Nhà đầu tư EU nói thẳng lý do ngại tham gia dự án BOT Việt Nam

Nhàđầutư
Đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) cho rằng, thủ tục cấp phép phức tạp, khó khăn trong việc ký kết hợp đồng, rủi ro tham nhũng cao,... là những thách thức khi đầu tư vào các dự án BOT giao thông tại Việt Nam.
HỒ MAI
13, Tháng 12, 2017 | 15:40

Nhàđầutư
Đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) cho rằng, thủ tục cấp phép phức tạp, khó khăn trong việc ký kết hợp đồng, rủi ro tham nhũng cao,... là những thách thức khi đầu tư vào các dự án BOT giao thông tại Việt Nam.

Chia sẻ với Nhadautu.vn bên ngoài hành lang Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam thường niên (VBF) 2017, ông Gavin Smith - Phó Chủ tịch Ủy ban Phát triển xanh của EuroCham cho biết, nhà đầu nước ngoài vẫn ngại tham gia vào các dự án BOT giao thông tại Việt Nam vì một số thách thức như thủ tục cấp phép phức tạp, khó khăn trong việc ký kết hợp đồng và rủi ro tham nhũng cao.

eurocham

Ông Gavin Smith, Phó Chủ tịch Ủy ban Phát triển xanh của EuroCham.

Ông Gavin Smith cũng nhấn mạnh tham nhũng chính là thách thức lớn nhất đối với nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư tại Việt Nam.

Cùng trao đổi với Nhadautu.vn  vấn đề này, bà Almut Roessner, Giám đốc điều hành EuroCham cho hay, các nhà đầu tư EU cũng tham gia nhiều dự án như đường sắt đô thị tại các quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, các dự án này phải đáp ứng được các tiêu chuẩn quốc tế.

Giám đốc EuroCham cho hay hiện EU cũng có dự án đầu tư lớn vào hạ tầng tại Việt Nam, có thể kể đến như tập đoàn Rent-A-Port của Bỉ, đầu tư tổ hợp Khu công nghiệp Đình Vũ (Deep-C) tại Hải Phòng. Theo bà, các nhà đầu tư EU mong muốn tham gia nhiều dự án tại khu vực này trong nhiều lĩnh vực như sản xuất, thực phẩm,...

Tại Diễn đàn VBF 2017, ông Tomaso Andreatta, Phó Chủ tịch EuroCham chia cho biết, các công ty châu Âu có mặt tại Việt Nam nói chung đã hoạt động tích cực để phát triển kinh doanh, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng không tương đồng với các nhà đầu tư châu Á. "Trên thực tế, chúng tôi nhận thấy năm ngoái một số nhà đầu tư quy mô lớn trong lĩnh vực phân phối đã rút khỏi Việt Nam", ông Tomaso Andreatta nói.

eurcham

Ông Tomaso Andreatta, Phó Chủ tịch EuroCham tại Diễn đàn VBF 2017. Ảnh: MPI

Ông Tomaso Andreatta cũng đề cập đến các thách thức trong việc thu hút đầu tư nước ngoài vào cơ sở hạ tầng tại Việt Nam. Theo ông, các dự án theo mô hình hợp tác công – tư (PPP) thực sự dựa trên các tiêu chí tài chính về doanh thu đáng tin cậy, các quy tắc được xác định xuyên suốt dự án hoặc việc thực hiện các chính sách ưu đãi thực sự vốn là cách duy nhất để thu hút nguồn đầu tư tư nhân quốc tế "vẫn chưa được đảm bảo". 

Phó Chủ tịch EuroCham kêu gọi nỗ lực của Chính phủ trong việc xử lý các trường hợp của tham nhũng của nhân viên trong các cơ quan Nhà nước. Giải pháp đòn bẩy chính là trả mức lương xứng đáng cho các nhân viên cấp thấp, còn ở cấp cao hơn cần cải thiện cơ chế minh bạch, tạo niềm tự hào cống hiến cho quốc gia.

Lãnh đạo EuroCham cũng cho rằng, cần giảm thiểu các yêu cầu chồng chéo hoặc mâu thuẫn của các đơn vị hành chính, gây lãng phí tài chính hay thuế.

"Thuế nhà thầu phải được các cơ quan chức năng đồng ý, chính sách một cửa quốc gia cần được thực hiện đầy đủ, chính sách thanh toán bằng ngoại tệ qua internet cần được tạo điều kiện hơn nữa để thực thi", đại diện doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam kiến nghị.

Trước đó, trao đổi với Nhadautu.vn trước thềm Diễn đàn VBF 2017, ông Adam Sitkoff, Giám đốc điều hành Hiệp hội Thương mại Hoa Kỳ (AmCham) tại Hà Nội đã chỉ ra một số lý do về việc đến nay các nhà đầu tư Mỹ không đầu tư vào các dự án BOT giao thông tại Việt Nam.

Trong đó, Giám đốc AmCham chỉ ra nguyên nhân hàng đầu là tình trạng tham nhũng tại các dự án trước đó. "Trước khi tham gia bất kỳ lĩnh vực nào, dự án nào, chúng tôi cũng sẽ tìm hiểu thông qua các nhà đầu tư trong nước trước", ông Adam cho biết dù cũng đánh giá cao về xây dựng cơ sở hạ tầng của Việt Nam.

"Hiện có rất nhiều dự án xây dựng sân bay, tàu điện ngầm tại Trung Quốc, Nhật Bản mà Chính phủ Mỹ rất muốn hợp tác. Chính phủ Mỹ không hứng thú với việc đầu tư lớn vào những dự án như BOT", Giám đốc Amcham nói thêm.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25188.00 25488.00
EUR 26599.00 26706.00 27900.00
GBP 30785.00 30971.00 31939.00
HKD 3184.00 3197.00 3301.00
CHF 27396.00 27506.00 28358.00
JPY 160.58 161.22 168.58
AUD 16138.00 16203.00 16702.00
SGD 18358.00 18432.00 18976.00
THB 669.00 672.00 700.00
CAD 18250.00 18323.00 18863.00
NZD   14838.00 15339.00
KRW   17.68 19.32
DKK   3572.00 3703.00
SEK   2299.00 2388.00
NOK   2277.00 2366.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ