Nhiều cửa hàng ở Đà Nẵng chuyển sang kinh doanh trực tuyến vì dịch Covid-19

Nhàđầutư
Trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, các kênh bán hàng truyền thống có phần chững lại, thay vào đó khách hàng chuyển mạnh sang mua hàng trực tuyến (online), đặt và giao hàng tại nhà. Để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, nhiều cửa hàng trên địa bàn TP. Đà Nẵng chuyển sang kinh doanh trực tuyến.
NGUYỄN VÂN
18, Tháng 03, 2020 | 17:14

Nhàđầutư
Trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, các kênh bán hàng truyền thống có phần chững lại, thay vào đó khách hàng chuyển mạnh sang mua hàng trực tuyến (online), đặt và giao hàng tại nhà. Để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, nhiều cửa hàng trên địa bàn TP. Đà Nẵng chuyển sang kinh doanh trực tuyến.

Dịch COVID-19 đang tiếp tục có những diễn biến phức tạp. Trước lo ngại về dịch bệnh có thể lây lan, nhiều người dân đã chuyển sang hình thức mua hàng trực tuyến, thanh toán online thay vì phải đến trực tiếp các cửa hàng, siêu thị...

Chị Nguyễn Thị Nhật Lệ, chủ shop quần áo trên đường Thái Phiên (TP. Đà Nẵng) cho biết, dịch bệnh đã khiến nhiều người dân lo ngại khi đến những điểm đông người, khiến cửa hàng chị giảm hơn 60% lượng khách đến mua hàng trực tiếp tại shop.

Tuy nhiên, theo chị Lệ, để bù lại lượng khách này, shop của chị đã đẩy mạnh hơn kênh bán hàng online, giới thiệu sản phẩm qua zalo, facebook và khuyến khích khách hàng thanh toán online bằng các chương trình khuyến mại, giảm giá.

anh 1 (5)

Nhiều cửa hàng đẩy mạnh kinh doanh trực tuyến trong mùa dịch COVID-19 (Ảnh minh hoạ).

“Mùa dịch COVID-19 ảnh hưởng nhiều đến việc kinh doanh cũng như thu nhập của người dân. Nhưng tận dụng việc bán hàng qua mạng, doanh thu của shop cũng cải thiện hơn, tổng lượng hàng bán ra tăng thêm được khoảng 20% so với khi không thực hiện mua bán online”, chị Lệ chia sẻ. 

Tương tự, chị Trần Thị Vân, đại diện cửa hàng thực phẩm sạch Lá Tươi Famr trên đường Lê Lợi (TP. Đà Nẵng) cho biết, việc bán hàng thông qua các kênh trực tuyến như zalo, facebook hiện thu hút đông lượng người theo dõi. Từ đó doanh số bán ra của cửa hàng cũng tăng nhanh, số lượng hàng bán online tăng hơn 30% so với ngày thường.

Theo chị Vân, việc thay đổi kinh doanh, đặc biệt là bán hàng trực tuyến đồng thời giao hàng tận nơi đã đem lại doanh thu kha khá trong mùa dịch. 

Không chỉ các cửa hàng, người bán online có số lượng đơn hàng ổn định trong mùa COVID-19, mà các hàng ăn uống tại TP. Đà Nẵng, số lượng “đơn ship” thông qua các ứng dụng Grab, Foody cũng tăng lên trông thấy.  

Theo ghi nhận của phóng viên, tại các cửa hàng ăn uống trên địa bàn thành phố, vào những giờ cao điểm các shiper phải xếp hàng dài để mua hàng. Trong thời điểm này các kênh bán hàng truyền thống lại có phần chững lại thì doanh số bán hàng thông qua kênh trực tuyến có dấu hiệu tăng trưởng mạnh.

anh 2

Việc bán hàng qua điện thoại, zalo, facebook và giao hàng tận nhà nhằm phục vụ tối đa cho khách hàng.

Theo đại diện cửa hàng Mộc tea (đường Hà Văn Tính, quận Liên Chiểu) cho biết, từ ngày dịch COVID-19 bùng phát tại Đà Nẵng, lượng khách đến với quán để uống trực tiếp giảm hẳn. Tuy nhiên, lượng khách đặt hàng qua các ứng dụng tăng đột bến, khung giờ từ 19 giờ đến 21 giờ là thời điểm bán chạy nhất tại cửa hàng.

Trước nỗi lo lây lan dịch COVID-19, nhiều người dân hạn chế ra đường, đến những nơi đông người, thì việc mua sắm trực tiếp là việc lựa chọn bất đắc dĩ. Thay vào đó, người dân tìm đến những cách thức mua sắm mới thời 4.0 như đặt hàng trên mạng, gọi điện trực tiếp tới cửa hàng để được phục vụ, gọi người nhờ mua hàng trực tiếp tại cửa hàng và siêu thị.

Ông Phan Thống, Giám đốc siêu thị Co.opmat Đà Nẵng cho biết, trước những diễn biến phức tạp của COVID-19, người dân lo ngại khi đến các trung tâm thương mại, tập trung đông người nên trong thời gian gần đây số lượng đơn hàng đặt qua điện thoại, zalo, và facebook của siêu thị Co.opmart tăng gấp đôi so với bình thường.

anh 3 (4)

Các shipper thường tập trung tại các điểm “nóng” để tiện cho việc mua hàng, đặt đơn từ khách.

Anh Văn Thanh Tùng, chạy đơn Now cho hay, những ngày vừa qua, lượng đơn hàng từ các quán ăn, nước uống đều tăng rất mạnh. Nguyên nhân là do người dân lo ngại dịch bệnh không tập trung ra ngoài ăn uống nên đơn hàng quá tải lúc cao điểm trong ngày.

Tuy nhiên, trước tình hình dịch bệnh, nhiều cửa hàng chuyển sang kinh doanh online, vận chuyển hàng nhanh để thu hút khách, tăng doanh thu. Do đó, người tiêu dùng cần lựa chọn những cửa hàng uy tín, các đơn vị vận chuyển uy tín, tránh những trường hợp mua hàng không đúng chất lượng, sai mẫu mã…

Anh Lê Văn Tâm (sinh sống tại TP. Đà Nẵng) cho hay, hạn chế của việc mua hàng trực tuyến là không thể trực tiếp thử, kiểm tra sản phẩm, chất lượng nên nhiều khi sản phẩm không được như kỳ vọng. Đồng thời, khi mua hàng online việc giao hàng cũng phải chờ đợi.

Theo anh Tâm, nhằm hạn chế ra ngoài tiếp xúc với nhiều người trong lúc dịch bệnh diễn biến như hiện nay thì mua sắm online vẫn được anh và nhiều người tiêu dùng lựa chọn.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25170.00 25172.00 25472.00
EUR 26456.00 26562.00 27742.00
GBP 30871.00 31057.00 32013.00
HKD 3176.00 3189.00 3292.00
CHF 27361.00 27471.00 28313.00
JPY 160.49 161.13 168.45
AUD 15933.00 15997.00 16486.00
SGD 18272.00 18345.00 18880.00
THB 671.00 674.00 701.00
CAD 18092.00 18165.00 18691.00
NZD   14693.00 15186.00
KRW   17.52 19.13
DKK   3553.00 3682.00
SEK   2267.00 2353.00
NOK   2251.00 2338.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ