'Nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tạp chí Cộng sản'
Năm 1987, ông Nguyễn Phú Trọng từ Phó Trưởng Ban Xây dựng Đảng được đề bạt Trưởng Ban, Phó Bí thư Đảng ủy cơ quan. Ngay thời điểm ấy, ông đã là một ngôi sao ở Tạp chí Cộng sản. Tất cả mọi người trong tòa soạn đều mặc nhiên coi ông là Tổng biên tập tương lai, không phải bàn cãi.
Còn nhớ, vào khoảng cuối năm 1986, tôi vừa tốt nghiệp khoa Văn Đại học Tổng hợp Hà Nội, đang thử việc tại Trung tâm Thực nghiệm Giáo dục của GS. Hồ Ngọc Đại, thì được thầy Nguyễn Hùng Vĩ nhắn vào gặp. Vừa gặp thầy hỏi luôn: Có muốn về Tạp chí Cộng sản không?
Tôi còn chưa hết ngạc nhiên vì cái tên Tạp chí Cộng sản quá đỗi ghê gớm với một sinh viên mới ra trường, thầy nói tiếp: "Anh Nguyễn Phú Trọng trước cũng học khoa Văn mình, hiện là cán bộ lãnh đạo ở Tạp chí Cộng sản, được bọn mình mời vào dạy một chuyên đề về báo chí cho sinh viên khoa Văn. Anh Trọng có nhờ mình tìm cho anh một sinh viên vừa tốt nghiệp giỏi để anh xem xét, đưa về Tạp chí, mình nghĩ ngay đến Thiên".
Lúc đó, tôi cũng đã nghĩ đến việc rời Trung tâm Thực nghiệm Giáo dục để tìm cơ hội khác vì thấy không hợp, nên nghe vậy thì không suy nghĩ nhiều mà nhanh chóng gật đầu. Hôm sau, hai thầy trò đạp xe ra Tạp chí Cộng sản ở số 1 Nguyễn Thượng Hiền, vào phòng khách ngồi đợi. Lát sau, một người đàn ông tầm thước, tóc hoa râm, mặc chiếc áo bay Liên Xô, đeo kính trắng tươi cười bước vào.
Đó lần là lần gặp đầu tiên của tôi với ông Nguyễn Phú Trọng. Không hiểu sao, vừa gặp ông tôi lại chào ông bằng chú, dù tuổi ông hơn tôi không quá nhiều, có thể vì mái tóc hoa râm, thái độ tiếp xúc điềm đạm, tạo cho người đối diện cảm giác gần gũi nhưng không suồng sã của ông.
Cuộc gặp hôm ấy khá ngắn gọn, ông hỏi han tôi một số điều về hoàn cảnh gia đình, về việc việc học hành ở khoa Văn, những mong muốn, dự định tương lai, giới thiệu sơ qua cho tôi về Tạp chí Cộng sản và công việc ở đây, bảo tôi về suy nghĩ và tìm hiểu thêm. Biết ông cũng vừa mới bắt đầu dạy chuyên đề báo chí ở khoa Văn, tôi xin phép được vào dự thính vì kiến thức về báo chí của tôi lúc đó là con số không, cả ông và thầy Vĩ đều vui vẻ đồng ý và khuyến khích tôi vào học.
Sau hôm đó, tôi rủ thêm Đặng Nam, bạn cùng lớp khoa Văn lúc đó đang tập sự nghề báo ở chương trình phát thanh thanh thiếu niên của Trung ương Đoàn (nay là Cục trưởng Cục Trẻ em, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) cùng vào học.
Tôi nhớ đó là chuyên đề báo chí ông Trọng giảng cho khóa 30 khoa Văn (khóa của Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo Nguyễn Kim Sơn và nhà báo, nhà thơ Nguyễn Tiến Thanh, Chủ tịch, Tổng Giám đốc NXB Giáo dục hiện nay). Ở đây, tôi được học những khái niệm nhập môn cơ bản về báo chí: thế nào là tin, tin ngắn, tin dài, thể nào là phóng sự, điều tra, thế nào là xã luận, chuyên luận, bình luận, cách thức tác nghiệp, xử lý tin bài... cùng với những nội dung về đường lối, chính sách về báo chí của Đảng và Nhà nước.
Sau mỗi buổi học, từ Thượng Đình, tôi thường đạp xe cùng ông về, đường Hà Nội thời đó còn vắng nên 2 chú cháu vừa đạp xe song song nỏi chuyện vui vẻ. Còn nhớ, tôi hỏi ông: "Cô nhà chú công tác ở đâu ạ ?". Ông đáp: "Bà xã mình làm ở Công an quận Hai Bà Trưng", và mỉm cười nói thêm: "Nhà mình luôn nắm vững chuyên chính vô sản".
Sau đó, qua nhiều thủ tục, đầu năm 1987, tôi cũng được nhận vào Tạp chí Cộng sản với công việc đầu tiên là biên tập viên ở Ban Thư ký. Nói biên tập viên cho oai chứ thực ra, công việc là đọc bông, soát lỗi, chữa "morat".
Đó là công việc tôi làm trong 2 năm như một cách đào tạo cán bộ của Tạp chí Cộng sản (từ những công việc bếp núc sơ đẳng, đơn giản nhất của nghề báo), trước khi được chuyển sang ban chuyên môn. Tôi nhập tâm công việc này đến mức cho đến nay, nhắn tin điện thoại vẫn phải viết hoa viết thường, chấm phẩy đầy đủ, nếu không sẽ thấy khó chịu, khiến mấy đứa nhỏ trong nhà thắc mắc sao bố cầu kỳ thế.
Tạp chí Cộng sản, tiếng thì to (là cơ quan lý luận chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, ngang cấp bộ), nhưng cả tòa soạn chỉ có chưa đến 60 người, và tất cả đều nghèo như nhau nên luôn có một không khí gia đình gắn kết, đầm ấm, chan hòa. Những năm còn bao cấp (trước 1990), trong khuôn viên Tạp chí, giữa 2 ngôi nhà cao tầng là một căn nhà cấp 4 gọi là nhà câu lạc bộ, trong đó có một bàn bóng bàn cũ.
Ban ngày, bàn bóng này được dựng lên để mọi người để xe đạp, chiều chiều, lại được lắp vào để mấy anh em, chú cháu cởi trần đánh bóng bàn. Ông Trọng cũng thường tham gia chơi hoặc cỗ vũ với mọi người.
Ngày Tết, để giúp anh chị em cải thiện, cơ quan từ đầu năm đã nhờ một cán bộ quê Nam Định về quê đặt nuôi một con lợn, gần Tết chở lên thịt và nhà CLB lại trở thành nơi mổ lợn. Bàn bóng được ngả ra, lót báo cũ để chia thịt cho mọi người ăn Tết, cuối buổi bao giờ cũng có một nồi cháo lòng to, mọi người cùng xì xụp vã mồ hôi, ngon và vui không để đâu cho hết.
Hồi mới vào Tạp chí, nhập hộ khẩu là mối quan tâm hàng đầu của tôi, vì có hộ khẩu mới làm được sổ mua gạo. Một buổi sáng, gặp tôi ở dưới sân, ông Trọng đưa cho tôi một cuốn số màu xanh và nói: "Hộ khẩu của Thiên cô Mận đã làm xong cho rồi này, cô gửi cho cháu đây".
Tôi nhận cuốn sổ hộ khẩu từ tay ông mà lòng cảm động không nói nên lời. Bà Ngô Thị Mận, phu nhân của ông là trung tá công an, phụ trách đội hộ khẩu của Công an quận Hai Bà Trưng. Không chỉ tôi mà nhiều anh vào cơ quan trước tôi cũng được bà giúp đỡ giải quyết thủ tục hộ khẩu (một công việc hết sức khó khăn, rắc rồi thời ấy) một cách thuận lợi, nhanh chóng.
Tạp chí Cộng sản có trụ sở khá đắc địa, 2 mặt phố Nguyễn Thượng Hiền và Trần Bình Trọng, và có 2 nhà tập thể lớn (thực ra là 2 căn biệt thự cũ từ thời Pháp thuộc) cho các thế hệ cán bộ trước tôi ở là nhà 61 Nguyễn Du và 16 Nguyễn Thượng Hiền.
Gia đình ông Trọng ở 16 Nguyễn Thượng Hiền, trong căn phòng 20 m2 ở tầng 3, tầng 2 dưới nhà ông là gia đình của hai cán bộ lãnh đạo của Tạp chí Cộng sản, thuộc lớp đàn anh của ông Trọng là ông Nguyễn Trọng Thụ, Trưởng Ban Quốc tế và ông Vũ Xuân Kiều, Trưởng Ban Kinh tế.
Tôi và anh Hồ Bất Khuất lúc đó còn độc thân, được cơ quan bố trí một phòng tập thể ở tầng 1 trụ sở. Ngày chủ nhật, tôi vẫn thường sang 16 Nguyễn Thượng Hiền, lên nhà các cô chú chơi, thân tình, vui vẻ.
Tôi về Tạp chí Cộng sản năm 1987 là thời điểm sau Đại hội VI của Đảng, Tồng biên tập mới của Tạp chí là nhà lý luận, phê bình văn học Hà Xuân Trường, người cùng quê Hà Tĩnh với tôi, là Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, nguyên Trưởng Ban Văn hóa Văn nghệ Trung ương. Ông Trường về thay ông Hồng Chương, một nhà báo kỳ cựu, đã chuyển sang làm Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam.
Năm 1987, ông Trọng từ Phó Trưởng Ban Xây dựng Đảng được đề bạt Trưởng Ban, Phó Bí thư Đảng ủy cơ quan. Ngay thời điểm ấy, ông đã là một ngôi sao ở Tạp chí Cộng sản. Tất cả mọi người trong tòa soạn đều mặc nhiên coi ông là Tổng biên tập tương lai, không phải bàn cãi.
Bên cạnh sự uyên bác, vững vàng về chuyên môn, ở ông luôn bộc lộ tố chất lãnh đạo. Có thể đó là ra cái uy của người lãnh đạo toát ra từ ông, dù ông luôn điềm đạm, nhỏ nhẹ…
Bên cạnh sự uyên bác, vững vàng về chuyên môn, ở ông luôn bộc lộ tố chất lãnh đạo. Có thể đó là ra cái uy của người lãnh đạo toát ra từ ông, dù ông luôn điềm đạm, nhỏ nhẹ khi tiếp xúc, hầu như không to tiếng, quát tháo ai, kể cả khi đứng trước những tình huống gay cấn, căng thẳng trong cơ quan.
Có thể đó là phong độ khoan thai, đĩnh đạc, khả năng phát biểu, chỉ đạo với tư duy mạnh lạc, khúc triết, rõ ràng, là sự mềm dẻo, chừng mực. Tuy nhiên, làm việc với ông mới hiểu, ông cũng là người rất nguyên tắc và nhất quán trong xử lý công việc. Cái gì thuộc về nguyên tắc, ông luôn có thái độ nghiêm khắc, không nhượng bộ.
Còn nhớ, lúc tôi về Tạp chí Cộng sản và cả trước đó, Tạp chí thường rất ít bổ sung cán bộ, mấy năm mới lấy 1 người. Sau khi tôi về khoảng 4, 5 năm, đứng trước yêu cầu phát triển Tạp chí Cộng sản, ông Trọng chủ trương tuyển một đợt cán bộ trẻ, khoảng gần chục người về đào tạo.
Sau đó, ông cho mở một lớp bồi dưỡng kiến thức cho lứa cán bộ này, mời các nhà lý luận, nhà báo kỳ cựu, các giảng viên về giảng. Tôi lúc đó nghĩ mình về cơ quan cũng lâu rồi, đã đi học mấy lớp của Hội Nhà báo rồi nên tỏ ý không cần học lớp này nữa.
Chuyện đến tai ông, lập tức bị ông gọi lên phòng mắng luôn: "Mới làm việc được mấy năm, kiến thức hiểu biết đã hơn ai mà kiêu ngạo, không cần học nữa là thế nào. Mình là lớp đàn anh (tôi đang là Bí thư Chi đoàn), phải làm gương cho lớp sau chứ. Cháu không học là chú sẽ cho kỷ luật luôn đấy". Tôi được một bữa toát mồ hôi, xin lỗi ông và tham gia lớp học nghiêm chỉnh.
Năm 1989, từ vị trí Trưởng Ban, ông Trọng được đề bạt Ủy viên Ban biên tập, rồi Phó Tổng biên tập (1990) và Tổng biên tập (1991). Năm 1994, ông được bầu bổ sung Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng và năm 1997, ông được bầu bổ sung vào Bộ Chính trị.
Năm 1996, ông rời Tạp chí Cộng sản để sang làm Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội, kết thúc chặng đường tròn 30 năm cống hiến cho Tạp chí lý luận và chính trị của Đảng. 30 năm vừa làm báo vừa làm nghiên cứu lý luận đã chuẩn bị cho ông một hành trang khá vững vàng để bước vào một chặng đường mới, chặng đường của một chính khách, một nhà lãnh đạo tầm cỡ, người đã tạo nên những thay đổi, những dấu ấn không thể phải mờ trong lịch sử Đảng và đất nước.
Nói đến ông Trọng không thể không nhắc đến gia đình ông, bà Ngô Thị Mận, phu nhân của ông và 2 người con, một trai một gái.
Những năm tôi ở Tạp chí Cộng sản, mọi người trong cơ quan, nhất là chị em phụ nữ đều có tình cảm đặc biệt quý trọng và yêu mến đối với bà Mận, một người phụ nữ chân chất, hiền lành, phúc hậu, luôn sẳn sàng giúp đỡ mọi người. Bà là hình mẫu của người phụ nữ khiêm nhường đứng sau lo hậu phương, giúp chồng thành công.
Phong cách sống khiêm cung, giản dị, chân thành của hai ông bà cũng ảnh hưởng đến hai người con. Dù khi ông Trọng còn ở Tạp chí Cộng sản hay khi ông đã lên đến những vị trí lãnh đạo cao nhất của Đảng và đất nước thì có dịp gặp bà Mận và hai người con, tôi vẫn nhận được một thái độ tiếp xúc như vậy: Khiêm nhường, chân thành, vui vẻ, không kiểu cách, màu mè, không cố tình tạo khoảng cách.
Mấy ngày hôm nay, từ khi bắt đầu nghe được thông tin không chính thức về sức khỏe của ông cho đến khi có thông báo chính thức ông đã từ trần, trong tôi thực sự là cảm giác mất mát, buồn đau như mất người thân. 13 năm công tác ở Tạp chí Cộng sản của tôi thì có 9 năm làm việc dưới quyền ông, được ông chỉ bảo, uốn nắn rất nhiều điều, dù tôi cũng chỉ học được ông rất ít.
Tràn ngập trên mạng xã hội những ngày này là những dòng tiếc thương, buồn đau trước tin ông mất. Đó là lòng dân (điều không dễ có) đối với một nhà lãnh đạo mà mọi người tin yêu không chỉ ở sự trong sạch, liêm khiết, phong cách sống giản dị, gần dân, trọng dân, mà còn ở sự kiên định, tâm huyết cống hiến hết mình cho đất nước của ông.
Người xưa nói: "Cái quan định luận", hay như một câu của nhà thơ Khương Hữu Dụng trong bài thơ viết về Nguyễn Ái Quốc và Phan Bội Châu: "Đậy nắp quan tài mở sử ra". Với một sự nghiệp đáng tự hào, với những dấu ấn mạnh mẽ, không thể phai mờ, với những chủ trương, quyết sách "kinh thiên, động địa", có thể thay đổi cả lịch sử của ông, sử sách hậu thế sẽ còn viết nhiều, rất nhiều về ông.
Trong thời khắc đau buồn này, cháu xin gửi đến cô Mận và hai em Ngọc, Trường lời chia buồn sâu sắc và chân thành nhất, chúc chú Trọng sau khi cất được gánh nặng giang sơn sẽ thanh thản nhẹ gót vào miền mây trắng.
- Cùng chuyên mục
Quảng Nam đề xuất dự án chống ngập TP. Tam Kỳ 4.000 tỷ đồng
Tỉnh Quảng Nam giao Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh lập đề xuất dự án Chống ngập TP. Tam Kỳ, với tổng mức đầu tư dự kiến 4.000 tỷ đồng.
Sự kiện - 14/11/2024 15:43
Luật Thủ đô xóa nhiều rào cản hành chính, tháo gỡ các điểm nghẽn
Theo Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản, Luật Thủ đô đã xóa nhiều rào cản hành chính, tháo gỡ các điểm nghẽn, đáp ứng nhu cầu phát triển ngày càng cao của Hà Nội trong bối cảnh đô thị hóa nhanh chóng, .
Sự kiện - 14/11/2024 14:54
Hà Nội giảm 53 đơn vị hành chính cấp xã vào năm 2025
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã quyết định sắp xếp 109 đơn vị hành chính cấp xã để hình thành 56 đơn vị hành chính cấp xã mới tại Hà Nội từ ngày 1/1/2025.
Sự kiện - 14/11/2024 11:31
Hà Nội bổ sung kế hoạch sử dụng đất năm 2024 quận Bắc Từ Liêm
Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Trọng Đông vừa ký ban hành quyết định về việc điều chỉnh, bổ sung kế hoạch sử dụng đất năm 2024 quận Bắc Từ Liêm.
Sự kiện - 14/11/2024 10:06
Hà Nội ủy quyền cải tạo, xây dựng lại các nhà chung cư
Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành quyết định về việc ủy quyền thực hiện cải tạo, xây dựng lại các nhà chung cư trên địa bàn.
Sự kiện - 14/11/2024 09:39
Chính phủ: Đề xuất thành lập Ban Chỉ đạo về tinh gọn bộ máy trước 20/11
Chính phủ giao Bộ Nội vụ khẩn trương đề xuất việc thành lập Ban Chỉ đạo, Tổ giúp việc về tinh gọn bộ máy trước ngày 20/11/2024.
Sự kiện - 14/11/2024 08:35
Đề nghị kỷ luật nguyên Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể
Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị xem xét kỷ luật ông Nguyễn Văn Thể, nguyên Bộ trưởng Bộ GTVT.
Sự kiện - 13/11/2024 20:58
Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét việc sắp xếp đơn vị hành chính của Hà Nội
Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét, quyết định việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025 của Hà Nội.
Sự kiện - 13/11/2024 17:32
Hà Nội dự kiến chi gần 10.000 tỷ đồng mỗi năm tăng thu nhập cho công chức
Nhằm động viên, khuyến khích đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, Hà Nội dự kiến chi hơn 9.900 tỷ đồng/năm để tăng thêm thu nhập cho nhóm đối tượng này.
Sự kiện - 13/11/2024 16:47
Bộ trưởng GTVT nói gì về những lo ngại làm đường sắt tốc độ cao?
Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thắng cho biết, trước đây, làm đường sắt đô thị chưa hình dung được hạng mục đầu tư đoàn tàu ra sao thì đến nay, để làm đường sắt tốc độ cao mọi yếu tố đã rõ ràng từ kỹ thuật, hướng tuyến đến công nghệ.
Sự kiện - 13/11/2024 16:13
Đại biểu Hà Nội lo đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam đội vốn, chậm tiến độ
Đại biểu Hà Nội lo ngại tình trạng đội vốn, chậm tiến độ xảy ra tại dự án Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam.
Sự kiện - 13/11/2024 14:12
Chưa tăng tiền lương công chức, lương hưu, trợ cấp trong năm 2025
Quốc hội quyết định chưa tăng lương khu vực công, lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng, trợ cấp ưu đãi người có công năm 2025.
Sự kiện - 13/11/2024 13:01
Hà Nội: Sự hài lòng của người dân là sản phẩm cuối cùng của cải cách hành chính
"Hà Nội có mục tiêu lấy người dân làm trung tâm, chủ thể để xây dựng chủ trương chính sách, sự hài lòng của người dân là sản phẩm cuối cùng của cải cách hành chính", Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Hà Minh Hải nhấn mạnh.
Sự kiện - 13/11/2024 12:00
Hà Nội tổ chức vòng chung khảo cuộc thi tìm kiếm ý tưởng, giải pháp cải cách hành chính
TP. Hà Nội sẽ tổ chức vòng chung khảo cuộc thi tìm kiếm ý tưởng, giải pháp cải cách hành chính TP. Hà Nội năm 2024 vào ngày 16/11.
Sự kiện - 13/11/2024 11:28
Dự án Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam chính thức trình Quốc hội
Sự kiện - 13/11/2024 10:54
Phát triển nguồn nhân lực sẽ tạo nguồn lực cho kinh tế - xã hội
Đề án Chiến lược phát triển nguồn nhân lực đến năm 2030, tầm nhìn 2050 được kỳ vọng sẽ giải quyết những điểm nghẽn về nhân lực, đáp ứng yêu cầu nhân lực trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.
Sự kiện - 13/11/2024 08:33
- Đọc nhiều
Đáng đọc
- Đáng đọc
Đại gia Rolls Royce Ninh Bình vừa bị khởi tố là ai?
Tài chính - Update 1 week ago
Đại gia Nguyễn Cao Trí 'thao túng' cựu cán bộ Thanh tra Chính phủ ra sao?
Pháp luật - Update 1 week ago
Doanh nghiệp Việt 'lội ngược dòng' nhờ thương mại điện tử
Thị trường - Update 1 week ago
Đằng sau mức định giá tỷ đô của Sacombank tại một dự án nghỉ dưỡng
Tài chính - Update 1 week ago