấy quy hoạch làm cơ sở pháp lý, là trung tâm để điều phối các hoạt động liên kết vùng, phát huy vai trò điều phối, có tính then chốt và hiệu quả của chính quyền Trung ương.
Thứ trưởng Bộ KH&ĐT đề xuất việc cần xây dựng bộ máy điều phối vùng có đủ thẩm quyền, năng lực và nguồn lực để thực hiện hiệu quả vai trò chỉ đạo, điều phối và tạo thuận lợi cho các chính quyền địa phương thực hiện liên kết vùng. Đặc biệt là đối với các lĩnh vực đặc thù như phát triển cơ sở hạ tầng vùng, quản lý và khai thác nguồn nước, thích ứng hiệu quả với thiên tai.
Cuối cùng, ông Phương nhấn mạnh liên kết vùng, phân công hợp tác giữa các địa phương với nhau phải tăng cường được năng lực quản trị địa phương, thực thi tốt hơn các nhiệm vụ chính quyền Trung ương phân cấp cho địa phương; tạo mối quan hệ hài hoà giữa lợi ích của từng địa phương, lợi ích chung của vùng và của toàn bộ nền kinh tế.
Ông Phương đề xuất Chủ tịch Hội đồng vùng do một Phó Thủ tướng làm Chủ tịch, một số Bộ trưởng làm Phó chủ tịch Hội đồng. Ngoài ra, cần đẩy mạnh phối hợp trong việc lập và tổ chức thực hiện các quy hoạch vùng, ngành quốc gia, quy hoạch tỉnh và các quy hoạch có liên quan trên địa bàn, trên cơ sở đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ giữa các quy hoạch. Trong đó, các địa phương xác định cụ thể các lĩnh vực cần liên kết, hình thành chuỗi giá trị.
Thứ trưởng Trần Quốc Phương đề xuất, cần phối hợp huy động nguồn lực cho đầu tư phát triển thông qua việc tổ chức chung Hội nghị xúc tiến đầu tư, huy động nguồn vốn đầu tư trực tiếp FDI. Trong đó, chú trọng hình thức PPP hoặc liên doanh trong thu hút FDI phát triển cơ sở hạ tầng các khu kinh tế biển, khu công nghiệp, cảng biển, đường bộ…. Phối hợp đầu tư xây dựng và hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông kết nối, phối hợp với quy hoạch các địa phương lân cận.
Kết luận toạ đàm, ông Trần Tuấn Anh, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết Nghị quyết 39 cho biết, những nội dung đối thoại, trao đổi tại tọa đàm sâu sắc, chất lượng, toàn diện, có tính thực tiễn cao, bám sát các chủ trương, định hướng lớn của Đảng tại Đại hội Đảng XIII để đề xuất các định hướng, các cơ chế, chính sách phù hợp để thúc đẩy liên kết phát triển vùng Kinh tế trọng điểm Miền Trung.
Nhiều ý kiến đề xuất nhiều giải pháp thiết thực, phù hợp để tăng cường liên kết đề cập tới nhiều ngành, lĩnh vực cụ thể của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung tập trung vào đẩy nhanh tiến độ xây dựng quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh. Trong đó, xác định biển là trung tâm; đầu tư để liên kết hạ tầng giao thông, cảng biển, hệ thống logicstic; phát triển hệ thống đô thị ven biển bền vững và đồng bộ về mạng lưới, hoàn thiện mô hình chính quyền đô thị và cơ chế, chính sách tài chính phát triển đô thị.
Đồng thời, phát triển khoa học - công nghệ phục vụ các chương trình lớn của quốc gia; đổi mới sáng tạo, cách mạng công nghiệp lần thứ 4; xây dựng văn hóa vùng; phát triển nguồn nhân lực đào tạo đạt đẳng cấp quốc gia, quốc tế, trong bối cảnh hội nhập sâu rộng; chống cạn kiệt tài nguyên, già hóa dân số bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng chống thiên tai.
- Cùng chuyên mục
Đón đọc Tạp chí Nhà Đầu tư số tháng 4/2025
Tạp chí Nhà Đầu tư số tháng 4 dành nhiều dung lượng để phản ánh kết quả tích cực mà nền kinh tế đã đạt được trong quý I/2025 trên các lĩnh vực thu hút vốn FDI, phát triển tín dụng, thị trường bất động sản, chứng khoán; đồng thời nêu rõ các khó khăn, thách thức cũng như cơ hội khi chính quyền Tổng thống Trump áp thuế đối ứng với chuyên đề “Chiến tranh thương mại: Trong nguy có cơ”.
Sự kiện - 22/04/2025 16:18
Thủ tướng: Việt Nam sẵn sàng đàm phán theo các đề nghị của Mỹ
Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, đặc biệt là Đoàn đàm phán chuẩn bị tốt các nội dung để đàm phán với phía Mỹ.
Sự kiện - 22/04/2025 15:47
Ra mắt hồi ký của GS.TSKH Nguyễn Mại 'Hồi ức và cảm nghĩ - Đạo làm Người'
GS.TSKH Nguyễn Mại cho biết, hồi ký là cách ông kể lại cho các con, các cháu câu chuyên về một người cha, người ông đã nỗ lực thế nào để theo Đạo làm Người.
Sự kiện - 22/04/2025 15:42
'Tỉnh Quảng Ninh cần sớm thành lập lực lượng đặc nhiệm AI'
Đây là chia sẻ của bà Laura Nguyễn, Giám đốc Điều hành Gen AI Fund, Giám đốc quốc gia của Ava Labs tại Việt Nam ở Hội nghị ứng dụng dữ liệu và trí tuệ nhân tạo (AI) phục vụ quản trị và phát triển bền vững tỉnh Quảng Ninh.
Sự kiện - 22/04/2025 07:03
Đề xuất Quỹ phát triển nhà ở quốc gia
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc nhấn mạnh, Quỹ phát triển nhà ở quốc gia là quỹ đầu tư phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân thuê, nhà ở cho người trẻ dưới 35 tuổi… Nguồn vốn quỹ có thể do ngân sách nhà nước cấp, huy động từ các nhà đầu tư trong và ngoài nước; nguồn thu từ quỹ đất 20% nhà ở xã hội trong các dự án nhà ở thương mại....
Sự kiện - 21/04/2025 21:42
Thủ tướng chốt phương án, tiến độ loạt dự án trọng điểm Đồng bằng sông Cửu Long
Thủ tướng chỉ đạo, hết nhiệm kỳ này, ĐBSCL có 600 km cao tốc và phấn đấu tới năm 2030 có ít nhất 1.300 km cao tốc, cao hơn dự kiến trước đây gần 100 km.
Sự kiện - 21/04/2025 20:08
Tổng Bí thư: Sáp nhập tỉnh nhằm tạo ra những động năng mới, tiềm năng mới, không gian mới cho phát triển
Tổng Bí thư chỉ rõ việc sáp nhập tỉnh nhằm tạo ra những động năng mới, tiềm năng mới, không gian mới cho phát triển; không đơn giản là "hai cộng hai bằng bốn" mà phải là "hai cộng hai lớn hơn bốn".
Sự kiện - 21/04/2025 13:19
Thủ tướng lần thứ 8 tới dự án Cần Thơ - Cà Mau, chỉ đạo thông tuyến cao tốc Bắc - Nam
Chiều 20/4, tại tỉnh Cà Mau, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đi kiểm tra, động viên các lực lượng thi công dự án cao tốc Cần Thơ – Cà Mau, làm việc với các bộ, ngành, cơ quan liên quan thúc đẩy tiến độ dự án này và khẩn trương triển khai dự án cao tốc từ Cà Mau tới Đất Mũi và nối tới cảng Hòn Khoai.
Sự kiện - 21/04/2025 07:03
Quảng Nam đề xuất lại tên gọi đơn vị hành chính sau sắp xếp
Qua theo dõi tình hình lấy ý kiến cử tri, tỉnh Quảng Nam chỉ đạo đề xuất lại tên gọi đơn vị hành chính dự kiến sau sắp xếp.
Sự kiện - 20/04/2025 17:10
Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trên không gian mạng: Bắt đầu từ thế trận lòng dân
Trong thời đại số hóa phát triển mạnh mẽ, không gian mạng đã trở thành một bộ phận không thể tách rời của cuộc sống hàng ngày, không chỉ là một phương tiện truyền thông mà còn là một diễn đàn quan trọng cho sự giao tiếp, trao đổi ý kiến và lan tỏa thông tin. Tuy nhiên, điều này cũng mở ra cánh cửa cho sự lan truyền nhanh chóng của các thông tin sai lệch, phản động, ảnh hưởng đến nền tảng tư tưởng Đảng. Cũng bởi thế việc bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trên không gian mạng ngày càng trở nên quan trọng và cấp thiết.
Sự kiện - 20/04/2025 12:05
'Biến văn hóa thành động lực phát triển kinh tế - xã hội'
Theo Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP. Hà Nội, phát triển công nghiệp văn hóa là một trong những chủ trương quan trọng của thành phố nhằm biến văn hóa thành động lực phát triển kinh tế - xã hội.
Sự kiện - 20/04/2025 07:34
Các 'đại bàng' Mỹ vẫn chọn Việt Nam
Trong bối cảnh thương mại toàn cầu căng thẳng, nhiều tập đoàn, doanh nghiệp Mỹ vẫn chọn Việt Nam làm nơi đầu tư và tin tưởng vào triển vọng phát triển dài hạn nơi đây.
Sự kiện - 20/04/2025 07:33
Chi tiết sắp xếp cấp xã ở Hà Nội khi bỏ quận huyện
Hiện Hà Nội chưa công bố số phường xã sau sắp xếp, nhưng 7 quận đã triển khai lấy ý kiến nhân dân và đưa ra phương án cụ thể về sắp xếp phường.
Sự kiện - 19/04/2025 16:47
Thủ tướng: Các công trình biểu tượng sẽ đưa Việt Nam phát triển nhanh trong kỷ nguyên mới
Chủ trì Lễ khởi công, khánh thành 80 công trình, dự án trọng điểm quốc gia, Thủ tướng Phạm Minh Chính kỳ vọng đây sẽ là những công trình có tính biểu tượng, góp phần định vị hình ảnh Việt Nam trên bản đồ thế giới; là những điểm tựa, đòn bẩy góp phần đưa đất nước tiếp tục phát triển nhanh, bền vững trong kỷ nguyên mới.
Sự kiện - 19/04/2025 13:12
Chính phủ chỉ đạo nóng, yêu cầu tăng cường thanh tra, không để xảy ra đầu cơ, thao túng thị trường vàng
Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản số 3332/VPCP-KTTH ngày 18/4/2025 truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó thủ tướng Hồ Đức Phớc về diễn biến giá vàng trong nước.
Sự kiện - 19/04/2025 10:02
[Café Cuối tuần] Quảng cáo 'thổi phồng' trong lĩnh vực sức khỏe: Mất bò mới lo rào chuồng
Tại Việt Nam, dù đã có Luật Quảng cáo (2013), Luật An toàn thực phẩm (2010), và các nghị định xử phạt như Nghị định 38/2021/NĐ-CP, mức phạt từ 60–80 triệu đồng lại quá nhẹ so với lợi nhuận thu được từ hành vi gian dối. Việc thực thi lỏng lẻo, thiếu tính răn đe đã khiến các hành vi "thổi phồng" tiếp tục tồn tại, thậm chí ngày càng tinh vi hơn trong môi trường mạng xã hội.
Sự kiện - 19/04/2025 09:32
- Đọc nhiều
-
1
Bất động sản Trung Trung Bộ liệu đã thoát cảnh trầm lắng?
-
2
Việt Nam vẫn vươn lên trong chuỗi giá trị toàn cầu bất chấp căng thẳng thương mại
-
3
Lượng tiêu thụ chung cư Hà Nội vượt trội hơn TP.HCM
-
4
Thủ tướng: Các công trình biểu tượng sẽ đưa Việt Nam phát triển nhanh trong kỷ nguyên mới
-
5
Trung Quốc có thể định hình lại tương lai ngành khai thác vàng thế giới
Đáng đọc
- Đáng đọc
Chuyên gia: Không nên quá ‘hoảng loạn’ với con số thuế 46% từ Mỹ
Tài chính - Update 2 week ago
'Bối cảnh mới mở ra những cơ hội đầu tư chưa từng có'
Tài chính - Update 1 month ago
Phát triển kinh tế tư nhân - đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng
Sự kiện - Update 1 month ago
Tổng Giám đốc ACB hiến kế giải bài toán khó ‘an cư lạc nghiệp’ cho người trẻ
Tài chính - Update 1 month ago