Nguyên Phó Tổng giám đốc Vietnam Airlines Phan Xuân Đức làm CEO Vinpearl Air

Trước khi được Vingroup mời về làm Tổng Giám đốc của Vinpearl Air, ông Phan Xuân Đức từng là một trong những cơ trưởng máy bay Boeing kỳ cựu, giữ chức Phó Tổng giám đốc của Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines). Với hơn 30 năm kinh nghiệm trong ngành hàng không.
CHU KÝ
23, Tháng 08, 2019 | 15:32

Trước khi được Vingroup mời về làm Tổng Giám đốc của Vinpearl Air, ông Phan Xuân Đức từng là một trong những cơ trưởng máy bay Boeing kỳ cựu, giữ chức Phó Tổng giám đốc của Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines). Với hơn 30 năm kinh nghiệm trong ngành hàng không.

Cụ thể, tại hãng hàng không Vietnam Airlines, ông  Đức giữ vai trò Phó Tổng giám đốc từ năm 2008 và nghỉ hưu vào cuối năm 2017. Thời điểm công tác tại hang hàng không này, ông Đức còn là Chủ tịch HĐQT CTCP Đào tạo Bay Việt.

Theo Vingroup, ông Đức đã tham gia dự án hàng không của Vingroup từ những ngày đầu và được bổ nhiệm giữ chức vụ Tổng Giám đốc của Vinpearl Air - hãng hàng không đang trong quá trình xin giấy phép của tỷ phú Phạm Nhật Vượng.

photo-1-156647320322882754139

Ông Phan Xuân Đức làm Tổng giám đốc Vinpearl Air.

Trước đó, vị trí Tổng giám đốc Vinpearl Air do bà Nguyễn Thanh Hương (sinh năm 1972) đảm nhiệm. Nhưng thông tin trong đăng ký kinh doanh gần nhất cho thấy, đầu tháng 7/2019 vừa rồi, bà Hương đã rời vị trí CEO để chuyển sang giữ vai trò Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm người đại diện theo pháp luật của Vinpearl Air.

Ông Phan Xuân Đức sinh năm 1957, là cơ trưởng kỳ cựu của ngành hàng không Việt Nam, được biết đến là một trong những người Việt đầu tiên cầm lái máy bay Boeing. có hơn 30 năm gắn bó với nghề phi công.

Trên vai trò Tổng giám đốc Vinpearl Air, ông Đức đã có những chia sẻ đầu tiên về công tác tuyển sinh khóa 1, dự kiến sẽ lên tới 400 học viên phi công, của Trường Đào tạo nhân lực kĩ thuật cao ngành Hàng không (thuộc Tập đoàn Vingroup).

Ông Đức cho biết , học viên trúng tuyển sẽ trải qua 26 tháng đào tạo. Trong đó, thời gian học tại nước ngoài tại Mỹ hoặc Australia mất 12 tháng để lấy bằng quốc tế PPL (bằng lái máy bay tư nhân), CPL (bằng lái máy bay thương mại) và chứng chỉ MEIR (chứng chỉ vận hành máy bay đa động cơ). Tiếp đó, học viên sẽ được học tại Việt Nam trong 14 tháng để lấy chứng chỉ ATPL (chứng chỉ phi công vận tải hàng không), MCC (chương trình huấn luyện “Phối hợp tổ bay nhiều thành viên”), JF (bay làm quen trên máy bay phản lực).

Dự án lập hãng hàng không Vinpearl Air đã nhận được sự ủng hộ từ Cục hàng không Việt Nam khi đánh giá dự án "đủ điều kiện lập hãng hàng không". Cơ quan này cũng đề xuất Bộ Giao thông Vận tải kiến nghị Thủ tướng xem xét, chấp thuận chủ trương đầu tư.

Theo đề án của Vinpearl Air, với tổng vốn đầu tư 4.700 tỷ đồng, dự án dự kiến khai thác cả nội địa và quốc tế từ tháng 7/2020, khởi đầu với đội bay 6 chiếc. Sau đó, mỗi năm, Vinpearl Air sẽ khai thác thêm 6 chiếc, nâng tổng số tàu bay lên 36 chiếc vào năm 2025. Hãng dự kiến chọn Nội Bài làm sân bay căn cứ với 2 chỗ đỗ tàu bay qua đêm năm 2020.

Trung bình hàng năm Vinpearl Air sẽ đưa vào khai thác 6 máy bay và đến năm 2025 đội bay đạt 36 chiếc. Dự kiến khai thác các loại máy bay thân hẹp Airbus A320, A321 hoặc Boeing B737 và máy bay thân rộng Airbus A330, A350 hoặc Boeing 787.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25170.00 25172.00 25472.00
EUR 26456.00 26562.00 27742.00
GBP 30871.00 31057.00 32013.00
HKD 3176.00 3189.00 3292.00
CHF 27361.00 27471.00 28313.00
JPY 160.49 161.13 168.45
AUD 15933.00 15997.00 16486.00
SGD 18272.00 18345.00 18880.00
THB 671.00 674.00 701.00
CAD 18092.00 18165.00 18691.00
NZD   14693.00 15186.00
KRW   17.52 19.13
DKK   3553.00 3682.00
SEK   2267.00 2353.00
NOK   2251.00 2338.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ