Nhiều doanh nghiệp du lịch không thể vượt qua 'cơn bão' COVID-19

Nhàđầutư
Ông Nguyễn Sơn Thủy, Phó Chủ tịch Hiệp hội du lịch Quảng Nam cho biết, nhiều doanh nghiệp đã không thể vượt qua khủng hoảng, phải đóng cửa, rút khỏi thị trường. Có giai đoạn 100% doanh nghiệp du lịch đã phải dừng hoạt động, có đến 14.000 lao động mất việc làm, chưa kể lực lượng lao động tự do.
THÀNH VÂN
26, Tháng 11, 2022 | 12:59

Nhàđầutư
Ông Nguyễn Sơn Thủy, Phó Chủ tịch Hiệp hội du lịch Quảng Nam cho biết, nhiều doanh nghiệp đã không thể vượt qua khủng hoảng, phải đóng cửa, rút khỏi thị trường. Có giai đoạn 100% doanh nghiệp du lịch đã phải dừng hoạt động, có đến 14.000 lao động mất việc làm, chưa kể lực lượng lao động tự do.

Sáng 26/11, Hiệp hội du lịch tỉnh Quảng Nam tổ chức Hội thảo "Chia sẻ kinh nghiệm, giải pháp ứng phó khủng hoảng COVID".

Ông Nguyễn Sơn Thủy, Phó Chủ tịch Hiệp hội du lịch Quảng Nam cho biết, đại dịch COVID-19 đã ghi dấu ấn vào lịch sử khủng hoảng của nhân loại. Với những diễn biến rất phức tạp, kéo dài, có những lúc doanh nghiệp hoang mang không biết lúc nào được phục hồi.

"Tại Quảng Nam, nhiều doanh nghiệp đã không thể vượt qua khủng hoảng, phải đóng cửa, rút khỏi thị trường. Có giai đoạn 100% doanh nghiệp du lịch đã phải dừng hoạt động, có đến 14.000 lao động mất việc làm, chưa kể lực lượng lao động tự do", ông Thủy thông tin.  

Tương tự, ông Trần Quốc Quân, Phó Trưởng phòng Lao động – Việc làm (Sở LĐ-TB&XH Quảng Nam) cho hay, giai đoạn 2020-2021, trong bối cảnh tình hình quốc tế, trong nước có những biến động lớn do tác động của đại dịch COVID-19, hầu hết các ngành, lĩnh vực của nền kinh tế chịu ảnh hưởng nặng nề, nhiều hoạt động kinh tế - xã hội của địa phương ngưng trệ. Trong đó, du lịch là ngành bị ảnh hưởng sớm, nặng nề và kéo dài nhất. 

z3911769628086_f2589a4657751a4c7a214f4bfc9b5e1c

Sáng 26/11, Hiệp hội du lịch tỉnh Quảng Nam tổ chức Hội thảo "Chia sẻ kinh nghiệm, giải pháp ứng phó khủng hoảng COVID". Ảnh: Thành Vân.

"Dự báo trong thời gian tới sẽ còn khó khăn do suy thoái kinh tế thế giới, lạm phát tăng, giá cả mặt hàng leo thang, người dân các nước trên thế giới thắt chặt chi tiêu, các doanh nghiệp sẽ đối phó với những thử thách mới. Hy vọng với sự điều hành của Chính phủ ưu tiên giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn, các doanh nghiệp sẽ nhanh chóng phục hồi và phát triển", ông Quân nói.  

Trong khi đó, bà Nguyễn Thị Ngọc Lan, Tổng Giám đốc Công ty CP Dịch vụ Du lịch Hội An cho biết, thời gian trước đại dịch, đơn vị đang có nguồn nội lực khá ổn định, hoạt động kinh doanh chưa bao giờ thua lỗ, cổ tức dao động từ 12-20%. Thế nhưng, sau những tác động của đại dịch, doanh nghiệp đã chấp nhận đóng cửa một thời gian, thu hẹp kinh doanh, duy trì hoạt động ở mức tối thiểu, bảo vệ tài sản doanh nghiệp và triển khai nghiêm ngặt các biện pháp phòng chống dịch.

"Khi Chính phủ chuyển hướng từ chủ trương "ZERO COVID-19" sang thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát dịch bệnh đi đôi phát triển kinh tế, chúng tôi đã quyết tâm vượt khó, triển khai các giải pháp căn cơ nhằm tạo việc làm cho người lao động, duy trì hoạt động kinh doanh phù hợp với điều kiện thực tế. Chúng tôi đã nghiên cứu thị trường, điều chỉnh sản phẩm phù hợp, ưu tiên thị trường du lịch nội địa, nội địa gần. Chú trọng phát triển theo hướng đặt sức khoẻ con người lên hàng đầu, hướng đến du lịch nghỉ dưỡng, du lịch xanh", ba Lan thông tin. 

Screen Shot 2022-11-26 at 12.22.22

Nhiều doanh nghiệp du lịch ở Quảng Nam đã không thể vượt qua khủng hoảng, phải đóng cửa, rút khỏi thị trường. Ảnh: Thành Vân.

Theo bà Lan, doanh nghiệp đã tập trung công tác đào tạo và đào tạo lại cho đội ngũ người lao động hiện có, kể cả lao động đang tạm hoãn hợp đồng để kịp thời đáp ứng yêu cầu phục vụ khách. Tập trung nguồn lực để sửa chữa, nâng cấp tài sản, trang thiết bị theo mức độ ưu tiên cấp thiết, phù hợp với nguồn lực thực sự cần thiết nhằm đáp ứng yêu cầu phục vụ du khách...

Theo khảo sát của CLB Nhân sự du lịch Quảng Nam, hiện tại số lượng khách sạn, nhà hàng mở cửa trở lại vẫn chưa đạt 100%. Đặc biệt, có đến 95% đơn vị xác nhận có biến động và thay đổi nhu cầu, đứt gãy chuỗi cung ứng khách hàng, thiếu lao động, thiếu vốn, khó vay ngân hàng, giảm giá sản phẩm dịch vụ, giảm doanh thu...

Cùng với đó, 90% doanh nghiệp xác nhận bị sụt giảm đầu tư, cơ sở hạ tầng, xuống cấp, vốn suy giảm, chính sách du lịch ít được quan tâm, giảm thu nhập từ du lịch...

Hiện tại, các doanh nghiệp du lịch vẫn mong muốn được hỗ trợ, cùng với đó, xây dựng nhiều sản phẩm mới để giữ chân du khách, khẳng định vị thế Quảng Nam để tăng thời gian lưu trú của du khách. Song song, tiếp tục triển khai chính sách giảm thuế, giảm lãi suất ngân hàng.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ