Nghìn tỷ cho 'sữa học đường': Vì sao nhiều bậc cha mẹ còn băn khoăn?

Nhàđầutư
Chương trình Sữa học đường được Chính phủ quyết định triển khai với mục tiêu cải thiện thể lực và tầm vóc cho thế hệ tương lai của đất nước. Tuy nhiên, nhiều người lo ngại việc triển khai liệu có đảm bảo được đúng mục tiêu đặt ra.
NGUYỄN TRANG
01, Tháng 10, 2018 | 06:30

Nhàđầutư
Chương trình Sữa học đường được Chính phủ quyết định triển khai với mục tiêu cải thiện thể lực và tầm vóc cho thế hệ tương lai của đất nước. Tuy nhiên, nhiều người lo ngại việc triển khai liệu có đảm bảo được đúng mục tiêu đặt ra.

IMG_2671

Điều quan trọng nhất của chương trình Sữa học đường phải là sữa tươi tiệt trùng, đảm bảo bổ sung đầy đủ vi chất dinh dưỡng và đạt được mục tiêu can thiệp dinh dưỡng cho trẻ

Chương trình Sữa học đường theo quyết định đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhằm cải thiện tình trạng dinh dưỡng, góp phần nâng cao tầm vóc trẻ đến năm 2020. 

Hiện nay, cả nước có 10 tỉnh/thành triển khai chương trình sữa học đường với ý nghĩa nhân văn và đạt được những kết quả khả quan trong cải thiện tình trạng thể chất của các em học sinh, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp coi và nhẹ cân của các địa phương.

Đề án “Sữa học đường cải thiện tình trạng dinh dưỡng góp phần nâng cao tầm vóc trẻ em mẫu giáo và học sinh tiểu học trên địa bàn TP Hà Nội, giai đoạn 2018-2020” đã được UBND TP Hà Nội phê duyệt để triển khai từ năm học này đến hết năm 2020.

Theo đó, đề án hướng đến mục tiêu trẻ em mẫu giáo và tiểu học được uống ít nhất một ly sữa mỗi ngày. Chi phí cho mỗi hộp sữa sẽ được ngân sách hỗ trợ 30%, doanh nghiệp cung cấp sữa hỗ trợ 20%, phụ huynh đóng góp 50%.

Riêng đối với trẻ em thuộc diện hộ nghèo và cận nghèo, người dân tộc thiểu số, thuộc diện chính sách sẽ được hỗ trợ toàn bộ (trong đó, ngân sách chi trả 50%, doanh nghiệp 50%). Đặc biệt, đây là chương trình tự nguyện, không bắt buộc tất cả học sinh phải tham gia.

Chất lượng sữa phải đảm bảo

Dù thừa nhận sữa học đường là chương trình tốt, nên thực hiện, song không ít phụ huynh tỏ ra lo lắng, có phần e ngại bởi nhà trường thông báo đăng ký khi chưa có thông tin DN trúng thầu cung cấp sữa.

Trên diễn đàn mạng xã hội, một số bậc phụ huynh lo lắng, nếu thực hiện chương trình sữa học đường thì liệu chất lượng sữa con họ uống có được đảm bảo, loại sữa con họ uống vào hàng ngày là sữa gì. Ai là người sẽ kiểm soát về chất lượng sữa mà các em học sinh uống? Khi uống sữa tại trường, các em có được cầm vỏ hộp sữa đó về nhà không? Bằng cách nào để bố mẹ - người bỏ tiền biết được chất lượng loại sữa mà con mình uống hàng ngày về: khối lượng, hàm lượng, thời hạn…

Trước những băn khoăn của dư luận về vấn đề này, lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội khẳng định, dù bất kỳ hãng sữa nào trúng thầu cũng phải đầy đủ các tiêu chuẩn về mặt kỹ thuật, về mặt dinh dưỡng mà Bộ Y tế đưa ra.

Ông Phạm Xuân Tiến, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cho biết, đến thời điểm này, Sở và các đơn vị liên quan đang triển khai bán hồ sơ mời thầu và đã có 7 đơn vị đăng ký tham gia. Ngày 1/10 Hà Nội sẽ tổ chức đấu thầu nhà cung cấp sữa học đường. Sau khi có kết quả, Sở sẽ công bố tên đơn vị trúng thầu tới tất cả phụ huynh.

Ngày 28/9/2016, Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 5450/BYT về việc Quy định tạm thời đối với sản phẩm sữa tươi phục vụ Chương trình Sữa học đường, do đó sữa tươi sử dụng trong Chương trình Sữa học đường phải đạt tiêu chuẩn theo QCVN 5:1-2010/BYT.

Vì thế, chương trình này quan trọng nhất là sữa phải tốt, phải là sữa tươi tiệt trùng, đảm bảo bổ sung đầy đủ vi chất dinh dưỡng và đạt được mục tiêu can thiệp dinh dưỡng cho trẻ.

Các vi chất dinh dưỡng có vai trò hết sức quan trọng đối với phát triển toàn vẹn về thể lực và trí tuệ của trẻ tuổi lứa tuổi học đường, đặc biệt trẻ vị thành niên. Các thiếu hụt vi chất dinh dưỡng phổ biến nhất và gây ảnh hưởng rõ rệt lên năng lực và thành tích học tập của trẻ lứa tuổi học đường bao gồm: sắt, kẽm, vitamin A và và vitamin D.

Việc nghiên cứu và bổ sung vi chất dinh dưỡng phù hợp vào sữa học đường mới cải thiện được các vấn đề thiếu vi chất dinh dưỡng ở trẻ mẫu giáo, tiểu học.

Tập đoàn TH là đơn vị đầu tiên nhận thức ra vấn đề đó. Với khát khao cháy bỏng cải thiện giống nòi Việt, Tập đoàn TH đã tích cực thúc đẩy việc triển khai xây dựng mô hình Sữa học đường, tiên phong đi đầu trong việc nghiên cứu, thử nghiệm sữa tươi công thức bổ sung vi chất dinh dưỡng cho lứa tuổi học đường. Trong đó mô hình đầu tiên cũng đã triển khai tại huyện Nghĩa Đàn, Nghệ An năm 2014 được đánh giá là nghiêm túc, khoa học và có triển khai những nhóm đối chứng minh bạch.

Đây là mô hình được phối hợp với Viện dinh dưỡng Quốc gia thực hiện tại 15 trường mẫu giáo và tiểu học với 3.600 trẻ thuộc huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An. Trong đó có xử lý số liệu chọn 240 trẻ bị thấp còi cho đánh giá khẩu phần và thiếu vi chất dinh dưỡng bằng xét nghiệm máu, vitamin A, kẽm và Hb trước và sau khi uống sữa. Trong đó, nhóm trẻ này được chia làm 2 nhóm: can thiệp và đối chứng, nhóm can thiệp được uống 2 hộp sữa 180ml trong 1 ngày.

Kết luận cho thấy Sữa tươi tiệt trùng Sữa học đường của Tập đoàn TH đã có hiệu quả cải thiện tình trạng dinh dưỡng và vi chất dinh dưỡng của trẻ em, cụ thể là đã giảm được tỉ lệ thấp còi ở mẫu giáo; giảm tỉ lệ suy dinh dưỡng, nhẹ cân, thể gầy còm; cải thiện đáng kể tình trạng thiếu máu và thiếu kẽm ở học sinh tiểu học.

IMG_8832

Tập đoàn TH đã triển khai chương trình Sữa học đường rất tốt tại tỉnh Nghệ An trong 3 năm qua

Mới đây, sữa tươi tiệt trùng TH School MILK – sản phẩm ấn tượng của tập đoàn TH đã “ẵm trọn” giải Vàng xuất sắc nhất tại WorldFood Moscow 2018. Trước đó, TH school MILK và Dự án Sữa học đường của TH đã nhận Giải thưởng Sáng kiến tốt nhất về sức khỏe học đường (Best Health Education Initiative awards). Tháng 5/2015, TH school MILK cũng đã được trao giải thưởng Sản phẩm thực phẩm tốt nhất Asean.

Đây cũng là sản phẩm đầu tiên được Bộ Y tế xác nhận hiệu quả trong nghiên cứu cải thiện tình trạng dinh dưỡng và vi chất dinh dưỡng của trẻ em. Trong đó, tất cả các nguyên liệu sử dụng đều có nguồn gốc tự nhiên, được bổ sung hỗn hợp các chất khoáng và vi chất giúp tăng cường trí lực và thể lực của trẻ em Việt Nam.

Không ép buộc đăng ký tham gia 

Ông Tiến khẳng định, việc tham gia đề án này là hoàn toàn tự nguyện. Phụ huynh có thể đăng ký cho con tham gia ở bất kỳ thời điểm nào và cũng có thể tạm dừng bất cứ lúc nào khi không có nhu cầu. Hiện nay phụ huynh đăng ký cho con tham gia khi chưa biết công ty nào trúng thầu, nhưng đến khi có đầy đủ thông tin rồi mà thấy không yên tâm thì vẫn có thể rút lại đăng ký.

Tuy nhiên, theo ông Tiến, mục tiêu của đề án là bổ sung dưỡng chất cần thiết trong giai đoạn phát triển thể lực cho trẻ em của thành phố nên mong muốn của ngành giáo dục đào tạo là các trường tổ chức tuyên truyền để phụ huynh hiểu chính xác, đầy đủ về mục đích, ý nghĩa.

Trên thế giới hiện có 56 nước tham gia và hưởng ứng Ngày Sữa học đường thế giới do Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc phát động. Ở hầu hết các quốc gia này (trừ Malaysia), sữa học đường được làm từ sữa tươi. Cụ thể là sữa tươi nguyên chất bổ sung vi chất dinh dưỡng hoặc sữa tươi nguyên chất 100% như Nhật Bản.

Các nước, đặc biệt là các nước tiên tiến sử dụng tới 97% sữa tươi để uống, còn lại sử dụng 3% sữa bột làm sữa công thức. 

Tại Việt Nam, tỷ lệ trẻ em bị suy dinh dưỡng thể thấp còi, thể nhẹ cân, thiếu máu,… vẫn ở mức rất cao so với thế giới, trong đó tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thể thấp còi lên tới 24,6% (nguồn: viện dinh dưỡng 2015).

Đặc biệt, tại thời điểm năm 2008, Việt Nam sử dụng tới 92% sữa nước là sữa bột pha lại. Tới thời điểm này sữa bột pha lại vẫn còn tỷ lệ tới 70%, nhiều trẻ em không có cơ hội uống sữa, đặc biệt là sữa tươi. Với các trường mẫu giáo, tiểu học có bán trú, thực trạng sử dụng sữa bột cho trẻ uống vẫn khá phổ biến khiến trẻ không thể tiếp cận nguồn dinh dưỡng quý giá từ sữa tươi.

Với tình trạng như vậy, việc mỗi ngày được bổ sung ít nhất 1 hộp sữa trong bữa ăn học đường thông qua chương trình Sữa học đường là điều cần thiết và nên làm.

Chương trình Sữa học đường đã được Tập đoàn TH thực hiện một cách rất nghiêm túc, khoa học:

Ngày 27/6/2013: Tổ chức hội thảo xin ý kiến ban ngành địa phương về triển khai mô hình sữa học đường tại huyện Nghĩa Đàn - Nghệ An.

Tháng 10/2013: Tổ chức hội nghị tập huấn và triển khai mô hình Sữa học đường cho các trường ở tại huyện Nghĩa Đàn và tiến hành cân đo học sinh.

Tháng 11/2013: Tổ chức hội nghị lấy ý kiến các bộ ban ngành về mô hình Sữa học đường, với sự tham gia hơn 50 cán bộ chuyên ngành từ các bộ ban ngành trên toàn quốc như Bộ Y tế, Bộ Giáo dục & Đào tạo, Văn phòng Chính phủ, Tổng Cục Thể dục Thể thao... Đồng thời, tiến hành chọn lựa một số học sinh tiểu học bị suy dinh dưỡng thấp còi tham gia xét nghiệm máu, đánh giá khẩu phần ăn và tình trạng vi chất dinh dưỡng của trẻ.

Ngày 5/12/2013: Tổ chức Hội thảo góp ý cho bản thảo 3 - Chương trình sữa học đường, với việc lấy ý kiến của hơn 70 cán bộ từ các bộ ban ngành trên toàn quốc: Bộ Y tế, Văn phòng đề án 641, các Sở y tế, Sở GD ĐT, Trung tâm Y tế Dự phòng, Trung tâm Sức khỏe Sinh sản của các tỉnh thành trên cả nước: TP.HCM, Bà Rịa-Vũng Tàu, Nghệ An, Bắc Ninh, Sơn La, Thanh Hóa, Hà Nam, Ninh Bình, Hưng Yên, Hải Dương và Hà Nội...

Ngày 25/03/2014: Tổ chức Hội thảo góp ý cho bản thảo 5 - Chương trình sữa học đường với sự tham gia của hơn 70 cán bộ đến từ 13 Bộ ban ngành bao gồm: Bộ Y tế, Bộ Lao động Thương binh Xã hội, Bộ Giáo dục & Đào tạo, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch Đầu tư, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Bộ Công Thương, Ủy ban Các vấn đề Xã hội Quốc hội, Văn phòng Chính phủ, Đoàn Thanh niên, Tổng Cục Thể dục Thể thao...

Ngày 30/5/2014: Viện Dinh dưỡng VN đã kết thúc quá trình tiến hành cân, đo và lấy máu xét nghiệm hơn 3600 trẻ tại 12 trường mẫu giáo và tiểu học trong dự án uống sữa.

Ngày 20/8/2014: Viện Dinh dưỡng VN tổ chức báo cáo kết quả chi tiết về nghiên cứu lâm sàng tại Hội đồng Khoa học của Viện Dinh dưỡng Quốc gia – Bộ Y tế

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ